Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Hát bội Bình Định
ID: 607278
Tác giả: Trần Ngọc Vân
Lời giới thiệu: Hát Bội Bình Định là một trong 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh. Hát bội mang đến giá trị nghệ thuật không thể thay thế trong các dịp lễ hội cầu ngư, thanh minh, cúng miễu… tại xứ Nẫu. Nghệ thuật hát bội còn gọi là nghệ thuật tuồng xuất hiện từ thời nhà Trần (1226 - 1399) và thịnh hành ở khu vực miền Trung, đặc biệt là Bình Định. Đây cũng là lý do giúp Bình Định trở thành "cái nôi" khi nhắc đến nghệ thuật hát bội. Để đến được thành công như hiện tại, không thể không nhắc đến ông tổ Đào Duy Từ - người đặt nền móng cho các tuồng hát bội tại Bình Định và tổ chức nhiều đoàn hát, được phát triển và lưu truyền đến nay. Ca từ hát bội phản ảnh những câu chuyện đời sống thường ngày gần gũi với con người như: tình vua tôi, gia đình, bạn hữu hay những vấn đề lịch sử gắn với cuộc đời những anh hùng dân tộc… Điểm chung của các tuồng hát bội đề răn dạy, giáo dục lễ nghĩa, cách đối nhân xử thế, phê phán những thói hư tật xấu và ca ngợi những điều tốt đẹp, cao cả. Do vậy, hát bội là một tiết mục không thể thiếu trong những dịp quan trọng hoặc tại các lễ hội, để cầu xin thần linh ban cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, hạn chế thiên tai và gặp nhiều may mắn.

0 Votes


Tác phẩm: Nhảy dù tiếp nước
ID: 599008
Tác giả: Vũ Minh Hiển
Lời giới thiệu: Trung tâm Quốc gia Huấn luyện và Tìm kiếm cứu nạn đường không huấn luyện thành công nội dung nhảy dù tiếp nước “Nhảy dù tiếp nước khác hoàn toàn so với nhảy dù tiếp đất bởi tiềm ẩn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến an toàn khi thực hiện nhiệm vụ như: Gặp khu vực bãi hẹp, nước nông hoặc sâu, nếu thao tác cắt dù không kịp, không đúng thời điểm sẽ bị dù trùm lên người tiềm ẩn nguy cơ sặc nước hoặc dây quấn chân… Để thực hiện nhiệm vụ an toàn, trước đó đã tiến hành huấn luyện mặt đất và tuân thủ tuyệt đối các nội dung huấn luyện, thành thục các yếu lĩnh, động tác, trình tự thoát hiểm khi nhảy dù tiếp nước tại đơn vị, như: Động tác chuẩn bị tiếp nước, lái dù về vị trí cứu hộ, thả trang bị khí tài, cắt dù đúng thời điểm… nhằm hạn chế và loại bỏ tất cả những nguy cơ mất an toàn. Để chuẩn bị cho nội dung huấn luyện này, ngoài túi dù chính, dù phụ nặng gần 20kg, anh còn phải mang thêm các thiết bị thuyền phao, túi trang bị cấp cứu với: Lương khô, thuốc chống cá mập, dao, cần câu, các thiết bị y tế cần thiết dành cho phi công trong những trường hợp khẩn cấp. Khi những chiếc trực thăng lượn vòng quan sát trên không vực khu vực hồ Đồng Mô cũng là lúc lực lượng cứu hộ mặt nước cơ động xuồng máy về khu vực dự kiến người nhảy dù sẽ tiếp nước. Lúc chiếc trực thăng ở độ cao gần 400m, Đại úy QNCN Phạm Thế Mạnh thoát ly khỏi máy bay, vòm thiết bị dù T4 bung tròn và chỉ ít giây sau, chiếc xuồng phao cũng đã bung thành công. Anh khéo léo lái dù về vị trí đã được lực lượng cứu hộ phun khói để có thể dễ dàng quan sát. Lúc chỉ còn cách mặt nước hơn 1m, Nguyễn Thế Mạnh nhanh chóng thao tác cắt dù, nhằm hạn chế thấp nhất tình huống dù trùm lên người và cơ động lên xuồng phao an toàn. Đây cũng là lần huấn luyện thực hành nhảy dù tiếp nước đầu tiên của anh.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp