Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Múa rối nước ở Thủy đình làng Rạch!
ID: 34932
Tác giả: Trương Công Hiệp
Lời giới thiệu: Làng Rạch, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, Nam Định, là một trong những nơi nổi tiếng với truyền thống múa rối nước độc đáo. Múa rối nước ở đây không chỉ là một hình thức giải trí truyền thống mà còn là di sản văn hóa độc đáo của cộng đồng. Múa rối nước tại làng Rạch không chỉ đơn thuần là sự biểu diễn mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa sâu sắc. Những con rối được chế tác tỉ mỉ, với mỗi con rối mang một hình dáng, một câu chuyện riêng, thường lấy cảm hứng từ văn hóa, lịch sử và truyền thuyết dân gian. Đặc biệt, múa rối nước ở thủy đình làng Rạch thường diễn ra trong không gian thiên nhiên, với nền nhạc truyền thống và ánh đèn lấp lánh. Qua múa rối, người xem không chỉ được thưởng thức nghệ thuật đặc sắc mà còn trải nghiệm sự gần gũi với tự nhiên và văn hóa dân gian của địa phương. Với sự kỳ công và đam mê của những nghệ nhân làng Rạch, múa rối nước đã trở thành một nét đặc trưng, góp phần làm nên vẻ đẹp văn hóa truyền thống và là điểm đến hấp dẫn cho du khách muốn khám phá nét đặc trưng của văn hóa dân gian Việt Nam.

1 Vote


Tác phẩm: Hành Trình CARAVAN - Thanh niên Bình Dương tìm về địa chỉ đỏ.
ID: 589572
Tác giả: Vân Bùi Văn
Lời giới thiệu: Kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27.7.1947 - 27.7.2024), ngày 20 - 7, Hội LHTN tỉnh đã tổ chức chặng 2 Hành trình Caravan với chủ đề “Thanh niên Bình Dương tìm về địa chỉ đỏ” năm 2024. Mở đầu hành trình, đoàn đã đến dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh. Tại đây đoàn viên, hội viên, thanh niên đã dâng hương tại đài liệt sĩ và các phần mộ liệt sĩ. Tham gia hành trình Caravan lần này, đoàn đã đến tham quan, tìm hiểu lịch sử tại Nhà truyền thống Thủ Dầu Một; địa đạo Tam Giác sắt (TP.Bến Cát); Đài tưởng niệm Bia chiến thắng Bàu Bàng (huyện Bàu Bàng); Làng cao su Pháp thuộc (huyện Dầu Tiếng). Tại mỗi nơi đến, đoàn còn có hoạt động tri ân, tặng quà các gia đình chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; thăm hỏi, tặng quà cho các Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Rực, Phạm Thị Vấn, Võ Thị Rảnh và Nguyễn Thị Huân. Hành trình Caravan là chương trình mang ý nghĩa giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, giúp các bạn trẻ có dịp tìm hiểu về các địa chỉ đỏ của tỉnh nhà. Đồng thời tổ chức các hoạt động tri ân đối với thế hệ đi trước, giáo dục thế hệ trẻ truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”.

0 Votes


Tác phẩm: Bà Cụ Người Mường Long Cốc Uống Nước Bên Bếp Lửa
ID: 601826
Tác giả: HÀ VĂN LUẬN
Lời giới thiệu: Một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Mường về cơ bản gồm những yếu tố sau: Chiếc khăn trắng thắt trên đầu, áo ngắn có độ dài vừa chấm eo lưng; tương tự như áo ngắn nhưng được kéo dài xuống ngang đầu gối, phía dưới hơi xoè rộng, hai vạt áo buông tự do, tạo cảm giác mềm mại (ngày nay thường chỉ thấy trong các lễ hội); Yếm; Váy, gồm hai phần chính là cạp váy và chân váy, cạp váy có màu sắc rực rỡ, được dệt rất công phu và là bộ phận nổi bật trên trang phục; Bộ tênh (khăn thắt ở eo) và đồ trang sức (gồm: vòng bạc đeo tay, chuỗi hạt cườm và bộ xà tích). Tân Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía tây nam tỉnh Phú Thọ. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 83,5% dân số của huyện. Trong đó đồng bào dân tộc Mường chiếm 75,2% dân số toàn huyện và chiếm 29,52% dân tộc Mường trong toàn tỉnh. Đồng bào Mường nơi đây còn lưu giữ kho tàng di sản văn hóa phi vật thể đa dạng, phong phú, giàu bản sắc. Trong đó còn lưu giữ được nhiều loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian như: Hát Ví, hát Rang, Đâm đuống, Chạm ống, nghề truyền thống dệt thổ cẩm, tiếng nói, chữ viết… Long Cốc được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp thanh bình, thuần khiến. Nơi đây có hơn 90% dân số là dân tộc Mường với nhiều nét đặc sắc của văn hóa dân tộc Mường, con người thân thiện đã trở thành yếu tố hấp dẫn du khách.Từ nhiều năm qua, người dân nơi đây đã được thừa hưởng những giá trị văn hóa giàu bản sắc dân tộc do ông cha truyền lại với nhiều nét văn hóa truyền thống cần được bảo tồn, lưu giữ như hát Mường, các trò chơi dân gian, đánh cồng chiêng, các phong tục tập quán bản địa.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 Tiếp