Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Nhảy dù tiếp nước
ID: 599008
Tác giả: Vũ Minh Hiển
Lời giới thiệu: Trung tâm Quốc gia Huấn luyện và Tìm kiếm cứu nạn đường không huấn luyện thành công nội dung nhảy dù tiếp nước “Nhảy dù tiếp nước khác hoàn toàn so với nhảy dù tiếp đất bởi tiềm ẩn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến an toàn khi thực hiện nhiệm vụ như: Gặp khu vực bãi hẹp, nước nông hoặc sâu, nếu thao tác cắt dù không kịp, không đúng thời điểm sẽ bị dù trùm lên người tiềm ẩn nguy cơ sặc nước hoặc dây quấn chân… Để thực hiện nhiệm vụ an toàn, trước đó đã tiến hành huấn luyện mặt đất và tuân thủ tuyệt đối các nội dung huấn luyện, thành thục các yếu lĩnh, động tác, trình tự thoát hiểm khi nhảy dù tiếp nước tại đơn vị, như: Động tác chuẩn bị tiếp nước, lái dù về vị trí cứu hộ, thả trang bị khí tài, cắt dù đúng thời điểm… nhằm hạn chế và loại bỏ tất cả những nguy cơ mất an toàn. Để chuẩn bị cho nội dung huấn luyện này, ngoài túi dù chính, dù phụ nặng gần 20kg, anh còn phải mang thêm các thiết bị thuyền phao, túi trang bị cấp cứu với: Lương khô, thuốc chống cá mập, dao, cần câu, các thiết bị y tế cần thiết dành cho phi công trong những trường hợp khẩn cấp. Khi những chiếc trực thăng lượn vòng quan sát trên không vực khu vực hồ Đồng Mô cũng là lúc lực lượng cứu hộ mặt nước cơ động xuồng máy về khu vực dự kiến người nhảy dù sẽ tiếp nước. Lúc chiếc trực thăng ở độ cao gần 400m, Đại úy QNCN Phạm Thế Mạnh thoát ly khỏi máy bay, vòm thiết bị dù T4 bung tròn và chỉ ít giây sau, chiếc xuồng phao cũng đã bung thành công. Anh khéo léo lái dù về vị trí đã được lực lượng cứu hộ phun khói để có thể dễ dàng quan sát. Lúc chỉ còn cách mặt nước hơn 1m, Nguyễn Thế Mạnh nhanh chóng thao tác cắt dù, nhằm hạn chế thấp nhất tình huống dù trùm lên người và cơ động lên xuồng phao an toàn. Đây cũng là lần huấn luyện thực hành nhảy dù tiếp nước đầu tiên của anh.

0 Votes


Tác phẩm: Núi lửa Chư Đang Ya trong mây
ID: 595519
Tác giả: Phan Xuân Nguyên
Lời giới thiệu: Núi Lửa Chư Đăng Ya: Điểm Đến Kỳ Vĩ Tại Gia Lai Nằm giữa núi rừng đại ngàn Tây Nguyên, núi lửa Chư Đăng Ya tại Gia Lai là một tuyệt tác thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Với vị trí ở làng Ploi Lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 30km, ngọn núi lửa cổ đại này mang vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ nhưng không kém phần thơ mộng. Chư Đăng Ya, có nghĩa là "củ gừng dai" theo tiếng J’rai, từng là một ngọn núi lửa hoạt động mạnh mẽ hàng triệu năm trước. Ngày nay, ngọn núi yên bình này khoác lên mình chiếc áo xanh mướt của cây trồng trên vùng đất đỏ bazan màu mỡ, xen lẫn với sắc vàng rực rỡ của hoa dã quỳ vào mùa khô. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, tựa như một chiếc bát úp khổng lồ giữa đại ngàn. Chinh phục đỉnh Chư Đăng Ya, du khách không chỉ được ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Pleiku, Biển Hồ và những dải hoa dã quỳ vàng rực, mà còn có cơ hội hòa mình vào nhịp điệu cồng chiêng Tây Nguyên và thưởng thức ẩm thực độc đáo của đồng bào nơi đây. Đặc biệt, lễ hội hoa dã quỳ Chư Đăng Ya diễn ra vào tháng 11 hàng năm là thời điểm lý tưởng để du khách trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc và cảnh sắc tuyệt mỹ của vùng đất này. Núi lửa Chư Đăng Ya không chỉ là một điểm du lịch, mà còn là biểu tượng của sức sống mãnh liệt và sự trường tồn của thiên nhiên Gia Lai. Hãy đến và cảm nhận vẻ đẹp bất tận của Chư Đăng Ya, nơi mỗi bước chân là một bức tranh hoàn hảo để lưu giữ lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong hành trình khám phá Tây Nguyên.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp