Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Bình Minh Đồi Chè Long Cốc
ID: 607049
Tác giả: HÀ VĂN LUẬN
Lời giới thiệu: Đồi chè Long Cốc hay ốc đảo chè Long Cốc là một điểm du lịch xanh ở xã Long Cốc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Cách Hà Nội khoảng 125 km, Long Cốc là tập hợp của hàng trăm quả đồi có hình bát úp nằm nối tiếp nhau. Diện tích đồi chè ở đây lên đến hơn 700 ha và được trồng từ năm 1999 đến 2001 do chính những bàn tay khéo léo của những công nhân và người dân bản địa nơi đây tạo nên,đến đây các bạn sẽ có nhiều góc nhìn đẹp về đồi chè long cốc vào những buổi sáng lúc ẩn lúc hiện trong sương. Long Cốc là điểm tham quan, du lịch mới của tỉnh Phú Thọ, nơi đây thu hút du khách bằng quang cảnh nên thơ, đẹp như tranh vẽ. ​Đến với Long Cốc, ngoài việc hòa mình cùng cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ, du khách còn được “check-in”, thỏa sức sáng tạo những tấm ảnh tuyệt đẹp về đồi chè và thưởng thức những chén trà thơm ngon giữa đỉnh đồi thơ mộng. Nơi đây được mệnh danh là “chốn bồng lai tiên cảnh của vùng đất trung du”. Đến đây, du khách như lạc vào không gian thuần khiết của hàng trăm ha chè nằm hòa quyện với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ. Những con đường đất uốn lượn, quanh co bên sườn đồi và khung cảnh tuyệt đẹp của các đồi chè sẽ đưa du khách đi từ những ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Với thắng cảnh trời ban và khí hậu ôn hoà, Long Cốc là điểm đến mà bạn có thể ghé thăm vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nhưng thời điểm lý tưởng nhất là từ tháng 3 đến tháng 12 hàng năm. Lúc này, chè lên xanh mát phủ kín cả ngọn đồi, tạo thành những tấm thảm xanh đầy sức sống. Từ tháng 12 trở đi là thời gian “ngủ đông” của cây chè, đồi chè trở nên đa dạng với những đường nét và hình khối khác lạ, kích thích trí tưởng tượng của mỗi du khách.Để săn được khoảnh khắc đẹp, nhiếp ảnh gia đã phải đến đồi chè vào khoảng 4 giờ sáng.

0 Votes


Tác phẩm: Hát bội Bình Định
ID: 607278
Tác giả: Trần Ngọc Vân
Lời giới thiệu: Hát Bội Bình Định là một trong 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh. Hát bội mang đến giá trị nghệ thuật không thể thay thế trong các dịp lễ hội cầu ngư, thanh minh, cúng miễu… tại xứ Nẫu. Nghệ thuật hát bội còn gọi là nghệ thuật tuồng xuất hiện từ thời nhà Trần (1226 - 1399) và thịnh hành ở khu vực miền Trung, đặc biệt là Bình Định. Đây cũng là lý do giúp Bình Định trở thành "cái nôi" khi nhắc đến nghệ thuật hát bội. Để đến được thành công như hiện tại, không thể không nhắc đến ông tổ Đào Duy Từ - người đặt nền móng cho các tuồng hát bội tại Bình Định và tổ chức nhiều đoàn hát, được phát triển và lưu truyền đến nay. Ca từ hát bội phản ảnh những câu chuyện đời sống thường ngày gần gũi với con người như: tình vua tôi, gia đình, bạn hữu hay những vấn đề lịch sử gắn với cuộc đời những anh hùng dân tộc… Điểm chung của các tuồng hát bội đề răn dạy, giáo dục lễ nghĩa, cách đối nhân xử thế, phê phán những thói hư tật xấu và ca ngợi những điều tốt đẹp, cao cả. Do vậy, hát bội là một tiết mục không thể thiếu trong những dịp quan trọng hoặc tại các lễ hội, để cầu xin thần linh ban cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, hạn chế thiên tai và gặp nhiều may mắn.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp