Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Bà Cụ Người Mường Long Cốc Uống Nước Bên Bếp Lửa
ID: 601826
Tác giả: HÀ VĂN LUẬN
Lời giới thiệu: Một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Mường về cơ bản gồm những yếu tố sau: Chiếc khăn trắng thắt trên đầu, áo ngắn có độ dài vừa chấm eo lưng; tương tự như áo ngắn nhưng được kéo dài xuống ngang đầu gối, phía dưới hơi xoè rộng, hai vạt áo buông tự do, tạo cảm giác mềm mại (ngày nay thường chỉ thấy trong các lễ hội); Yếm; Váy, gồm hai phần chính là cạp váy và chân váy, cạp váy có màu sắc rực rỡ, được dệt rất công phu và là bộ phận nổi bật trên trang phục; Bộ tênh (khăn thắt ở eo) và đồ trang sức (gồm: vòng bạc đeo tay, chuỗi hạt cườm và bộ xà tích). Tân Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía tây nam tỉnh Phú Thọ. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 83,5% dân số của huyện. Trong đó đồng bào dân tộc Mường chiếm 75,2% dân số toàn huyện và chiếm 29,52% dân tộc Mường trong toàn tỉnh. Đồng bào Mường nơi đây còn lưu giữ kho tàng di sản văn hóa phi vật thể đa dạng, phong phú, giàu bản sắc. Trong đó còn lưu giữ được nhiều loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian như: Hát Ví, hát Rang, Đâm đuống, Chạm ống, nghề truyền thống dệt thổ cẩm, tiếng nói, chữ viết… Long Cốc được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp thanh bình, thuần khiến. Nơi đây có hơn 90% dân số là dân tộc Mường với nhiều nét đặc sắc của văn hóa dân tộc Mường, con người thân thiện đã trở thành yếu tố hấp dẫn du khách.Từ nhiều năm qua, người dân nơi đây đã được thừa hưởng những giá trị văn hóa giàu bản sắc dân tộc do ông cha truyền lại với nhiều nét văn hóa truyền thống cần được bảo tồn, lưu giữ như hát Mường, các trò chơi dân gian, đánh cồng chiêng, các phong tục tập quán bản địa.

0 Votes


Tác phẩm: Cung nghinh bằng án lên điện Huệ An
ID: 590488
Tác giả: Nguyễn Trung Thanh
Lời giới thiệu: Từ sáng sớm, rất đông thánh đồng, đạo hữu cùng người dân, du khách thập phương có mặt tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo ở đường Chi Lăng, TP Huế để tham gia nghi lễ. Tại đây, sau khi tiến hành lễ cáo - lễ Cung nghinh, hơn 70 bằng, án (thuyền rồng đôi, thuyền rồng đơn) đã di chuyển xuống thuyền rồng để ngược dòng sông Hương lên điện Huệ Nam phía thượng nguồn. Lễ hội điện Huệ Nam (còn gọi điện Hòn Chén) là lễ hội dân gian truyền thống gắn với di tích điện Huệ Nam và đình làng Hải Cát thuộc xã Hương Thọ, huyện Hương Trà (nay là TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế). Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh của một bộ phận dân cư xứ Huế nói riêng và cả nước nói chung, được tổ chức hằng năm vào tháng Ba (lễ Xuân Tế) và tháng Bảy (lễ Thu Tế) Âm lịch tại ngôi điện nằm trên núi Ngọc Trản bên bờ sông Hương - nơi thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Tại điện Huệ Nam sẽ diễn ra các lễ chính như Khai hội - lễ Cáo Yết, lễ Chánh tế và cầu nguyện Quốc thái Dân an, lễ hành hương của đạo hữu, cung nghinh Thánh Mẫu và Hội đồng Tứ phủ lên dự lễ tế tại Đình làng Hải Cát. Bên cạnh đó còn có sinh hoạt lễ hội tại khu vực đình làng Hải Cát, lễ Chánh tế tại đình làng Hải Cát, lễ Hoàn tạ và Bế mạc lễ hội tại điện Huệ Nam.

0 Votes


Tác phẩm: Năng lượng điện gió và rừng phòng hộ Bạc Liêu
ID: 597704
Tác giả: Nguyễn Trang Kim Cương
Lời giới thiệu: Điện gió ở Việt Nam thuộc nhóm công nghiệp năng lượng mới nổi, được nhập cuộc theo sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo chung của thế giới, sự nhập khẩu khoa học kỹ thuật, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn năng lượng khi các nguồn thủy điện lớn đã khai thác hết, các thủy điện nhỏ không đảm bảo lợi ích mang lại so với thiệt hại môi trường mà nó gây ra. Mặt khác Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời và gió, do ở gần xích đạo và tồn tại những vùng khô nắng nhiều và gió có hướng tương đối ổn định như các tỉnh nam Trung Bộ. Vì thế điện gió cùng với điện mặt trời đang được Nhà nước Việt Nam khuyến khích phát triển, thể hiện ở Quyết định 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo phát triển nguồn điện khi dừng các dự án điện hạt nhân và giảm bớt các nhiệt điện đốt hóa thạch. Rừng phòng hộ là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Rừng phòng hộ còn là nguồn cung cấp môi trường sống tự nhiên cho nhiều loài thực vật và động vật duy trì chu trình sinh thái, đảm bảo sự cân bằng trong hệ sinh thái và bảo vệ các loài quý hiếm và nguy cấp. Bên cạnh đó rừng phòng hộ giữ chặt đất đai bằng cách cản trở xói mòn và phong hoá đất. Cây cối và rừng bao phủ giúp giữ đất đai ổn định, hạn chế hiện tượng sạt lở và đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho đất. Rừng phòng hộ không chỉ bảo vệ môi trường tự nhiên mà còn cung cấp nguồn lâm sản quan trọng.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp