Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Bến nước quê tôi
ID: 602685
Tác giả: Dương Hoài An
Lời giới thiệu: Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, một số buôn của xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột) vẫn còn gìn giữ được những cánh rừng nguyên sinh nơi đầu nguồn bến nước. Những cánh rừng này được bảo vệ bằng ý thức tự giác, phong tục tập quán của dân tộc bản địa nơi đây. Đối với người dân tộc Êđê, nguồn nước là một nơi linh thiêng trong đời sống cũng như văn hóa, phong tục tập quán của họ. Để lập buôn, trước hết phải tìm thấy nguồn nước tốt. Bến nước Êđê thường được xây dựng ở nơi có mạch nguồn nước sạch chảy ra. Trong khu vực đó rừng phải giữ nguyên, không ai được phép chặt dù là một cây nhỏ. Bến nước luôn được giữ gìn sạch sẽ, không vứt rác, thả gia súc làm bẩn. Người Êđê tin rằng, bến nước cũng có thần linh canh giữ nên hằng năm vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa thường tổ chức lễ cúng bến nước. Và họ ý thức được việc bảo vệ rừng đầu nguồn của bến nước cũng chính là bảo vệ nguồn sống cho buôn làng đối với hiện tại và mai sau; người dân các buôn Kmrơng Prông A, Kmrơng Prông B và buôn Ju (xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột) tự giác nhắc nhở nhau gìn giữ những cánh rừng nguyên sinh còn sót lại nơi đầu nguồn bến nước.

0 Votes


Tác phẩm: TRÙNG TRÙNG ĐIỆP ĐIỆP
ID: 588571
Tác giả: Nguyễn Văn Tiệp
Lời giới thiệu: Lục Khu là nơi còn khó khăn của huyện Hà Quảng (Cao Bằng), nhưng khi đến đây, du khách sẽ được ngắm những ngọn núi có độ cao và hình dáng khá đồng đều, lạ mắt. Đặc biệt vào sáng sớm thường hay có biển mây mênh mông trắng muốt đẹp tinh khôi. Để đến Lục Khu săn mây từ sáng sớm, nếu từ thành phố sẽ mất khoảng hai giờ đi xe máy. Trên đường đi bạn sẽ phải để số thấp liên tục vì nơi đây khá cao, suốt chặng đường dài là dốc khá khiến cho chiếc xe gằn một hơi dài. Càng lên cao, khung cảnh hùng vĩ dần hiện ra, đó là những làn sương huyền ảo phủ kín đường, những ánh lửa lập lòe chiếu bên triền núi cùng chút khói trắng khiến không gian trở nên bớt lạnh lẽo cô độc. Trước kia, vì địa hình cao, nhiều hang đá, thiếu nước nên bà con sống rất khó khăn. Giờ đây, nông nghiệp thuận lợi, hệ thống các bể chứa nước lớn đã cải thiện cho người dân rất nhiều. Nhắc đến núi đá, có lẽ là “đặc sản” nơi đây nhưng điều kỳ lạ là núi như được nhân bản ra nhiều lần. Chúng như những “quả nấm” khổng lồ mọc lên chi chít sau cơn mưa đầu mùa thu. Vượt qua những lớp sương dày đặc ở độ cao hơn 300m, tôi chọn một vị trí bằng phẳng ngồi ngắm khung cảnh và định hướng góc cho chiếc flycam bay lên. Đúng như dự đoán, đó là một biển mây rộng lớn. Những tầng mây nhỏ vờn quanh triền núi chỉ để lộ chút đỉnh, còn lên cao hơn nữa là mênh mông mây trời khiến bất cứ ai có dịp được chiêm ngưỡng cũng cảm thấy nao lòng. Mặt trời lên, những đám mây tan dần, ánh sáng sớm của mặt trời chiếu xiên qua những vách núi, tán cây tạo nên không gian huyền ảo. Đó cũng là lúc bà con bắt đầu xuống chợ bán nông sản. Bà con người H’Mông đi chợ là cảnh khá quen thuộc, nhưng luôn khiến các du khách ở xa muốn khám phá điều bí mật đằng sau chiếc gùi trên lưng mỗi người. Xen trong những người đang hối hả bày biện là những gian hàng nhỏ bé với vài món hàng bình dị đậm chất quê miền núi. Nhìn những em nhỏ được cha mẹ dẫn đi chợ sớm ăn bát phở nóng hổi, ngon lành, tôi như thấy ngon miệng chung với tuổi thơ của những đứa trẻ lớn lên ở miền núi. Tôi nhận ra mình thật may mắn vì không chỉ được săn mây trên mảnh đất đá núi hoang sơ này mà còn chụp được những tấm hình đời thường thật nhiều mầu sắc.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp