Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Dịu dàng sắc xuân
ID: 601021
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, chương trình “Tết Việt – Tết phố 2024” do Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị, cá nhân tổ chức tại đình Kim Ngân (Hà Nội).Tại chương trình “Tết Việt – Tết phố 2024”, Ban Tổ chức đã phỏng dựng nhiều nghi lễ đặc sắc của Tết Phố cổ Hà Nội. Điểm nhấn trong chương trình, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các nhà nghiên cứu văn hóa tổ chức phỏng dựng các nghi lễ truyền thống như: Đoàn rước dâng lễ cửa Đình, Lễ cáo yết Thành Hoàng và cúng Tổ nghề, Lễ dựng cây Nêu… Đây là hoạt động nâng cao nhận thức về bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và quảng bá hình ảnh khu vực hồ Hoàn Kiếm, khu phố cổ nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung. Cầm trên tay cành đào tươi thắm, Trần Hà An (sinh năm 2009) tham gia đoàn rước lễ cho biết: "Em rất yêu văn hóa truyền thống , đặc biệt là áo dài Việt Nam nên việc có mặt và khoác trên mình tà áo truyền thống trong đoàn rước hôm nay em cảm thấy rất vinh dự".

0 Votes


Tác phẩm: Cung nghinh bằng án lên điện Huệ An
ID: 590488
Tác giả: Nguyễn Trung Thanh
Lời giới thiệu: Từ sáng sớm, rất đông thánh đồng, đạo hữu cùng người dân, du khách thập phương có mặt tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo ở đường Chi Lăng, TP Huế để tham gia nghi lễ. Tại đây, sau khi tiến hành lễ cáo - lễ Cung nghinh, hơn 70 bằng, án (thuyền rồng đôi, thuyền rồng đơn) đã di chuyển xuống thuyền rồng để ngược dòng sông Hương lên điện Huệ Nam phía thượng nguồn. Lễ hội điện Huệ Nam (còn gọi điện Hòn Chén) là lễ hội dân gian truyền thống gắn với di tích điện Huệ Nam và đình làng Hải Cát thuộc xã Hương Thọ, huyện Hương Trà (nay là TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế). Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh của một bộ phận dân cư xứ Huế nói riêng và cả nước nói chung, được tổ chức hằng năm vào tháng Ba (lễ Xuân Tế) và tháng Bảy (lễ Thu Tế) Âm lịch tại ngôi điện nằm trên núi Ngọc Trản bên bờ sông Hương - nơi thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Tại điện Huệ Nam sẽ diễn ra các lễ chính như Khai hội - lễ Cáo Yết, lễ Chánh tế và cầu nguyện Quốc thái Dân an, lễ hành hương của đạo hữu, cung nghinh Thánh Mẫu và Hội đồng Tứ phủ lên dự lễ tế tại Đình làng Hải Cát. Bên cạnh đó còn có sinh hoạt lễ hội tại khu vực đình làng Hải Cát, lễ Chánh tế tại đình làng Hải Cát, lễ Hoàn tạ và Bế mạc lễ hội tại điện Huệ Nam.

0 Votes


Tác phẩm: Nhảy dù tiếp nước
ID: 599008
Tác giả: Vũ Minh Hiển
Lời giới thiệu: Trung tâm Quốc gia Huấn luyện và Tìm kiếm cứu nạn đường không huấn luyện thành công nội dung nhảy dù tiếp nước “Nhảy dù tiếp nước khác hoàn toàn so với nhảy dù tiếp đất bởi tiềm ẩn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến an toàn khi thực hiện nhiệm vụ như: Gặp khu vực bãi hẹp, nước nông hoặc sâu, nếu thao tác cắt dù không kịp, không đúng thời điểm sẽ bị dù trùm lên người tiềm ẩn nguy cơ sặc nước hoặc dây quấn chân… Để thực hiện nhiệm vụ an toàn, trước đó đã tiến hành huấn luyện mặt đất và tuân thủ tuyệt đối các nội dung huấn luyện, thành thục các yếu lĩnh, động tác, trình tự thoát hiểm khi nhảy dù tiếp nước tại đơn vị, như: Động tác chuẩn bị tiếp nước, lái dù về vị trí cứu hộ, thả trang bị khí tài, cắt dù đúng thời điểm… nhằm hạn chế và loại bỏ tất cả những nguy cơ mất an toàn. Để chuẩn bị cho nội dung huấn luyện này, ngoài túi dù chính, dù phụ nặng gần 20kg, anh còn phải mang thêm các thiết bị thuyền phao, túi trang bị cấp cứu với: Lương khô, thuốc chống cá mập, dao, cần câu, các thiết bị y tế cần thiết dành cho phi công trong những trường hợp khẩn cấp. Khi những chiếc trực thăng lượn vòng quan sát trên không vực khu vực hồ Đồng Mô cũng là lúc lực lượng cứu hộ mặt nước cơ động xuồng máy về khu vực dự kiến người nhảy dù sẽ tiếp nước. Lúc chiếc trực thăng ở độ cao gần 400m, Đại úy QNCN Phạm Thế Mạnh thoát ly khỏi máy bay, vòm thiết bị dù T4 bung tròn và chỉ ít giây sau, chiếc xuồng phao cũng đã bung thành công. Anh khéo léo lái dù về vị trí đã được lực lượng cứu hộ phun khói để có thể dễ dàng quan sát. Lúc chỉ còn cách mặt nước hơn 1m, Nguyễn Thế Mạnh nhanh chóng thao tác cắt dù, nhằm hạn chế thấp nhất tình huống dù trùm lên người và cơ động lên xuồng phao an toàn. Đây cũng là lần huấn luyện thực hành nhảy dù tiếp nước đầu tiên của anh.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp