Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Long An quê hương tôi
ID: 591686
Tác giả: Nguyễn Hải Ngân
Lời giới thiệu: "Ở tận sông Hồng em có biết, quê hương anh cũng có dòng sông. Anh mãi gọi với lòng tha thiết , Vàm cỏ Đông ơi Vàm cỏ Đông...!" Lời bài hát sâu lắng, tha thiết như gieo vào lòng những người con trên mảnh đất Long An. "Long An trung dũng kiên cường, Đánh giặc cũng giỏi, hát cải lương cũng tài!" Từ ngàn xưa ta đã biết truyền thống đánh giặc giữ nước của người dân Long An hiền lành, chất phác nhưng luôn vững chắc tay súng để đứng lên đấu tranh giành độc lập quê hương Việt Nam ta. Tuy ngày nay sống trong hòa bình, nhưng mảnh đất quê mẹ ấy đã nuôi tôi khôn lớn và dạy dỗ chúng tôi trở thành công dân có ích cho đời, cho sự nghiệp giáo dục. Mặc dù tôi và gia đình tôi lập nghiệp ở phương xa nhưng vẫn nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn ấy, nơi đã nuôi dưỡng nguồn sống cho mấy anh chị em chúng tôi. Quê hương đất nước Việt Nam không thiếu những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, nhưng trong mắt những người con trên mảnh đất Long An thì quê hương nơi tôi sinh ra mới là xứ sở đẹp nhất, tuyệt vời nhất và quê hương ấy ngày càng đẹp mãi với thời gian. Cũng nhờ con sông Vàm cỏ Đông ấy, đồng lúa chín vàng bông ấy, những hàng dừa lung linh soi bóng ấy.... đã giúp gia đình chúng tôi tìm về bên nhau, biết chia sẻ, quan tâm, đoàn kết lẫn nhau trong tình yêu thương vô bờ bến của tình cha và nghĩa mẹ. Một bức tranh gia đình sum họp tại quê hương Long An vô cùng ý nghĩa đối với gia đình tôi nói riêng và với những người con trên mảnh đất Long An nói chung. Thật tự hào khi được sinh ra trên mảnh đất trù phú của đất nước Việt Nam. Tự hào về đất nước tôi - tự hào về Long An quê hương tôi!!!

0 Votes


Tác phẩm: Hành trình tìm về cội nguồn - Căn cứ Tà Thiết
ID: 599906
Tác giả: Nguyễn Thị Hải Hòa
Lời giới thiệu: Trong cuộc sống này, ai cũng đều có và cần phải lưu giữ một hay nhiều giá trị. Trong đó khổng thể thiếu đó là giá trị lịch sử của dân tộc. Thực tế, sự tồn tại của một quốc gia đều phải được tính bằng giá trị lịch sử, tính bằng những thăn trầm thời gian đã trải qua. Việt Nam đất nước tôi, để được đứng vững trên bản đồ thế giới, đã trải qua biết bao thăng trầm, những thăng trầm đó hơn cả mồ hôi, nước mắt, mà đó là máu, xương, thịt của bao lớp người đã ngã xuống. Có những người còn rất trẻ chỉ bằng chúng tôi hay còn trẻ hơn thế rất nhiều. Chiến tranh đã rèn rũa người Việt chúng tôi sự kiên cường, bất khuất, dạy cho lớp trẻ chúng tôi hôm nay về sự hy sinh máu xương của thế hệ cha anh. Hơn hết là dạy chúng tôi một tình yêu nồng nàn với Tổ quốc. Dạy cho chúng tôi, có thể sẵn sàng hô vang " Tôi yêu Việt Nam" dù ở nơi đâu, hoàn cảnh nào. Bức ảnh tôi gửi tham dự thi, là những gì tôi muốn gửi đến tất cả thế hệ trẻ Việt Nam, các bạn có thể đi du lịch mọi nơi, tìm hiểu mọi điều, nhưng hãy nhớ chúng ta có được như hôm nay là nhờ công các thế hệ cha anh đã ngã xuống. Vậy, các bạn hãy chừa nhiều khoảng trống trong hành trình cuộc đời, để tìm về những di tích lịch sử. Trân trọng cảm ơn.

0 Votes


Tác phẩm: Sắc trên mặt nạ tuồng.
ID: 607816
Tác giả: Trần Ngọc Vân
Lời giới thiệu: Loại hình nghệ thuật lâu đời này còn lưu dấu đến nay như một vốn văn hoá dân gian quý của đất nước. Trong nghệ thuật Tuồng, người nghệ sĩ Tuồng ngoài tài năng diễn xuất, hát hay, múa giỏi, còn phải biết tự hóa trang gương mặt khi lên sân khấu. Nghệ thuật hóa trang trong Tuồng rất độc đáo, tùy theo tính cách của nhân vật hay nội dung vở diễn mà tương ứng với một loại mặt lạ Tuồng. Trong Tuồng truyền thống Việt Nam màu sắc có ý nghĩa, màu đỏ tượng trưng cho người thẳng thắn, trí dũng, nghĩa khí, trung liệt. Màu trắng là nhân vật có diện mạo đẹp, thư sinh, nhu mì, trong sáng. Trắng mốc, xám, hồng lợt, vỏ cua là vai nịnh thần, gian thần, bạc bẽo, vong ân bội nghĩa. Màu xanh da trời thể hiện nhân vật chưa biết tốt, xấu, mưu mô hay xảo quyệt. Màu lục tượng trưng nhân vật không chung thủy… Những gương mặt dùng mầu sắc trung tính, nhẹ nhàng, thường dùng cho gương mặt của lão văn, lão tiều, phụ nữ và trẻ em… cách sử dụng mầu sắc dân gian này mang một đặc trưng của văn hóa phương Đông. Các màu chủ đạo người nghệ sĩ dân gian dùng vẽ mặt nạ Tuồng là màu đen, trắng, đỏ, vàng, lam. Từ những màu cơ bản, nguyên chất này, họ khéo léo pha trộn mầu, tạo ra những mầu mới, để thể hiện nổi bật tính cách nhân vật Tuồng trong mỗi vở diễn.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp