Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Núi lửa Chư Đang Ya trong mây
ID: 595519
Tác giả: Phan Xuân Nguyên
Lời giới thiệu: Núi Lửa Chư Đăng Ya: Điểm Đến Kỳ Vĩ Tại Gia Lai Nằm giữa núi rừng đại ngàn Tây Nguyên, núi lửa Chư Đăng Ya tại Gia Lai là một tuyệt tác thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Với vị trí ở làng Ploi Lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 30km, ngọn núi lửa cổ đại này mang vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ nhưng không kém phần thơ mộng. Chư Đăng Ya, có nghĩa là "củ gừng dai" theo tiếng J’rai, từng là một ngọn núi lửa hoạt động mạnh mẽ hàng triệu năm trước. Ngày nay, ngọn núi yên bình này khoác lên mình chiếc áo xanh mướt của cây trồng trên vùng đất đỏ bazan màu mỡ, xen lẫn với sắc vàng rực rỡ của hoa dã quỳ vào mùa khô. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, tựa như một chiếc bát úp khổng lồ giữa đại ngàn. Chinh phục đỉnh Chư Đăng Ya, du khách không chỉ được ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Pleiku, Biển Hồ và những dải hoa dã quỳ vàng rực, mà còn có cơ hội hòa mình vào nhịp điệu cồng chiêng Tây Nguyên và thưởng thức ẩm thực độc đáo của đồng bào nơi đây. Đặc biệt, lễ hội hoa dã quỳ Chư Đăng Ya diễn ra vào tháng 11 hàng năm là thời điểm lý tưởng để du khách trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc và cảnh sắc tuyệt mỹ của vùng đất này. Núi lửa Chư Đăng Ya không chỉ là một điểm du lịch, mà còn là biểu tượng của sức sống mãnh liệt và sự trường tồn của thiên nhiên Gia Lai. Hãy đến và cảm nhận vẻ đẹp bất tận của Chư Đăng Ya, nơi mỗi bước chân là một bức tranh hoàn hảo để lưu giữ lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong hành trình khám phá Tây Nguyên.

0 Votes


Tác phẩm: Nhiếp Ảnh Gia Săn Bình Minh Tại Đồi Chè Long Cốc
ID: 601681
Tác giả: HÀ VĂN LUẬN
Lời giới thiệu: Đồi chè Long Cốc hay ốc đảo chè Long Cốc là một điểm du lịch xanh ở xã Long Cốc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Cách Hà Nội khoảng 125 km, Long Cốc là tập hợp của hàng trăm quả đồi có hình bát úp nằm nối tiếp nhau. Diện tích đồi chè ở đây lên đến hơn 700 ha, Là điểm tham quan, du lịch mới của tỉnh Phú Thọ, nơi đây thu hút du khách bằng quang cảnh nên thơ, đẹp như tranh vẽ. ​Đến với Long Cốc, ngoài việc hòa mình cùng cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ, du khách còn được “check-in”, thỏa sức sáng tạo những tấm ảnh tuyệt đẹp về đồi chè và thưởng thức những chén trà thơm ngon giữa đỉnh đồi thơ mộng. Nơi đây được mệnh danh là “chốn bồng lai tiên cảnh của vùng đất trung du”. Đến đây, du khách như lạc vào không gian thuần khiết của hàng trăm ha chè nằm hòa quyện với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ. Những con đường đất uốn lượn, quanh co bên sườn đồi và khung cảnh tuyệt đẹp của các đồi chè sẽ đưa du khách đi từ những ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Với thắng cảnh trời ban và khí hậu ôn hoà, Long Cốc là điểm đến mà bạn có thể ghé thăm vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nhưng thời điểm lý tưởng nhất là từ tháng 3 đến tháng 12 hàng năm. Lúc này, chè lên xanh mát phủ kín cả ngọn đồi, tạo thành những tấm thảm xanh đầy sức sống. Từ tháng 12 trở đi là thời gian “ngủ đông” của cây chè, đồi chè trở nên đa dạng với những đường nét và hình khối khác lạ, kích thích trí tưởng tượng của mỗi du khách.

0 Votes


Tác phẩm: Trong nắng chiều biên giới
ID: 596321
Tác giả: Nguyễn Gia Khánh
Lời giới thiệu: Bình Liêu là một huyện biên giới phía Bắc thuộc tỉnh Quảng Ninh có trên 96% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Dao, Sán Chỉ, Kinh, Hoa... trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 (sau Tày và Sán Chỉ). Phụ nữ Dao Thanh Phán trong trang phục truyền thống, thường đội một hộp màu đỏ, quấn trên đầu một chiếc khăn in hoa văn và buộc dây ở cằm, thể hiện sự duyên dáng. Phụ nữ đã kết hôn thường phải cạo tóc, lông mày và răng bịt vàng. Trang phục rực rỡ, cùng nụ cười thân thiện làm tôn thêm nét đẹp riêng có của người phụ nữ Dao Thanh Phán. Các họa tiết hoa trên khăn đội đầu, trên gấu áo, gấu quần dùng nhiều hình ảnh phản ánh đời sống văn hóa như chiếc bừa, hoa đậu đũa trên nương, hoa sâm hay ruộng bậc thang… Mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn nhưng người Dao Thanh Phán ở Bình Liêu vẫn lưu giữ những nét văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc mình, đặc biệt là nghề thêu. Đi đến đâu trên đất Bình Liêu cũng có thể bắt gặp những phụ nữ Dao Thanh Phán ngồi thêu, bên nhà, bên đường, thậm chí cả trên đường biên, cột mốc biên giới… qua đó điểm tô thêm cho vẻ đẹp đất và con người nơi miền biên ải Bình Liêu. Ảnh: Hai cô gái người Dao Thanh Phán ngồi thêu trên một quả đồi gần cột mốc biên giới 1297 Bình Liêu (phía xa đằng sau hai cô là đất Trung Quốc)

0 Votes


Tác phẩm: Một chút yêu thương
ID: 591704
Tác giả: Đỗ Nguyễn Phương Linh
Lời giới thiệu: Tôi tên là Đỗ Nguyễn Phương Linh, hiện đang là giáo viên dạy tại Trường Tiểu học Tân Phú - Huyện Vĩnh Cửu - Tỉnh Đồng Nai. Thông điệp: Nhân dân ta có câu: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Mỗi lần nghe hoặc thấy đâu đó câu nói này, tôi lại có cảm giác bồi hồi và suy ngẫm về những mảnh đời kém may mắn trong cuộc sống. Đã rất nhiều lần tôi thầm trộm nghĩ, tại sao cùng là con người với nhau, có người sinh ra lại ăn no mặc ấm, có người lại phải chật vật vì miếng ăn? Ăn để sống nhưng sống lại cứ cần phải ăn, một vòng tuần hoàn khiến bao người phải mỏi mệt? Bản thân tôi là một sinh viên mới ra trường. Thật may mắn hơn biết bao người tôi đã có công việc ổn định, cuộc sống cũng không giàu sang nhưng đủ ăn, đủ mặc. Nhìn lại ngoài kia có vô vàn những số phận bất hạnh trong cuộc sống, ngay cả một bữa ăn cũng trở thành vấn đề to tát với họ thì liệu hằng ngày họ đã phải chịu đựng sống vì cái gì đây? Mà cái ăn quý lắm chứ, lúc đói, lúc khổ cùng cực thì được ăn một ít đã thấy hạnh phúc không gì bằng rồi. Với nhiệt huyết của tuổi trẻ và sự cảm thông với những mảnh đời cơ cực, tôi cùng các bạn của mình đã tự quyên góp với nhau rồi làm những bữa ăn, những phần bánh sữa để gửi đến các em nhỏ, người dân khó khăn, người vô gia cư trên địa bàn thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Trên đây là bức hình các bạn tôi vô tình chụp lại khi tôi đang trao cho em bé này phần bánh sữa. Hai tay em bé ôm chặt lấy phần bánh sữa và gật đầu ạ tôi rối rít. Khi về nhà, tôi coi lại được ảnh này thì tôi thấy rất xúc động. Nhân dịp có cuộc thi Việt Nam Hạnh phúc này, tôi muốn lan toả đến mọi người rằng: Khi chúng ta biết yêu thương giúp đỡ người khác cũng là lúc bản thân biết yêu thương, đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh, biết yêu thương lấy chính bản thân mình. Và hơn nữa, điều chúng ta nhận lại được sau mỗi hành động cao quý ấy chính là sự tôn trọng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Sợi dây yêu thương sẽ gắn kết mỗi cá nhân lại gần nhau hơn và khiến cho cuộc sống này thêm phần ý nghĩa.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp