Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Nụ cười của em
ID: 34908
Tác giả: Phạm Minh Đức
Lời giới thiệu: Trên chuyến đi tới "sống lưng khủng long" tại Tà Xùa, tỉnh Sơn La, tôi có gặp em. Thoạt hình thì thấy em và mẹ đang ngồi ở giữa trưa vô cùng nắng trên đỉnh "sống lưng khủng long" chỉ để khách du lịch tới tham quan qua, ủng hộ hai mẹ con. Người thì chụp với em tấm ảnh rồi cho em tiền, người thì cho kẹo,... Nhưng chỉ khi nào có người cho em cái gì, em mới thoải mái để mỉm cười. Không biết là ai đã giáo dục em như vậy. Nhưng thật đáng buồn là những tâm hồn bé nhỏ này, lại bị giáo dục một cách không đúng như thế. Với tuổi của các em bây giờ, là được vui chơi, là được hồn nhiên, cười nói. Không phải là lao động, là biết được giá trị của đồng tiền, của những món đồ, của sự thật cuộc sống sớm như vậy. Thấy em ngồi giữa trưa nắng nóng như vậy, tôi mở balo ra tìm xem có đồ gì để đưa cho em không. Đưa tiền thì không được, vì làm vậy nhiều lần, sau này lớn lên sẽ làm hỏng một tâm hồn của đứa nhỏ. Nên tôi đành lấy chai nước suối tặng em. Chắc em khát lắm ! Em nhận chai nước, em mỉm cười thật tươi. Tôi vội rút máy ra chụp vài tấm hình. Khoảnh khắc ấy sao vừa thấy đáng yêu, vừa thấy thương em. Mong các em hãy luôn cười tươi như vậy. Như chính độ tuổi của các em !

0 Votes


Tác phẩm: Niềm vui ngày xuân
ID: 599968
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Chương trình “Tết Việt – Tết phố 2024” nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 do Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị, cá nhân tổ chức, đã khai mạc ngày 28/1, tại đình Kim Ngân, 40-42 Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Tại chương trình “Tết Việt – Tết phố 2024”, Ban Tổ chức đã phỏng dựng nhiều nghi lễ đặc sắc của Tết Phố cổ Hà Nội. Đây là hoạt động nâng cao nhận thức về bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và quảng bá hình ảnh khu vực hồ Hoàn Kiếm, khu phố cổ nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung.Đoàn rước với hàng trăm người mặc trang phục áo dài truyền thống xuất phát từ Ngôi nhà di sản (87 Mã Mây, quận Hoàn Kiếm) đi qua các tuyến phố cổ cũng như di sản Thủ đô về đình Kim Ngân 42 Hàng Bạc. Cầm trên tay cành đào tươi thắm, Trần Hà An (sinh năm 2009) tham gia đoàn rước lễ cho biết: "Em rất yêu văn hóa truyền thống , đặc biệt là áo dài Việt Nam nên việc có mặt và khoác trên mình tà áo truyền thống trong đoàn rước hôm nay em cảm thấy rất vinh dự".

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp