Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Niềm vui ngày xuân
ID: 599968
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Chương trình “Tết Việt – Tết phố 2024” nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 do Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị, cá nhân tổ chức, đã khai mạc ngày 28/1, tại đình Kim Ngân, 40-42 Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Tại chương trình “Tết Việt – Tết phố 2024”, Ban Tổ chức đã phỏng dựng nhiều nghi lễ đặc sắc của Tết Phố cổ Hà Nội. Đây là hoạt động nâng cao nhận thức về bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và quảng bá hình ảnh khu vực hồ Hoàn Kiếm, khu phố cổ nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung.Đoàn rước với hàng trăm người mặc trang phục áo dài truyền thống xuất phát từ Ngôi nhà di sản (87 Mã Mây, quận Hoàn Kiếm) đi qua các tuyến phố cổ cũng như di sản Thủ đô về đình Kim Ngân 42 Hàng Bạc. Cầm trên tay cành đào tươi thắm, Trần Hà An (sinh năm 2009) tham gia đoàn rước lễ cho biết: "Em rất yêu văn hóa truyền thống , đặc biệt là áo dài Việt Nam nên việc có mặt và khoác trên mình tà áo truyền thống trong đoàn rước hôm nay em cảm thấy rất vinh dự".

0 Votes


Tác phẩm: Hành trình tìm về cội nguồn - Căn cứ Tà Thiết
ID: 599906
Tác giả: Nguyễn Thị Hải Hòa
Lời giới thiệu: Trong cuộc sống này, ai cũng đều có và cần phải lưu giữ một hay nhiều giá trị. Trong đó khổng thể thiếu đó là giá trị lịch sử của dân tộc. Thực tế, sự tồn tại của một quốc gia đều phải được tính bằng giá trị lịch sử, tính bằng những thăn trầm thời gian đã trải qua. Việt Nam đất nước tôi, để được đứng vững trên bản đồ thế giới, đã trải qua biết bao thăng trầm, những thăng trầm đó hơn cả mồ hôi, nước mắt, mà đó là máu, xương, thịt của bao lớp người đã ngã xuống. Có những người còn rất trẻ chỉ bằng chúng tôi hay còn trẻ hơn thế rất nhiều. Chiến tranh đã rèn rũa người Việt chúng tôi sự kiên cường, bất khuất, dạy cho lớp trẻ chúng tôi hôm nay về sự hy sinh máu xương của thế hệ cha anh. Hơn hết là dạy chúng tôi một tình yêu nồng nàn với Tổ quốc. Dạy cho chúng tôi, có thể sẵn sàng hô vang " Tôi yêu Việt Nam" dù ở nơi đâu, hoàn cảnh nào. Bức ảnh tôi gửi tham dự thi, là những gì tôi muốn gửi đến tất cả thế hệ trẻ Việt Nam, các bạn có thể đi du lịch mọi nơi, tìm hiểu mọi điều, nhưng hãy nhớ chúng ta có được như hôm nay là nhờ công các thế hệ cha anh đã ngã xuống. Vậy, các bạn hãy chừa nhiều khoảng trống trong hành trình cuộc đời, để tìm về những di tích lịch sử. Trân trọng cảm ơn.

0 Votes


Tác phẩm: MỘT GÓC PHỐ
ID: 34306
Tác giả: Nguyễn Mạnh Tân
Lời giới thiệu: Đi trên những tảng đá xưa của Hà Nội dưới ánh nắng chiều vàng ấm áp, những góc phố đi bộ dọc Hồ Hoàn Kiếm trở thành một bức tranh sinh động nhưng cũng bình yên. Những bậc thang cũ kỹ, những hàng cây rợp bóng mát và những câu chuyện đời thường được tái hiện chân thực đã tạo nên một không gian sống động, nên thơ và lãng mạn. Trên những con đường, trong những giây phút tĩnh lặng, tôi nhìn thấy những người dân địa phương quanh góc sân, nhâm nhi tách trà và trò chuyện với nhau. Ngoài ra, thỉnh thoảng cũng có một số người đạp xe dọc đường, chở các cặp đôi hoặc người già trên đường. Đó là những khoảnh khắc giản dị nhưng ấm áp, nơi tôi cảm nhận được sự gắn kết, đoàn kết của cộng đồng. Nhìn lên bầu trời xanh, cảm nhận sự bình yên và thoáng đãng của không gian, giữa những khu chung cư và những không gian thương mại sầm uất. Hà Nội không chỉ là thành phố cổ mà còn là nơi đầy tiềm năng và sức sống. Mỗi góc phố, mỗi con người, mỗi tiếng cười tạo nên một Hà Nội độc đáo không giống bất kỳ nơi nào khác. Cảm nhận được sức sống của tuổi tác, tuổi trẻ và sự quyết tâm của truyền thống, tôi không khỏi ngạc nhiên trước sự đa dạng của nền văn hóa này. Các tiệm bánh và quán cà phê nổi bật giữa đám đông với những món ăn truyền thống và những quầy hàng đường phố đầy màu sắc. Cảm giác còn đọng lại trong tôi là niềm tự hào về Hà Nội đã bảo tồn được bản sắc truyền thống trong giông bão của hiện đại. Hà Nội với những vẻ đẹp đa dạng, phong phú khiến tôi ngày càng yêu quý và trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống. Ở đây tôi tìm thấy niềm vui, sự bình yên và cảm giác như được trở về nhà mỗi khi đến nơi. Tôi nhìn quanh để thấy rằng mình không đơn độc mà là một phần của một cộng đồng, một truyền thống, một nền văn hóa đang tồn tại và phát triển. Và đó là điều khiến Hà Nội trở thành một trong những thành phố sống động và trải nghiệm nhất trên thế giới.

1 Vote


Tác phẩm: Du Khách Nước Ngoài Trải Nghiệm Làm Xôi Ngũ Sắc Cùng Đồng Bào Dân Tộc Mường Long Cốc
ID: 602513
Tác giả: HÀ VĂN LUẬN
Lời giới thiệu: Du Khách Nước Ngoài Trải Nghiệm Làm Xôi Ngũ Sắc Cùng Đồng Bào Dân Tộc Mường tại Xã Long Cốc,Huyện Tân Sơn,Tỉnh Phú Thọ Gọi là xôi ngũ sắc vì xôi thường có 5 màu: trắng, đỏ, xanh, tím, vàng.Để làm ra được món xôi ngũ sắc thơm, dẻo, ngon, phụ nữ Mường cẩn thận từ khâu chọn nếp, nguyên liệu tạo màu đến việc đồ xôi. Gạo nếp được chọn là loại hạt to, trong, trồng trên nương. Công đoạn tạo màu cho xôi rất quan trọng và cầu kỳ. Ngoài màu trắng là màu tự nhiên của gạo, những màu xanh, đỏ, tím, vàng được tạo từ các loại hoa, lá, củ trong tự nhiên. Thường dùng nhất vẫn là lá. Lá được chọn kỹ lưỡng, không quá non hay quá già, đun lấy nước màu. Để tạo màu đỏ, người Mường dùng lá cây có tên lá nếp đỏ. Ngoài ra, phụ nữ Mường cũng dùng quả gấc chín làm màu xôi đỏ. Màu tím thì dùng lá nếp tím (lá nếp cẩm). Xôi màu vàng được tạo từ củ nghệ già giã nhỏ pha với nước ngâm gạo. Người Mường thường giã lá gừng hoặc lá dứa, vắt lấy nước cốt để tạo màu xanh cho xôi. Khi đã có nước màu, gạo nếp được cho vào ngâm khoảng 1 đến 8 tiếng rồi vớt ra để ráo nước.Gạo ráo nước sẽ được đồ trong cuốp. Có thể nấu riêng từng màu hoặc cho lần lượt các màu theo thứ tự tím - xanh - đỏ - vàng và trên cùng là màu trắng. Mỗi màu gạo cách nhau bởi một lớp lá chuối hoặc tấm tre đan. Quá trình nấu phải canh lửa đều, đượm than. Nhờ đó xôi chín bằng hơi, mềm dẻo, cầm nắm mà vẫn không bị dính tay. Tùy vào màu nước và thời gian ngâm gạo mà khi chín, màu xôi sẽ đậm nhạt khác nhau. Màu của các loại lá, củ không những tạo sự bắt mắt mà còn tăng thêm mùi thơm, hương vị đặc biệt cho từng loại xôi. Các màu trắng, xanh, tím, đỏ, vàng của xôi tượng trưng cho ngũ hành: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Mỗi màu sắc cũng mang ý nghĩa riêng, là cách nhìn nhận về thế giới xung quanh và khát vọng cuộc sống của người Mường. Xôi màu đỏ tượng trưng cho khát vọng vươn lên. Xôi màu tím tượng trưng cho sự trù phú của Trái đất. Xôi màu vàng tượng cho sự ấm no. Xôi màu xanh tượng trưng màu sắc núi rừng. Xôi màu trắng tượng trưng cho tình yêu trong trắng, thủy chung. Tổng hòa món xôi ngũ sắc là khát vọng, mong muốn sự trọn vẹn, no đủ và đầm ấm, hạnh phúc. Người Mường dùng món xôi ngũ sắc dâng cúng tổ tiên, thần linh để bày tỏ lòng tôn kính và cảm tạ trời đất đã ban cho mùa màng bội thu. Xôi ngũ sắc không chỉ ngon, bắt mắt mà còn chứa đựng những vị thuốc dân gian được đúc kết từ bao đời. Theo kinh nghiệm của người Mường cho rằng, các loại lá, củ tạo màu xôi còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho đường ruột, bồi bổ sức khỏe.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp