Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Năng lượng điện gió và rừng phòng hộ Bạc Liêu
ID: 597704
Tác giả: Nguyễn Trang Kim Cương
Lời giới thiệu: Điện gió ở Việt Nam thuộc nhóm công nghiệp năng lượng mới nổi, được nhập cuộc theo sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo chung của thế giới, sự nhập khẩu khoa học kỹ thuật, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn năng lượng khi các nguồn thủy điện lớn đã khai thác hết, các thủy điện nhỏ không đảm bảo lợi ích mang lại so với thiệt hại môi trường mà nó gây ra. Mặt khác Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời và gió, do ở gần xích đạo và tồn tại những vùng khô nắng nhiều và gió có hướng tương đối ổn định như các tỉnh nam Trung Bộ. Vì thế điện gió cùng với điện mặt trời đang được Nhà nước Việt Nam khuyến khích phát triển, thể hiện ở Quyết định 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo phát triển nguồn điện khi dừng các dự án điện hạt nhân và giảm bớt các nhiệt điện đốt hóa thạch. Rừng phòng hộ là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Rừng phòng hộ còn là nguồn cung cấp môi trường sống tự nhiên cho nhiều loài thực vật và động vật duy trì chu trình sinh thái, đảm bảo sự cân bằng trong hệ sinh thái và bảo vệ các loài quý hiếm và nguy cấp. Bên cạnh đó rừng phòng hộ giữ chặt đất đai bằng cách cản trở xói mòn và phong hoá đất. Cây cối và rừng bao phủ giúp giữ đất đai ổn định, hạn chế hiện tượng sạt lở và đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho đất. Rừng phòng hộ không chỉ bảo vệ môi trường tự nhiên mà còn cung cấp nguồn lâm sản quan trọng.

0 Votes


Tác phẩm: Chênh vênh
ID: 591725
Tác giả: Lê Anh Tuấn
Lời giới thiệu: Cầu tre Cẩm Đồng nối từ thôn Cẩm Phú sang bãi bồi Gò Đình nằm giữa sông Thu Bồn, thuộc thị xã Điện Bàn, Quảng Nam, là chiếc cầu đặc biệt ở vùng đồng bằng xứ Quảng được người dân tự làm hoàn toàn bằng tre. Chiếc cầu tre Cẩm Đồng dài hàng chục mét, rộng chưa tới 1m, khá cao so với mặt nước, có tay vịn một bên, trông rất chênh vênh giữa dòng sông nhưng lại là con đường độc đạo cho người dân di chuyển hàng ngày để trồng cấy, thu hoạch hoa màu bên bãi bồi. Dù cầu tre thiếu kiên cố nhưng tiện hơn, nhanh hơn việc đi đò nên người dân nơi đây đã góp tiền, góp sức làm cầu để đi lại hàng chục năm nay. Khi hoàng hôn buông xuống mặt nước cũng là lúc những người nông dân trở về nhà sau một ngày lao động. Và cứ thế, cầu tre Cẩm Đồng dần dần trở thành một địa chỉ nổi tiếng với du khách, đặc biệt là khách nước ngoài, bởi những khoảnh khắc đẹp như tranh vẽ của nó. Bên con sông và cây cầu đơn sơ ấy, những đôi bàn chân vẫn ngày ngày qua sông, lao động cần mẫn. Và chiếc cầu tre vẫn ngày ngày dập dìu theo từng bước chân người nông dân, như một người bạn trong đời sống của người dân xứ Cẩm Đồng.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 Tiếp