Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Ô Loan chiều hạ vàng
ID: 603303
Tác giả: Võ Thị Kim Phượng
Lời giới thiệu: Đứng trên đèo Quán Cau ( Quốc lộ 1A) cách thành phố Tuy Hòa 23km về phía bắc, đầm hiện ra mênh mông như để thu hết tầm mắt khách đi đường tuyến Bắc- Nam, nhìn xuống Đầm Ô Loan giống như một con chim thiên nga đang sải cánh bay trên bầu trời quang đãng . Đầm Ô Loan được bao bọc bởi các làng mạc trù phú và những dãy núi thoai thoải, nhìn từ xa như một bức tranh non nước hữu tình. Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên Đầm Ô Loan còn có giá trị kinh tế . Đầm Ô Loan là nơi có nguồn lợi thủy hải sản đa dạng phong phú như: tôm rằn, tôm bạc, rau câu, điệp, cá, cua, ghẹ, sứa , hầu... đặc biệt làm nên thương hiệu nổi tiếng về Ô Loan là Sò huyết. Chính vì thế mà các thi sĩ , nhạc sĩ tài hoa biết bao vần thơ, tuyệt bút đã không ngớt lời ca ngợi về vẻ đẹp, con người và đặc sản nơi đây. Tản Đà nhà thơ nổi tiếng sành ăn đến Phú Yên nếm món ngon vật lạ phải khen rằng: " Phú Câu cước cá, Ô Loan miếng hầu" Nhạc sĩ Vĩnh An có bài : "Chiều xuống Đầm Ô Loan, ai buông một tiếng đàn, làm ngẩn ngơ mặt nước..." Hằng năm cứ vào mùng 7 tháng giêng nơi đây còn có lễ hội cầu ngư (còn gọi là lễ cúng cá Ông) của ngư dân quanh Đầm. Sau lễ là phần hội tổ chức các cuộc thi tài thể thao như: đua thuyền chài, đua thuyền rồng, đua thuyền thúng, bơi lội với nhiều nội dung... Đầm Ô Loan là di tích thắng cảnh cấp quốc gia là niềm tự hào của người dân nơi đây. Mời bạn hãy một lần ghé thăm thắng cảnh nơi đây nhé!

0 Votes


Tác phẩm: Nhiếp Ảnh Gia Săn Bình Minh Tại Đồi Chè Long Cốc
ID: 601681
Tác giả: HÀ VĂN LUẬN
Lời giới thiệu: Đồi chè Long Cốc hay ốc đảo chè Long Cốc là một điểm du lịch xanh ở xã Long Cốc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Cách Hà Nội khoảng 125 km, Long Cốc là tập hợp của hàng trăm quả đồi có hình bát úp nằm nối tiếp nhau. Diện tích đồi chè ở đây lên đến hơn 700 ha, Là điểm tham quan, du lịch mới của tỉnh Phú Thọ, nơi đây thu hút du khách bằng quang cảnh nên thơ, đẹp như tranh vẽ. ​Đến với Long Cốc, ngoài việc hòa mình cùng cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ, du khách còn được “check-in”, thỏa sức sáng tạo những tấm ảnh tuyệt đẹp về đồi chè và thưởng thức những chén trà thơm ngon giữa đỉnh đồi thơ mộng. Nơi đây được mệnh danh là “chốn bồng lai tiên cảnh của vùng đất trung du”. Đến đây, du khách như lạc vào không gian thuần khiết của hàng trăm ha chè nằm hòa quyện với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ. Những con đường đất uốn lượn, quanh co bên sườn đồi và khung cảnh tuyệt đẹp của các đồi chè sẽ đưa du khách đi từ những ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Với thắng cảnh trời ban và khí hậu ôn hoà, Long Cốc là điểm đến mà bạn có thể ghé thăm vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nhưng thời điểm lý tưởng nhất là từ tháng 3 đến tháng 12 hàng năm. Lúc này, chè lên xanh mát phủ kín cả ngọn đồi, tạo thành những tấm thảm xanh đầy sức sống. Từ tháng 12 trở đi là thời gian “ngủ đông” của cây chè, đồi chè trở nên đa dạng với những đường nét và hình khối khác lạ, kích thích trí tưởng tượng của mỗi du khách.

0 Votes


Tác phẩm: TẮM CHO TRÂU
ID: 601458
Tác giả: HÀ VĂN LUẬN
Lời giới thiệu: Từ xa xưa, trâu đã là người bạn thân thiết, gắn bó với người nông dân. Ông cha ta thường nói: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, đủ hiểu trâu có vị trí như thế nào trong cuộc sống của con người.Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy, phân bố rộng rãi khắp Việt Nam. Từ hàng ngàn năm trước, trâu đã gắn bó với con người cùng với sự ra đời của nền văn minh lúa nước. Người Việt cổ không những biết săn trâu mà còn thuần hóa trâu, lợi dụng sức khỏe của trâu để phụ giúp trong việc đồng áng. Trâu là động vật thuộc lớp thú có vú. Thân hình của trâu trông vô cùng vạm vỡ. Lông trâu là lông mao, thường có màu đen. Da trâu rất dày và bóng loáng. Hai cái tai như hai cái lá đa, lúc nào cũng ve vẩy để đuổi ruồi, ngoài ra, tai trâu cũng rất thính, giúp trâu nghe ngóng được những tiếng động xung quanh. Mũi trâu ươn ướt, người ta thường luồn sợi dây vào mũi trâu để kéo đi cho dễ. Mắt trâu to tròn như hai hòn bi ve. Trâu cũng giống như bò, thuộc nhóm động vật nhai lại và chỉ có một hàm răng. Việc trâu chỉ có một hàm răng được người xưa lí giải qua câu chuyện “Trí khôn của ta đây”: vì trâu mải cười con hổ bị người nông dân lừa buộc vào gốc cây nên ngã lăn xuống đất, răng đập vào đã, gãy mất một hàm. Đuôi trâu ngắn, có một túm lông ở cuối. Hai cái sừng trên đầu uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu tự vệ chống lại sự tấn công của kẻ thù. Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ 1-2 lứa, mỗi lứa một con. Trâu con mới sinh ra gọi là nghé.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp