Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Cung nghinh bằng án lên điện Huệ An
ID: 590488
Tác giả: Nguyễn Trung Thanh
Lời giới thiệu: Từ sáng sớm, rất đông thánh đồng, đạo hữu cùng người dân, du khách thập phương có mặt tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo ở đường Chi Lăng, TP Huế để tham gia nghi lễ. Tại đây, sau khi tiến hành lễ cáo - lễ Cung nghinh, hơn 70 bằng, án (thuyền rồng đôi, thuyền rồng đơn) đã di chuyển xuống thuyền rồng để ngược dòng sông Hương lên điện Huệ Nam phía thượng nguồn. Lễ hội điện Huệ Nam (còn gọi điện Hòn Chén) là lễ hội dân gian truyền thống gắn với di tích điện Huệ Nam và đình làng Hải Cát thuộc xã Hương Thọ, huyện Hương Trà (nay là TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế). Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh của một bộ phận dân cư xứ Huế nói riêng và cả nước nói chung, được tổ chức hằng năm vào tháng Ba (lễ Xuân Tế) và tháng Bảy (lễ Thu Tế) Âm lịch tại ngôi điện nằm trên núi Ngọc Trản bên bờ sông Hương - nơi thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Tại điện Huệ Nam sẽ diễn ra các lễ chính như Khai hội - lễ Cáo Yết, lễ Chánh tế và cầu nguyện Quốc thái Dân an, lễ hành hương của đạo hữu, cung nghinh Thánh Mẫu và Hội đồng Tứ phủ lên dự lễ tế tại Đình làng Hải Cát. Bên cạnh đó còn có sinh hoạt lễ hội tại khu vực đình làng Hải Cát, lễ Chánh tế tại đình làng Hải Cát, lễ Hoàn tạ và Bế mạc lễ hội tại điện Huệ Nam.

0 Votes


Tác phẩm: TẮM CHO TRÂU
ID: 601458
Tác giả: HÀ VĂN LUẬN
Lời giới thiệu: Từ xa xưa, trâu đã là người bạn thân thiết, gắn bó với người nông dân. Ông cha ta thường nói: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, đủ hiểu trâu có vị trí như thế nào trong cuộc sống của con người.Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy, phân bố rộng rãi khắp Việt Nam. Từ hàng ngàn năm trước, trâu đã gắn bó với con người cùng với sự ra đời của nền văn minh lúa nước. Người Việt cổ không những biết săn trâu mà còn thuần hóa trâu, lợi dụng sức khỏe của trâu để phụ giúp trong việc đồng áng. Trâu là động vật thuộc lớp thú có vú. Thân hình của trâu trông vô cùng vạm vỡ. Lông trâu là lông mao, thường có màu đen. Da trâu rất dày và bóng loáng. Hai cái tai như hai cái lá đa, lúc nào cũng ve vẩy để đuổi ruồi, ngoài ra, tai trâu cũng rất thính, giúp trâu nghe ngóng được những tiếng động xung quanh. Mũi trâu ươn ướt, người ta thường luồn sợi dây vào mũi trâu để kéo đi cho dễ. Mắt trâu to tròn như hai hòn bi ve. Trâu cũng giống như bò, thuộc nhóm động vật nhai lại và chỉ có một hàm răng. Việc trâu chỉ có một hàm răng được người xưa lí giải qua câu chuyện “Trí khôn của ta đây”: vì trâu mải cười con hổ bị người nông dân lừa buộc vào gốc cây nên ngã lăn xuống đất, răng đập vào đã, gãy mất một hàm. Đuôi trâu ngắn, có một túm lông ở cuối. Hai cái sừng trên đầu uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu tự vệ chống lại sự tấn công của kẻ thù. Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ 1-2 lứa, mỗi lứa một con. Trâu con mới sinh ra gọi là nghé.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp