Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Đêm Sao Cây Cọ Long Cốc
ID: 601473
Tác giả: HÀ VĂN LUẬN
Lời giới thiệu: Hiện nay thời đại phát triển đèn điện ở khắp các thành phố rất nhiều nên sẽ bị ô nhiễm ánh sáng,nên tôi chọn khu vực mà tôi đang sinh sống để chụp sao quay tại điểm chụp đồi chè Long Cốc, Xã Long Cốc,Huyện Tân Sơn,Tỉnh Phú Thọ. Tôi sẽ đi tìm trước một cái cây khô,sau đó tôi chụp vào cuối tháng khi không có trăng và đợi trời trong sau đó tôi sẽ di chuyển ra đồi để đặt chân máy trước giờ chụp 30 phút để cài đặt thiết bị cũng như đặt chân máy và chụp thử tại điểm cần chụp. Tôi sử dụng app PhotoPills để xem hướng sao Bắc Đẩu,Tôi chụp bằng máy ảnh Olympus E M1-Mark iii, chụp phơi sáng 60 giây/shot, khẩu độ 2.0 , iso 100, chụp trong 2 tiếng đồng hồ . Vì chiếc máy Olympus E M1-Mark iii có chức năng chụp nhiều tấm và ghép trực tiếp trên máy ảnh rồi cho ra 1 bức ảnh hoàn chỉnh rất dễ dàng để chụp,tuy nhiên ít người chụp như vậy bởi rủi ro rất cao vì trong khoảng 2 tiếng đó chỉ cần có ánh đèn pin chiếu vào thì coi như 2 tiếng bạn chụp là bị hỏng ảnh,nên mọi người thường chụp nhiều tấm rồi về chọn ra những tấm ưng ý và loại bỏ những ảnh bị lỗi như có vệt máy bay,vệt đèn pin,... để ghép những bức hoàn chỉnh thành 1.

0 Votes


Tác phẩm: Áo dài và nón lá
ID: 589107
Tác giả: Trường TH-THCS xã Đạ Tồn
Lời giới thiệu: Gắn liền với đời sống văn hóa của người Việt, từng trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm thơ ca, chiếc nón lá và tà áo dài đã trở thành một biểu tượng khi nhắc đến văn hóa Việt, là niềm tự hào của mỗi người con đất Việt khi nhớ về. Không giống các trang phục truyền thống của các quốc gia láng giềng như kimono Nhật Bản, Hanbok Hàn Quốc, Sari Ấn Độ,... đòi hỏi sự cầu kỳ khi mặc, chiếc áo dài Việt Nam vừa đơn giản, gọn gàng, tiện dụng mà vẫn toát lên thần thái thanh lịch. Chính vì lý do đó mà tà áo dài Việt đã len lỏi vào từng ngóc ngách trong đời sống văn hóa người Việt, không chỉ được diện vào các dịp truyền thống như Lễ Tết, cưới xin mà còn được ưa chuộng trong cuộc sống thường ngày. Ngoài chức năng che nắng che mưa, chiếc nón lá còn làm hoàn thiện hơn và tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt, kín đáo, thanh thoát nhưng muôn phần quyến rũ. Cũng như chiếc áo dài, nón lá có lịch sử hình thành từ rất lâu đời, vào khoảng 2500-3000 năm về trước, gắn liền với hình ảnh của người dân nước Việt. Người ta đội nón đi chợ, đi trẩy hội. Ngoài đồng, trong ngõ thấp thoáng những chiếc nón quai thao. Chiếc nón thay quạt làm mát vào những ngày hè oi bức. Chiếc nón như một kỷ vật gửi trao tình cảm của người mẹ ngày tiễn con gái đi lấy chồng. Chiếc nón đi vào biết bao tác phẩm thơ ca, trở thành hình tượng tiêu biểu làm thi vị hóa hình ảnh người phụ nữ Việt: “Quê hương là cầu tre nhỏ, mẹ về nón lá nghiêng che”. Những giai điệu ấy đã khảm sâu vào lòng mỗi người con đất Việt ngay từ những ngày còn ẵm ngửa trong nôi, trở thành một thứ biểu tượng linh thiêng đại diện cho hồn Việt, hồn dân tộc.

0 Votes


Tác phẩm: TRÙNG TRÙNG ĐIỆP ĐIỆP
ID: 588571
Tác giả: Nguyễn Văn Tiệp
Lời giới thiệu: Lục Khu là nơi còn khó khăn của huyện Hà Quảng (Cao Bằng), nhưng khi đến đây, du khách sẽ được ngắm những ngọn núi có độ cao và hình dáng khá đồng đều, lạ mắt. Đặc biệt vào sáng sớm thường hay có biển mây mênh mông trắng muốt đẹp tinh khôi. Để đến Lục Khu săn mây từ sáng sớm, nếu từ thành phố sẽ mất khoảng hai giờ đi xe máy. Trên đường đi bạn sẽ phải để số thấp liên tục vì nơi đây khá cao, suốt chặng đường dài là dốc khá khiến cho chiếc xe gằn một hơi dài. Càng lên cao, khung cảnh hùng vĩ dần hiện ra, đó là những làn sương huyền ảo phủ kín đường, những ánh lửa lập lòe chiếu bên triền núi cùng chút khói trắng khiến không gian trở nên bớt lạnh lẽo cô độc. Trước kia, vì địa hình cao, nhiều hang đá, thiếu nước nên bà con sống rất khó khăn. Giờ đây, nông nghiệp thuận lợi, hệ thống các bể chứa nước lớn đã cải thiện cho người dân rất nhiều. Nhắc đến núi đá, có lẽ là “đặc sản” nơi đây nhưng điều kỳ lạ là núi như được nhân bản ra nhiều lần. Chúng như những “quả nấm” khổng lồ mọc lên chi chít sau cơn mưa đầu mùa thu. Vượt qua những lớp sương dày đặc ở độ cao hơn 300m, tôi chọn một vị trí bằng phẳng ngồi ngắm khung cảnh và định hướng góc cho chiếc flycam bay lên. Đúng như dự đoán, đó là một biển mây rộng lớn. Những tầng mây nhỏ vờn quanh triền núi chỉ để lộ chút đỉnh, còn lên cao hơn nữa là mênh mông mây trời khiến bất cứ ai có dịp được chiêm ngưỡng cũng cảm thấy nao lòng. Mặt trời lên, những đám mây tan dần, ánh sáng sớm của mặt trời chiếu xiên qua những vách núi, tán cây tạo nên không gian huyền ảo. Đó cũng là lúc bà con bắt đầu xuống chợ bán nông sản. Bà con người H’Mông đi chợ là cảnh khá quen thuộc, nhưng luôn khiến các du khách ở xa muốn khám phá điều bí mật đằng sau chiếc gùi trên lưng mỗi người. Xen trong những người đang hối hả bày biện là những gian hàng nhỏ bé với vài món hàng bình dị đậm chất quê miền núi. Nhìn những em nhỏ được cha mẹ dẫn đi chợ sớm ăn bát phở nóng hổi, ngon lành, tôi như thấy ngon miệng chung với tuổi thơ của những đứa trẻ lớn lên ở miền núi. Tôi nhận ra mình thật may mắn vì không chỉ được săn mây trên mảnh đất đá núi hoang sơ này mà còn chụp được những tấm hình đời thường thật nhiều mầu sắc.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp