Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang
ID: 597824
Tác giả: Lê Đức Thành
Lời giới thiệu: Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang, là một lễ hội được tổ chức hàng năm vào dịp quốc khánh 2/9. Lễ hội có nguồn gốc từ xa xưa, xuất phát từ hội bơi đua của làng quê Lệ Thủy. Tương truyền rằng ngày trước, vào mỗi dịp hè, dòng sông Kiến Giang lại khô cạn nước, trơ cả đáy do hạn hán. Tuy nhiên cứ đến tháng 8 hằng năm, nơi đây lại có mưa lớn, nước sông cứ thế dâng lên đầy ắp, ruộng đồng ngập nước, công việc đồng áng cũng trở nên thuận lợi hơn. Mưa mang phù sa đến bồi đắp cho mùa vụ, chính vì vậy, người dân khắp nơi hân hoan mở hội đua thuyền để ăn mừng, đồng thời cũng là dịp để trai gái thi thố tài năng, rèn luyện sức khỏe và cầu mong một năm làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu. Lễ hội đua thuyền truyền thống Quảng Bình trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân dân nơi đây. Lễ hội đã được công nhận là di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, đây là hoạt động mang đậm bản sắc vùng sông nước Lệ Thủy, rất hấp dẫn khách du lịch bốn phương đến tham quan và trải nghiệm.

0 Votes


Tác phẩm: Giã gạo
ID: 602722
Tác giả: Dương Hoài An
Lời giới thiệu: Để làm ra hạt gạo, người Tây Nguyên dùng cối giã. Cối giã gạo được làm từ một khúc gỗ lớn cỡ người ôm, khoét thành bộng sâu. Cối của người Jrai trên miệng to loe ra, dưới đáy thắt nhỏ chụm. Ngược lại, cối của người Bahnar phần đáy thường nở rộng, phần miệng thu nhỏ dần. Cái chày thường được làm bằng gỗ kơ nia để đảm bảo độ cứng, thớ gỗ mịn chắc không tách, không vỡ, không xơ. Đó là khúc cây kơ nia thẳng đuột có đoạn giữa tầm vừa hai bàn tay nắm chặt, một đầu gốc to hơn, đầu ngọn nhỏ dần tóp lại. Là kiểu chày bất đối xứng. Chiều dài chày giã gạo cao vừa tầm người. Chày sau khi chặt đẽo còn tươi thì ngâm bùn non một thời gian cho thâm đen, vớt lên rửa sạch, dựng bên bếp hoặc gác dưới sàn nhà cho khô, tránh phơi nắng trực tiếp. Chày giã gạo của người Tây Nguyên để luôn cả đoạn cây mang tính tự nhiên, phần giữa không đẽo eo như người Kinh. Giã một thời gian, chày trở nên đen bóng. Vì không có cối xay, không có công đoạn xay lúa nên khi giã gạo, người Tây Nguyên cho luôn hạt lúa vào cối, dùng đầu chày nhỏ giã cho bong vỏ trấu, sau đó trở đầu to để giã bong cám sạch gạo.

0 Votes


Tác phẩm: Hàng Thông Trăm Tuổi Gia Lai
ID: 595510
Tác giả: Phan Xuân Nguyên
Lời giới thiệu: Hàng thông trăm tuổi tại Gia Lai là một trong những điểm đến nổi bật và đầy ấn tượng đối với du khách yêu thích khám phá vẻ đẹp tự nhiên và văn hóa Việt Nam. Nằm ở thôn 1, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, hàng thông này được hình thành từ thời kỳ Pháp thuộc và đã trở thành một biểu tượng quen thuộc của vùng đất Tây Nguyên đại ngàn. Với chiều dài gần 1 km, hàng thông trăm tuổi tạo nên một cảnh quan kỳ vĩ, lãng mạn, tựa như trong những thước phim điện ảnh. Những tán thông cao lớn, rợp bóng mát, uốn lượn theo con đường liên thôn tạo nên một không gian yên bình, nơi mà người dân địa phương thường chọn để dạo bộ, tập thể dục vào buổi sớm. Đây cũng là điểm check-in lý tưởng cho các cặp đôi và những người đam mê chụp ảnh, lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp bên thiên nhiên hùng vĩ. Hàng thông trăm tuổi không chỉ là một địa điểm du lịch, mà còn là một phần trong đời sống của người dân Gia Lai, gắn liền với những kỷ niệm và cuộc sống thường ngày của họ. Qua nhiều thăng trầm của thời gian, hàng thông vẫn sừng sững, chứng kiến sự thay đổi của vùng đất và con người nơi đây, tiếp tục thu hút hàng ngàn du khách đến chiêm ngưỡng và tận hưởng bầu không khí trong lành. Hãy đến với hàng thông trăm tuổi để cảm nhận vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên và mang về cho mình những bức ảnh đầy ấn tượng trong hành trình khám phá Gia Lai.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp