Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Đổ bánh xèo 0 đồng ở Chùa Bánh Xèo (An giang)
ID: 33319
Tác giả: Nguyễn Hùng Quân
Lời giới thiệu: Chùa Bánh Xèo có tên gọi là Thiền viện Đông Lai hay Chùa Phật Nằm. tọa lạc tại khóm Xuân Phú, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang và nằm trong khu vực Bảy Núi hay còn được gọi là dãy Thất Sơn. Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai) là một điểm dừng chân quen thuộc của các tín đồ đam mê du lịch mỗi khi đặt chân đến An Giang. Bởi vì nơi đây vừa là chốn linh thiêng, tôn kính vừa sở hữu không gian yên bình cùng truyền thống làm bánh xèo đãi khách phương xa vô cùng đặc biệt. Sở dĩ cái tên Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai) trở nên nổi tiếng là vì mỗi ngày tại đây đều phục vụ cho mọi người đến thăm chùa hàng nghìn chiếc bánh xèo chay miễn phí. Khởi nguồn của truyền thống độc đáo này là vào năm 1999, khi trông thấy các Phật tử từ khắp mọi nơi về đây cúng dường, các sư thầy ở trong chùa đã nghĩ đến việc làm bánh xèo chay để thết đãi. Khoảng thời gian đầu chỉ làm số lượng ít và nhỏ lẻ để các Phật tử có thể thưởng thức cho chắc bụng. Dần dần, ngày càng nhiều người từ phương xa đến Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai) để thưởng thức món ăn thú vị này. Chính vì thế, từ vài chiếc chảo nhỏ thì ngày nay chùa đã có đến 40 chảo lớn đổ bánh liên tục tất cả các ngày trong tuần.

0 Votes


Tác phẩm: Nhảy dù tiếp nước
ID: 599008
Tác giả: Vũ Minh Hiển
Lời giới thiệu: Trung tâm Quốc gia Huấn luyện và Tìm kiếm cứu nạn đường không huấn luyện thành công nội dung nhảy dù tiếp nước “Nhảy dù tiếp nước khác hoàn toàn so với nhảy dù tiếp đất bởi tiềm ẩn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến an toàn khi thực hiện nhiệm vụ như: Gặp khu vực bãi hẹp, nước nông hoặc sâu, nếu thao tác cắt dù không kịp, không đúng thời điểm sẽ bị dù trùm lên người tiềm ẩn nguy cơ sặc nước hoặc dây quấn chân… Để thực hiện nhiệm vụ an toàn, trước đó đã tiến hành huấn luyện mặt đất và tuân thủ tuyệt đối các nội dung huấn luyện, thành thục các yếu lĩnh, động tác, trình tự thoát hiểm khi nhảy dù tiếp nước tại đơn vị, như: Động tác chuẩn bị tiếp nước, lái dù về vị trí cứu hộ, thả trang bị khí tài, cắt dù đúng thời điểm… nhằm hạn chế và loại bỏ tất cả những nguy cơ mất an toàn. Để chuẩn bị cho nội dung huấn luyện này, ngoài túi dù chính, dù phụ nặng gần 20kg, anh còn phải mang thêm các thiết bị thuyền phao, túi trang bị cấp cứu với: Lương khô, thuốc chống cá mập, dao, cần câu, các thiết bị y tế cần thiết dành cho phi công trong những trường hợp khẩn cấp. Khi những chiếc trực thăng lượn vòng quan sát trên không vực khu vực hồ Đồng Mô cũng là lúc lực lượng cứu hộ mặt nước cơ động xuồng máy về khu vực dự kiến người nhảy dù sẽ tiếp nước. Lúc chiếc trực thăng ở độ cao gần 400m, Đại úy QNCN Phạm Thế Mạnh thoát ly khỏi máy bay, vòm thiết bị dù T4 bung tròn và chỉ ít giây sau, chiếc xuồng phao cũng đã bung thành công. Anh khéo léo lái dù về vị trí đã được lực lượng cứu hộ phun khói để có thể dễ dàng quan sát. Lúc chỉ còn cách mặt nước hơn 1m, Nguyễn Thế Mạnh nhanh chóng thao tác cắt dù, nhằm hạn chế thấp nhất tình huống dù trùm lên người và cơ động lên xuồng phao an toàn. Đây cũng là lần huấn luyện thực hành nhảy dù tiếp nước đầu tiên của anh.

0 Votes


Tác phẩm: Mùa hoa cà phê Tây Nguyên
ID: 595524
Tác giả: Phan Xuân Nguyên
Lời giới thiệu: Khi gió xuân bắt đầu thổi nhẹ qua những cánh rừng bạt ngàn của Tây Nguyên, vùng đất đỏ bazan này lại khoác lên mình một vẻ đẹp rực rỡ mà hiếm nơi nào có được—mùa hoa cà phê nở rộ. Cứ vào khoảng tháng 3, những vườn cà phê trải dài từ Đắk Lắk, Gia Lai đến Lâm Đồng đồng loạt bung nở, tạo nên một bức tranh thiên nhiên trắng tinh khôi, thuần khiết giữa không gian mênh mông của núi rừng. Hoa cà phê Tây Nguyên nở thành từng chùm trắng xóa, phủ kín những cành cây uốn lượn mềm mại. Nhìn từ xa, cả cánh đồng cà phê như chìm trong một biển mây trắng, mang lại cảm giác thanh bình, dịu nhẹ cho bất cứ ai được chiêm ngưỡng. Sắc trắng của hoa cà phê không chỉ làm say đắm lòng người mà còn khiến bức tranh thiên nhiên Tây Nguyên trở nên thơ mộng và lãng mạn hơn bao giờ hết. Mùi hương ngọt ngào của hoa cà phê lan tỏa trong không khí, hòa quyện cùng làn gió nhẹ, mang đến một không gian tươi mới, trong lành. Đối với người dân Tây Nguyên, mùa hoa cà phê không chỉ là dấu hiệu của một vụ mùa mới đầy hứa hẹn mà còn là thời điểm để họ cùng nhau tận hưởng vẻ đẹp hiếm có của quê hương. Đó là lúc những người nông dân bắt đầu những công việc chăm sóc cây trồng, chuẩn bị cho một mùa thu hoạch bội thu. Hoa cà phê chỉ nở rộ trong vài ngày ngắn ngủi rồi tàn phai, nhưng những ký ức về mùa hoa ấy sẽ mãi in đậm trong lòng mỗi người khi nhắc đến Tây Nguyên. Đó không chỉ là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, của sự gắn bó keo sơn giữa con người với đất trời, của tinh thần kiên cường và niềm tin vào tương lai tươi sáng. Nếu có dịp đến Tây Nguyên vào mùa hoa cà phê, du khách sẽ được hòa mình vào một không gian đầy thơ mộng, tận hưởng vẻ đẹp tinh khôi và hương thơm dịu nhẹ của hoa cà phê, cùng với những câu chuyện đầy tình người của người dân nơi đây. Mùa hoa cà phê Tây Nguyên không chỉ là một bức tranh đẹp mà còn là một trải nghiệm khó quên, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng những ai từng đặt chân đến mảnh đất này.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 Tiếp