Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Nụ cười của em
ID: 34908
Tác giả: Phạm Minh Đức
Lời giới thiệu: Trên chuyến đi tới "sống lưng khủng long" tại Tà Xùa, tỉnh Sơn La, tôi có gặp em. Thoạt hình thì thấy em và mẹ đang ngồi ở giữa trưa vô cùng nắng trên đỉnh "sống lưng khủng long" chỉ để khách du lịch tới tham quan qua, ủng hộ hai mẹ con. Người thì chụp với em tấm ảnh rồi cho em tiền, người thì cho kẹo,... Nhưng chỉ khi nào có người cho em cái gì, em mới thoải mái để mỉm cười. Không biết là ai đã giáo dục em như vậy. Nhưng thật đáng buồn là những tâm hồn bé nhỏ này, lại bị giáo dục một cách không đúng như thế. Với tuổi của các em bây giờ, là được vui chơi, là được hồn nhiên, cười nói. Không phải là lao động, là biết được giá trị của đồng tiền, của những món đồ, của sự thật cuộc sống sớm như vậy. Thấy em ngồi giữa trưa nắng nóng như vậy, tôi mở balo ra tìm xem có đồ gì để đưa cho em không. Đưa tiền thì không được, vì làm vậy nhiều lần, sau này lớn lên sẽ làm hỏng một tâm hồn của đứa nhỏ. Nên tôi đành lấy chai nước suối tặng em. Chắc em khát lắm ! Em nhận chai nước, em mỉm cười thật tươi. Tôi vội rút máy ra chụp vài tấm hình. Khoảnh khắc ấy sao vừa thấy đáng yêu, vừa thấy thương em. Mong các em hãy luôn cười tươi như vậy. Như chính độ tuổi của các em !

0 Votes


Tác phẩm: Trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Quần Chẹt,Tân Sơn,Phú Thọ
ID: 601684
Tác giả: HÀ VĂN LUẬN
Lời giới thiệu: Chiếc áo là điểm nhấn và là phần quan trọng nhất của bộ trang phục. Thân áo là hai khổ vải rộng 30cm, dài khoảng 250cm được gấp làm đôi thành thân trước và thân sau. Để tạo thành thân sau phải khâu hai mép vải từ cổ xuống tới gấu tạo thành một đường ghép ở giữa sống lưng. Hai thân trước để dời nhau. Mỗi thân trước lại được khâu vào với thân sau từ nách xuống tới quá eo, còn lại để xẻ tà. Nẹp áo được đắp bằng vải đỏ hoặc vải trắng. Tay áo là một vuông vải gấp làm đôi theo chiều dọc để khâu thành ống. Gấu tay áo cũng đáp bằng vải trắng hoặc vải đỏ. Yếm có màu chàm, hình chữ nhật, rộng 30cm, dài 40cm. Khi mặc áo, hai thân trước vắt chéo nhau, yếm chỉ lộ phần hai bán cầu bạc và chút ít phần vải chàm. Cái yếm này sẽ làm rạng rỡ thêm khuôn mặt, làm cho màu chàm thêm đậm, thêm duyên, đặc biệt là hỗ trợ đắc lực cho chiếc áo dài không khuy, không dây buộc. Khăn đội đầu là một trong những thứ không thể thiếu của phụ nữ người Dao Quần Chẹt. Khăn đội đầu có hai loại không thêu và thêu họa tiết hình răng cưa, cây thông và chim công. Trong cuộc sống ngày thường đồng bào ít khi buộc khăn này mà chỉ dùng trong những ngày vui, lễ, Tết. Dây lưng làm bằng vải màu chàm đối với người già, bằng lụa đỏ, hồng cánh sen đối với các cô gái và người còn trẻ. Từ dải dây lưng này, người ngoài có thể dễ dàng phân biệt giữa những cô gái chưa chồng và những phụ nữ đã có gia đình, người có chồng thắt một dây lưng, còn con gái thắt hai, ba cái bằng lụa màu khác nhau.

0 Votes


Tác phẩm: Nhảy dù tiếp nước
ID: 599008
Tác giả: Vũ Minh Hiển
Lời giới thiệu: Trung tâm Quốc gia Huấn luyện và Tìm kiếm cứu nạn đường không huấn luyện thành công nội dung nhảy dù tiếp nước “Nhảy dù tiếp nước khác hoàn toàn so với nhảy dù tiếp đất bởi tiềm ẩn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến an toàn khi thực hiện nhiệm vụ như: Gặp khu vực bãi hẹp, nước nông hoặc sâu, nếu thao tác cắt dù không kịp, không đúng thời điểm sẽ bị dù trùm lên người tiềm ẩn nguy cơ sặc nước hoặc dây quấn chân… Để thực hiện nhiệm vụ an toàn, trước đó đã tiến hành huấn luyện mặt đất và tuân thủ tuyệt đối các nội dung huấn luyện, thành thục các yếu lĩnh, động tác, trình tự thoát hiểm khi nhảy dù tiếp nước tại đơn vị, như: Động tác chuẩn bị tiếp nước, lái dù về vị trí cứu hộ, thả trang bị khí tài, cắt dù đúng thời điểm… nhằm hạn chế và loại bỏ tất cả những nguy cơ mất an toàn. Để chuẩn bị cho nội dung huấn luyện này, ngoài túi dù chính, dù phụ nặng gần 20kg, anh còn phải mang thêm các thiết bị thuyền phao, túi trang bị cấp cứu với: Lương khô, thuốc chống cá mập, dao, cần câu, các thiết bị y tế cần thiết dành cho phi công trong những trường hợp khẩn cấp. Khi những chiếc trực thăng lượn vòng quan sát trên không vực khu vực hồ Đồng Mô cũng là lúc lực lượng cứu hộ mặt nước cơ động xuồng máy về khu vực dự kiến người nhảy dù sẽ tiếp nước. Lúc chiếc trực thăng ở độ cao gần 400m, Đại úy QNCN Phạm Thế Mạnh thoát ly khỏi máy bay, vòm thiết bị dù T4 bung tròn và chỉ ít giây sau, chiếc xuồng phao cũng đã bung thành công. Anh khéo léo lái dù về vị trí đã được lực lượng cứu hộ phun khói để có thể dễ dàng quan sát. Lúc chỉ còn cách mặt nước hơn 1m, Nguyễn Thế Mạnh nhanh chóng thao tác cắt dù, nhằm hạn chế thấp nhất tình huống dù trùm lên người và cơ động lên xuồng phao an toàn. Đây cũng là lần huấn luyện thực hành nhảy dù tiếp nước đầu tiên của anh.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp