Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: "Vẽ cờ"
ID: 605874
Tác giả: Nguyễn Trâm Anh
Lời giới thiệu: “Là người Việt tạo ra đất nước Việt Nam, hay đất nước Việt Nam tạo ra những người Việt?” Hà Nội, một tối đầu tháng chín. Tôi dắt em đi bộ về nhà, sau khi hai chị em tôi vui chơi hết mấy vòng Hồ Tây nhộn nhịp. Chả là, lâu lâu chúng tôi mới có thời gian nghỉ học, mà thằng em tôi thì lại chỉ đam mê nào là tô tượng, tô màu vẽ, tô tranh cát, nên tôi cũng đành chiều nó đến tận khi đèn đường sáng mới chịu về nhà. Hôm nay là ngày quốc khánh, vì thế mà Hà Nội của tôi cũng có phần đông đúc hơn, rực rỡ dưới sắc cờ đỏ dọc các phố. - “chị ơi! em muốn mua tranh màu đằng kia.” Bỗng thằng em tôi kéo cánh tay khiến tôi khẽ giật mình. Thằng bé chỉ vào một bà cụ ngồi bên đường, trên đùi bà đặt một loạt các tranh giấy in trắng cùng các bút màu vẽ đặt bên cạnh. Em dùng hết sức kéo mạnh tôi tiến tới chỗ bà cụ, nhìn qua tôi mới để ý rằng những tranh vẽ bà cầm đều toàn hình lá cờ Việt Nam - có cái đã tô hết, có cái còn đang tô giở và mới tinh. - “Không được đâu! Em đã mua rất nhiều tranh trong hôm nay rồi. Bây giờ cũng muộn rồi, nếu không về nhanh mẹ sẽ mắng đấy!” - tôi quay sang nói to với thằng bé, cùng lúc kéo tay nó đi thẳng về phía nhà. Có lẽ ngay thời điểm đó, tôi đã không nghĩ rằng cuộc trò chuyện của hai chị em tôi đã bị bà cụ nghe thấy. Bà ngay lập tức gọi với lại chúng tôi: - “Cái này không mất phí đâu cháu ơi! Miễn phí đấy, miễn phí! Cháu cầm về nhà rồi tô sau cũng được, không mất nhiều thời gian đâu!” Bà nói với chúng tôi bằng chất giọng cao mà thân thiện, chẳng có chút ép buộc nào rằng chúng tôi phải đến xem những tờ tranh vẽ đó. Nghe thấy vậy, em tôi lại càng được đà kéo tôi lại gần bà cụ: - "Đấy chị, không mất nhiều thời gian đâu. Đi mà!" Tôi cũng chẳng còn cách nào để nói không với thằng bé, và cả ánh nhìn đầy nhân hậu của bà cụ. Tôi tiến tới lại gần, cúi người xuống để nhìn kĩ những bức tranh hơn. - "Bà ơi! Bà bán tranh hình lá cờ để mừng ngày quốc khánh hả bà?" - tôi hỏi. Bà cười lớn, đáp lại tôi: - "Không phải đâu cháu, bà không bán tranh! Bà tặng thôi, tặng lại đất nước. Mà không phải chỉ trong mỗi ngày quốc khánh, ngày nào bà cũng mang vài tranh ra gửi mấy em nhỏ giữ hộ. Vui lắm!" Tôi chưa hiểu lắm những gì bà vừa nói. - "Bà tặng lại đất nước ạ? Có nghĩa là tranh hình đất nước hả bà? Nhưng chẳng phải tranh nào cũng giống nhau hay sao, tất cả đều chỉ dùng màu đỏ và vàng cho ngôi sao và lá cờ. Cháu nghĩ nếu trẻ con dùng màu giống nhau mãi sẽ nhanh chán, bà ạ." - tôi đáp lại, chỉ muốn nói ra những thắc mắc của mình. Bà nhìn tôi. Trong ánh mắt bà, phải chăng đã lường trước được câu hỏi của tôi từ rất lâi rồi. Bà chẳng nói gì một lúc, chỉ đưa mắt nhìn qua những lá cờ đã hoàn thiện trong lòng mình, bà nói: - "Dùng mãi một màu giống nhau, đúng là sẽ nhanh chán. Nhưng nếu cách vẽ mỗi lần khác nhau, bà nghĩ có sự khác biệt. Chỉ là, mỗi đứa trẻ đều sẽ bắt đầu từ một cờ trắng, chúng chẳng biết màu vàng chỗ nào, màu đỏ từ đâu. Nhưng nếu người đưa giấy trắng cho chúng chỉ cho chúng, rằng màu đỏ từ đây này, và màu vàng ở đấy đấy, chúng sẽ biết rằng lá cờ có màu vàng và đỏ, và cuối cùng sẽ làm mọi cách khác nhau để hoàn thiện lá cờ màu vàng và đỏ. Chúng vẽ theo cách của mình, nhưng là cùng nhau vẽ lại đất nước!" Tôi sững người, chỉ là những điều bà vừa đã vượt ra khỏi những gì tôi có thể nghĩ đến. - “Cháu nhìn kìa. Có thật nhiều lá cờ được treo lên đằng kia, nhưng sẽ tốt hơn nếu cháu tô được lá cờ của riêng mình. Lá cờ mà tự cháu vẽ lấy, không phải để treo lên cho người ta thấy, mà là để cháu giữ cho riêng mình, để tự tìm ra và định nghĩa nó. Đối với chính cháu, như thế nào, là Việt Nam?” ... Và đó là những lời cuối cùng tôi còn nhớ, kể từ ngày quốc khánh tôi gặp bà cụ. Những lời mà bà nói với tôi và những lá cờ đang tô giở của bà, có lẽ còn nhiều hơn cả một món quà tôi có thể nhận từ một người xa lạ. Những đứa trẻ như tôi, như bạn, lớn lên và tô màu lên những lá cờ trắng. Cái gọi là văn hoá “Vẽ cờ”, thật ra là cách một người có quốc tịch Việt Nam lớn lên và trở thành một người Việt Nam. Hình dạng một lá cờ được tạo ra để định nghĩa một đất nước, nhưng đất nước đó được định nghĩa như thế nào với bạn mới thật sự quan trọng. "Vẽ cờ", chính là vẽ tiếp một đất nước - đất nước của chung, từ bàn tay của bạn. Vậy thì cuối cùng, "là người Việt tạo ra đất nước Việt Nam, hay đất nước Việt Nam sẽ tạo ra những người Việt?" Dưới dòng chảy của những cái “ngày mai”, tôi thấy một đất nước Việt Nam sẽ tiếp tục tạo ra những người Việt Nam, và những người Việt ấy sẽ cùng nhau gìn giữ quốc gia Việt Nam, lá cờ Việt Nam.

0 Votes


Tác phẩm: Hát bội Bình Định
ID: 607278
Tác giả: Trần Ngọc Vân
Lời giới thiệu: Hát Bội Bình Định là một trong 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh. Hát bội mang đến giá trị nghệ thuật không thể thay thế trong các dịp lễ hội cầu ngư, thanh minh, cúng miễu… tại xứ Nẫu. Nghệ thuật hát bội còn gọi là nghệ thuật tuồng xuất hiện từ thời nhà Trần (1226 - 1399) và thịnh hành ở khu vực miền Trung, đặc biệt là Bình Định. Đây cũng là lý do giúp Bình Định trở thành "cái nôi" khi nhắc đến nghệ thuật hát bội. Để đến được thành công như hiện tại, không thể không nhắc đến ông tổ Đào Duy Từ - người đặt nền móng cho các tuồng hát bội tại Bình Định và tổ chức nhiều đoàn hát, được phát triển và lưu truyền đến nay. Ca từ hát bội phản ảnh những câu chuyện đời sống thường ngày gần gũi với con người như: tình vua tôi, gia đình, bạn hữu hay những vấn đề lịch sử gắn với cuộc đời những anh hùng dân tộc… Điểm chung của các tuồng hát bội đề răn dạy, giáo dục lễ nghĩa, cách đối nhân xử thế, phê phán những thói hư tật xấu và ca ngợi những điều tốt đẹp, cao cả. Do vậy, hát bội là một tiết mục không thể thiếu trong những dịp quan trọng hoặc tại các lễ hội, để cầu xin thần linh ban cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, hạn chế thiên tai và gặp nhiều may mắn.

0 Votes


Tác phẩm: TẠM BIỆT NHÀ GIÀN DK1-9 BA KÈ
ID: 35389
Tác giả: NGỌC HẢI NGUYỄN
Lời giới thiệu: Đoàn công tác thăm quan và tặng quà các chiến sỹ huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DK 1/9 (Ba Kè) với nhiều hoạt động giao lưu, ý nghĩa tình quân dân, ngưỡng mộ sự kiên trung thầm lặng của các chiến sỹ làm nên lá chắn vững chắc trên thềm lục địa phía nam của tổ quốc . Hải trình thăm quan các đảo của huyện đảo Trường Sa như, đảo Đá Thị, đảo An Bang, đảo Đá Đông C, đảo Sinh Tồn Đông, đảo Len Đao, và những đảo chìm, đảo nổi, đặc biệt là đảo Trường Sa và Nhà Giàn DK 1/9 (Ba Kè) . Đoàn công tác đã tổ chức giao lưu văn nghệ cùng chiến sỹ trên các đảo nhằm ca ngợi tình yêu thương quê hương, đất nước, biển, đảo Việt Nam, và cũng rất tự hào người chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam, đã để lại nhiều kỷ niệm tại các đảo ở biển đông . Đoàn đã có nhiều hoạt động ý nghĩa như tặng quà, thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ và tham dự lễ chào cờ tại đảo Trường Sa . Trong chuyến hành trình trên biển, đoàn đã tham gia nhiều hoạt động trên tàu KN 390 như; Lễ tưởng niệm, dâng hương, thả vòng hoa tưởng nhớ đến 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam hy sinh tại đảo Gạc Ma khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Tổ Quốc, giao lưu văn nghệ, tham gia tìm hiểu về chủ quyền biển đảo Việt Nam, giúp ta thêm yêu thương và trân quí biển đảo Tổ quốc Việt Nam hơn . Những nụ cười của các chiến sĩ trên các đảo những cái bắt tay, những cái ôm chặt của lính cùng những dấu ấn kỷ niệm nhiều cảm xúc đã lan tỏa và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng của quân và dân .

0 Votes


Tác phẩm: Bà Cụ Người Dao Tiền Thêu Khăn Trước Hiên Nhà
ID: 601678
Tác giả: HÀ VĂN LUẬN
Lời giới thiệu: Cụ Triệu Thị Sinh ,Dân tộc Dao Tiền, sinh năm 1922 , tại Xóm Bương, Xã Vinh Tiền ,Huyện Tân Sơn,Tỉnh Phú Thọ . Nét độc đáo trong văn hóa tín ngưỡng người Dao Tiền được thể hiện qua nhiều nghi lễ quan trọng, như Lễ tam cấp, thờ y dược lang quân, Lễ ngũ kỳ binh mã, Tết nhảy... Trong đó, Lễ lập tĩnh (cấp sắc, đặt tên) là một nghi thức độc đáo. Xuất phát từ một truyền thuyết của tộc người Dao ở vùng cao, lễ Lập tĩnh được lấy ý nghĩa từ việc "các vị thần truyền phép thuật cho những người đàn ông trụ cột gia đình để cùng với quân của Ngọc Hoàng diệt trừ yêu quái đang phá hoại mùa màng của con người". Hay nói cách khác, những người đàn ông được Ngọc Hoàng ban lệnh cấp sắc để giúp dân trừ họa. Từ đó, lễ cấp sắc người Dao Tiền ra đời, được duy trì và phát triển cho đến ngày nay. Thời gian thực hiện lễ cấp sắc thường đặt vào khoảng cuối năm hoặc mùa xuân, gồm 3 ngày 2 đêm: ngày vào lễ, ngày lễ chính và ngày kết thúc lễ. Mỗi bé trai Dao Tiền khi tiến vào độ tuổi từ 9 đến 12 đều phải trải qua lễ này để được đặt tên cúng cơm và được công nhận là người trưởng thành, có vị trí trong dòng họ. Vì vậy, người đàn ông Dao Tiền ai cũng có hai tên: tên thường gọi và tên được đặt trong lễ cấp sắc – đây cũng là tên được bố mẹ, người có vai vế dùng để gọi và được sử dụng trong lễ cúng khi người đàn ông mất.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp