Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Dịu dàng sắc xuân
ID: 601021
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, chương trình “Tết Việt – Tết phố 2024” do Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị, cá nhân tổ chức tại đình Kim Ngân (Hà Nội).Tại chương trình “Tết Việt – Tết phố 2024”, Ban Tổ chức đã phỏng dựng nhiều nghi lễ đặc sắc của Tết Phố cổ Hà Nội. Điểm nhấn trong chương trình, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các nhà nghiên cứu văn hóa tổ chức phỏng dựng các nghi lễ truyền thống như: Đoàn rước dâng lễ cửa Đình, Lễ cáo yết Thành Hoàng và cúng Tổ nghề, Lễ dựng cây Nêu… Đây là hoạt động nâng cao nhận thức về bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và quảng bá hình ảnh khu vực hồ Hoàn Kiếm, khu phố cổ nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung. Cầm trên tay cành đào tươi thắm, Trần Hà An (sinh năm 2009) tham gia đoàn rước lễ cho biết: "Em rất yêu văn hóa truyền thống , đặc biệt là áo dài Việt Nam nên việc có mặt và khoác trên mình tà áo truyền thống trong đoàn rước hôm nay em cảm thấy rất vinh dự".

0 Votes


Tác phẩm: Giã gạo
ID: 602722
Tác giả: Dương Hoài An
Lời giới thiệu: Để làm ra hạt gạo, người Tây Nguyên dùng cối giã. Cối giã gạo được làm từ một khúc gỗ lớn cỡ người ôm, khoét thành bộng sâu. Cối của người Jrai trên miệng to loe ra, dưới đáy thắt nhỏ chụm. Ngược lại, cối của người Bahnar phần đáy thường nở rộng, phần miệng thu nhỏ dần. Cái chày thường được làm bằng gỗ kơ nia để đảm bảo độ cứng, thớ gỗ mịn chắc không tách, không vỡ, không xơ. Đó là khúc cây kơ nia thẳng đuột có đoạn giữa tầm vừa hai bàn tay nắm chặt, một đầu gốc to hơn, đầu ngọn nhỏ dần tóp lại. Là kiểu chày bất đối xứng. Chiều dài chày giã gạo cao vừa tầm người. Chày sau khi chặt đẽo còn tươi thì ngâm bùn non một thời gian cho thâm đen, vớt lên rửa sạch, dựng bên bếp hoặc gác dưới sàn nhà cho khô, tránh phơi nắng trực tiếp. Chày giã gạo của người Tây Nguyên để luôn cả đoạn cây mang tính tự nhiên, phần giữa không đẽo eo như người Kinh. Giã một thời gian, chày trở nên đen bóng. Vì không có cối xay, không có công đoạn xay lúa nên khi giã gạo, người Tây Nguyên cho luôn hạt lúa vào cối, dùng đầu chày nhỏ giã cho bong vỏ trấu, sau đó trở đầu to để giã bong cám sạch gạo.

0 Votes


Tác phẩm: Trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Quần Chẹt,Tân Sơn,Phú Thọ
ID: 601684
Tác giả: HÀ VĂN LUẬN
Lời giới thiệu: Chiếc áo là điểm nhấn và là phần quan trọng nhất của bộ trang phục. Thân áo là hai khổ vải rộng 30cm, dài khoảng 250cm được gấp làm đôi thành thân trước và thân sau. Để tạo thành thân sau phải khâu hai mép vải từ cổ xuống tới gấu tạo thành một đường ghép ở giữa sống lưng. Hai thân trước để dời nhau. Mỗi thân trước lại được khâu vào với thân sau từ nách xuống tới quá eo, còn lại để xẻ tà. Nẹp áo được đắp bằng vải đỏ hoặc vải trắng. Tay áo là một vuông vải gấp làm đôi theo chiều dọc để khâu thành ống. Gấu tay áo cũng đáp bằng vải trắng hoặc vải đỏ. Yếm có màu chàm, hình chữ nhật, rộng 30cm, dài 40cm. Khi mặc áo, hai thân trước vắt chéo nhau, yếm chỉ lộ phần hai bán cầu bạc và chút ít phần vải chàm. Cái yếm này sẽ làm rạng rỡ thêm khuôn mặt, làm cho màu chàm thêm đậm, thêm duyên, đặc biệt là hỗ trợ đắc lực cho chiếc áo dài không khuy, không dây buộc. Khăn đội đầu là một trong những thứ không thể thiếu của phụ nữ người Dao Quần Chẹt. Khăn đội đầu có hai loại không thêu và thêu họa tiết hình răng cưa, cây thông và chim công. Trong cuộc sống ngày thường đồng bào ít khi buộc khăn này mà chỉ dùng trong những ngày vui, lễ, Tết. Dây lưng làm bằng vải màu chàm đối với người già, bằng lụa đỏ, hồng cánh sen đối với các cô gái và người còn trẻ. Từ dải dây lưng này, người ngoài có thể dễ dàng phân biệt giữa những cô gái chưa chồng và những phụ nữ đã có gia đình, người có chồng thắt một dây lưng, còn con gái thắt hai, ba cái bằng lụa màu khác nhau.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp