Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Du Khách Nước Ngoài Trải Nghiệm Làm Xôi Ngũ Sắc Cùng Đồng Bào Dân Tộc Mường Long Cốc
ID: 602513
Tác giả: HÀ VĂN LUẬN
Lời giới thiệu: Du Khách Nước Ngoài Trải Nghiệm Làm Xôi Ngũ Sắc Cùng Đồng Bào Dân Tộc Mường tại Xã Long Cốc,Huyện Tân Sơn,Tỉnh Phú Thọ Gọi là xôi ngũ sắc vì xôi thường có 5 màu: trắng, đỏ, xanh, tím, vàng.Để làm ra được món xôi ngũ sắc thơm, dẻo, ngon, phụ nữ Mường cẩn thận từ khâu chọn nếp, nguyên liệu tạo màu đến việc đồ xôi. Gạo nếp được chọn là loại hạt to, trong, trồng trên nương. Công đoạn tạo màu cho xôi rất quan trọng và cầu kỳ. Ngoài màu trắng là màu tự nhiên của gạo, những màu xanh, đỏ, tím, vàng được tạo từ các loại hoa, lá, củ trong tự nhiên. Thường dùng nhất vẫn là lá. Lá được chọn kỹ lưỡng, không quá non hay quá già, đun lấy nước màu. Để tạo màu đỏ, người Mường dùng lá cây có tên lá nếp đỏ. Ngoài ra, phụ nữ Mường cũng dùng quả gấc chín làm màu xôi đỏ. Màu tím thì dùng lá nếp tím (lá nếp cẩm). Xôi màu vàng được tạo từ củ nghệ già giã nhỏ pha với nước ngâm gạo. Người Mường thường giã lá gừng hoặc lá dứa, vắt lấy nước cốt để tạo màu xanh cho xôi. Khi đã có nước màu, gạo nếp được cho vào ngâm khoảng 1 đến 8 tiếng rồi vớt ra để ráo nước.Gạo ráo nước sẽ được đồ trong cuốp. Có thể nấu riêng từng màu hoặc cho lần lượt các màu theo thứ tự tím - xanh - đỏ - vàng và trên cùng là màu trắng. Mỗi màu gạo cách nhau bởi một lớp lá chuối hoặc tấm tre đan. Quá trình nấu phải canh lửa đều, đượm than. Nhờ đó xôi chín bằng hơi, mềm dẻo, cầm nắm mà vẫn không bị dính tay. Tùy vào màu nước và thời gian ngâm gạo mà khi chín, màu xôi sẽ đậm nhạt khác nhau. Màu của các loại lá, củ không những tạo sự bắt mắt mà còn tăng thêm mùi thơm, hương vị đặc biệt cho từng loại xôi. Các màu trắng, xanh, tím, đỏ, vàng của xôi tượng trưng cho ngũ hành: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Mỗi màu sắc cũng mang ý nghĩa riêng, là cách nhìn nhận về thế giới xung quanh và khát vọng cuộc sống của người Mường. Xôi màu đỏ tượng trưng cho khát vọng vươn lên. Xôi màu tím tượng trưng cho sự trù phú của Trái đất. Xôi màu vàng tượng cho sự ấm no. Xôi màu xanh tượng trưng màu sắc núi rừng. Xôi màu trắng tượng trưng cho tình yêu trong trắng, thủy chung. Tổng hòa món xôi ngũ sắc là khát vọng, mong muốn sự trọn vẹn, no đủ và đầm ấm, hạnh phúc. Người Mường dùng món xôi ngũ sắc dâng cúng tổ tiên, thần linh để bày tỏ lòng tôn kính và cảm tạ trời đất đã ban cho mùa màng bội thu. Xôi ngũ sắc không chỉ ngon, bắt mắt mà còn chứa đựng những vị thuốc dân gian được đúc kết từ bao đời. Theo kinh nghiệm của người Mường cho rằng, các loại lá, củ tạo màu xôi còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho đường ruột, bồi bổ sức khỏe.

0 Votes


Tác phẩm: Năng lượng điện gió và rừng phòng hộ Bạc Liêu
ID: 597704
Tác giả: Nguyễn Trang Kim Cương
Lời giới thiệu: Điện gió ở Việt Nam thuộc nhóm công nghiệp năng lượng mới nổi, được nhập cuộc theo sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo chung của thế giới, sự nhập khẩu khoa học kỹ thuật, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn năng lượng khi các nguồn thủy điện lớn đã khai thác hết, các thủy điện nhỏ không đảm bảo lợi ích mang lại so với thiệt hại môi trường mà nó gây ra. Mặt khác Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời và gió, do ở gần xích đạo và tồn tại những vùng khô nắng nhiều và gió có hướng tương đối ổn định như các tỉnh nam Trung Bộ. Vì thế điện gió cùng với điện mặt trời đang được Nhà nước Việt Nam khuyến khích phát triển, thể hiện ở Quyết định 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo phát triển nguồn điện khi dừng các dự án điện hạt nhân và giảm bớt các nhiệt điện đốt hóa thạch. Rừng phòng hộ là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Rừng phòng hộ còn là nguồn cung cấp môi trường sống tự nhiên cho nhiều loài thực vật và động vật duy trì chu trình sinh thái, đảm bảo sự cân bằng trong hệ sinh thái và bảo vệ các loài quý hiếm và nguy cấp. Bên cạnh đó rừng phòng hộ giữ chặt đất đai bằng cách cản trở xói mòn và phong hoá đất. Cây cối và rừng bao phủ giúp giữ đất đai ổn định, hạn chế hiện tượng sạt lở và đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho đất. Rừng phòng hộ không chỉ bảo vệ môi trường tự nhiên mà còn cung cấp nguồn lâm sản quan trọng.

0 Votes


Tác phẩm: Hàng Thông Trăm Tuổi Gia Lai
ID: 595510
Tác giả: Phan Xuân Nguyên
Lời giới thiệu: Hàng thông trăm tuổi tại Gia Lai là một trong những điểm đến nổi bật và đầy ấn tượng đối với du khách yêu thích khám phá vẻ đẹp tự nhiên và văn hóa Việt Nam. Nằm ở thôn 1, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, hàng thông này được hình thành từ thời kỳ Pháp thuộc và đã trở thành một biểu tượng quen thuộc của vùng đất Tây Nguyên đại ngàn. Với chiều dài gần 1 km, hàng thông trăm tuổi tạo nên một cảnh quan kỳ vĩ, lãng mạn, tựa như trong những thước phim điện ảnh. Những tán thông cao lớn, rợp bóng mát, uốn lượn theo con đường liên thôn tạo nên một không gian yên bình, nơi mà người dân địa phương thường chọn để dạo bộ, tập thể dục vào buổi sớm. Đây cũng là điểm check-in lý tưởng cho các cặp đôi và những người đam mê chụp ảnh, lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp bên thiên nhiên hùng vĩ. Hàng thông trăm tuổi không chỉ là một địa điểm du lịch, mà còn là một phần trong đời sống của người dân Gia Lai, gắn liền với những kỷ niệm và cuộc sống thường ngày của họ. Qua nhiều thăng trầm của thời gian, hàng thông vẫn sừng sững, chứng kiến sự thay đổi của vùng đất và con người nơi đây, tiếp tục thu hút hàng ngàn du khách đến chiêm ngưỡng và tận hưởng bầu không khí trong lành. Hãy đến với hàng thông trăm tuổi để cảm nhận vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên và mang về cho mình những bức ảnh đầy ấn tượng trong hành trình khám phá Gia Lai.

0 Votes


Tác phẩm: Làm đẹp cho ngôi trường của mình
ID: 33612
Tác giả: Nguyễn An Bảo
Lời giới thiệu: Sân trường THCS Đống Đa, Hà Nội từ lâu đã được biết đến với không gian xanh mát, rợp bóng cây xanh. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số bồn cây trong sân trường có dấu hiệu xuống cấp, cần được cải tạo và chăm sóc. Nhận thấy điều này, một nhóm giáo viên trong trường đã cùng nhau phát động phong trào "Làm đẹp bồn cây trong sân trường". Phong trào được khởi xướng bởi nhà giáo Đào Thị Hồng Hạnh- Hiệu trưởng nhà trường. Cô Hạnh chia sẻ: "Cô quan sát thấy trong sân trường có nhiều bồn cây nhưng nhìn không được thẩm mỹ. Cô nghĩ rằng, nếu không cải thiện, sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan chung của trường học. Do đó, cô đã bàn bạc với thầy Nguyễn Quang Tuấn- giáo viên Tổng phụ trách cùng nhau phát động phong trào này". Ngay sau khi phát động, phong trào đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo giáo viên và học sinh trong trường. Các thầy cô giáo cùng nhau dọn dẹp cỏ rác, vun xới đất, trồng thêm cây mới và trang trí các bồn cây bằng những vật liệu đơn giản, dễ kiếm. Học sinh cũng rất hào hứng tham gia vào hoạt động này. Các em được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm phụ trách một bồn cây. Các em cùng nhau lựa chọn những loại cây phù hợp, trồng cây và tưới nước cho cây. Sau một thời gian ngắn, nhờ sự chung tay góp sức của các thầy cô giáo và học sinh, những bồn cây trong sân trường đã có sự thay đổi rõ rệt. Các bồn cây được tô điểm thêm nhiều màu sắc rực rỡ bởi những bông hoa rực rỡ. Không gian sân trường trở nên xanh mát và đẹp hơn. Phong trào "Làm đẹp bồn cây trong sân trường" không chỉ góp phần cải thiện cảnh quan môi trường học tập mà còn giúp giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên. Đồng thời, đây cũng là dịp để các thầy cô giáo và học sinh gắn kết, cùng nhau tạo nên một môi trường học tập thân thiện và gần gũi.

1 Vote


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 Tiếp