Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Mùa hoa cà phê Tây Nguyên
ID: 595524
Tác giả: Phan Xuân Nguyên
Lời giới thiệu: Khi gió xuân bắt đầu thổi nhẹ qua những cánh rừng bạt ngàn của Tây Nguyên, vùng đất đỏ bazan này lại khoác lên mình một vẻ đẹp rực rỡ mà hiếm nơi nào có được—mùa hoa cà phê nở rộ. Cứ vào khoảng tháng 3, những vườn cà phê trải dài từ Đắk Lắk, Gia Lai đến Lâm Đồng đồng loạt bung nở, tạo nên một bức tranh thiên nhiên trắng tinh khôi, thuần khiết giữa không gian mênh mông của núi rừng. Hoa cà phê Tây Nguyên nở thành từng chùm trắng xóa, phủ kín những cành cây uốn lượn mềm mại. Nhìn từ xa, cả cánh đồng cà phê như chìm trong một biển mây trắng, mang lại cảm giác thanh bình, dịu nhẹ cho bất cứ ai được chiêm ngưỡng. Sắc trắng của hoa cà phê không chỉ làm say đắm lòng người mà còn khiến bức tranh thiên nhiên Tây Nguyên trở nên thơ mộng và lãng mạn hơn bao giờ hết. Mùi hương ngọt ngào của hoa cà phê lan tỏa trong không khí, hòa quyện cùng làn gió nhẹ, mang đến một không gian tươi mới, trong lành. Đối với người dân Tây Nguyên, mùa hoa cà phê không chỉ là dấu hiệu của một vụ mùa mới đầy hứa hẹn mà còn là thời điểm để họ cùng nhau tận hưởng vẻ đẹp hiếm có của quê hương. Đó là lúc những người nông dân bắt đầu những công việc chăm sóc cây trồng, chuẩn bị cho một mùa thu hoạch bội thu. Hoa cà phê chỉ nở rộ trong vài ngày ngắn ngủi rồi tàn phai, nhưng những ký ức về mùa hoa ấy sẽ mãi in đậm trong lòng mỗi người khi nhắc đến Tây Nguyên. Đó không chỉ là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, của sự gắn bó keo sơn giữa con người với đất trời, của tinh thần kiên cường và niềm tin vào tương lai tươi sáng. Nếu có dịp đến Tây Nguyên vào mùa hoa cà phê, du khách sẽ được hòa mình vào một không gian đầy thơ mộng, tận hưởng vẻ đẹp tinh khôi và hương thơm dịu nhẹ của hoa cà phê, cùng với những câu chuyện đầy tình người của người dân nơi đây. Mùa hoa cà phê Tây Nguyên không chỉ là một bức tranh đẹp mà còn là một trải nghiệm khó quên, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng những ai từng đặt chân đến mảnh đất này.

0 Votes


Tác phẩm: Lễ hội Áo Dài Thành Phố Hồ Chí Minh
ID: 599366
Tác giả: Lê Hoàng Mến
Lời giới thiệu: Lễ hội Áo dài TP HCM năm 2024 do Sở Du lịch và Hội Liên hiệp Phụ nữ TP HCM phối hợp tổ chức, từ ngày 7 đến 17-3. Sự kiện văn hóa này đã trở thành thương hiệu độc đáo của du lịch Việt Nam. Trong thời gian diễn ra lễ hội áo dài, các công chức, viên chức và người lao động nữ tại TP HCM sẽ hưởng ứng qua việc mặc áo dài trong những hoạt động tiếp dân và tại công sở.Lễ hội Áo dài TP HCM năm 2024 sẽ khai mạc lúc 19 giờ ngày 7-3 tại Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường Nguyễn Huệ, quận 1 (truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình TP HCM - HTV). Chương trình đồng diễn với áo dài lúc 7 giờ ngày 8-3 tại khu vực đường đi bộ Nguyễn Huệ. Chương trình nghệ thuật "Áo dài - Sắc màu TP HCM" lúc 19 giờ ngày 8-3 tại Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1 (truyền hình trực tiếp trên HTV). Chung kết cuộc thi "Duyên dáng Áo dài TP HCM" năm 2024 lúc 17 giờ ngày 9-3 tại Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường đi bộ Nguyễn Huệ (truyền hình trực tiếp trên HTV). Cuộc thi Áo dài online với chủ đề "Áo dài và 100 điều thú vị của TP HCM" dự kiến trao giải trong đêm chung kết cuộc thi "Duyên dáng Áo dài" năm 2024...

1 Vote


Tác phẩm: Nhảy dù tiếp nước
ID: 599008
Tác giả: Vũ Minh Hiển
Lời giới thiệu: Trung tâm Quốc gia Huấn luyện và Tìm kiếm cứu nạn đường không huấn luyện thành công nội dung nhảy dù tiếp nước “Nhảy dù tiếp nước khác hoàn toàn so với nhảy dù tiếp đất bởi tiềm ẩn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến an toàn khi thực hiện nhiệm vụ như: Gặp khu vực bãi hẹp, nước nông hoặc sâu, nếu thao tác cắt dù không kịp, không đúng thời điểm sẽ bị dù trùm lên người tiềm ẩn nguy cơ sặc nước hoặc dây quấn chân… Để thực hiện nhiệm vụ an toàn, trước đó đã tiến hành huấn luyện mặt đất và tuân thủ tuyệt đối các nội dung huấn luyện, thành thục các yếu lĩnh, động tác, trình tự thoát hiểm khi nhảy dù tiếp nước tại đơn vị, như: Động tác chuẩn bị tiếp nước, lái dù về vị trí cứu hộ, thả trang bị khí tài, cắt dù đúng thời điểm… nhằm hạn chế và loại bỏ tất cả những nguy cơ mất an toàn. Để chuẩn bị cho nội dung huấn luyện này, ngoài túi dù chính, dù phụ nặng gần 20kg, anh còn phải mang thêm các thiết bị thuyền phao, túi trang bị cấp cứu với: Lương khô, thuốc chống cá mập, dao, cần câu, các thiết bị y tế cần thiết dành cho phi công trong những trường hợp khẩn cấp. Khi những chiếc trực thăng lượn vòng quan sát trên không vực khu vực hồ Đồng Mô cũng là lúc lực lượng cứu hộ mặt nước cơ động xuồng máy về khu vực dự kiến người nhảy dù sẽ tiếp nước. Lúc chiếc trực thăng ở độ cao gần 400m, Đại úy QNCN Phạm Thế Mạnh thoát ly khỏi máy bay, vòm thiết bị dù T4 bung tròn và chỉ ít giây sau, chiếc xuồng phao cũng đã bung thành công. Anh khéo léo lái dù về vị trí đã được lực lượng cứu hộ phun khói để có thể dễ dàng quan sát. Lúc chỉ còn cách mặt nước hơn 1m, Nguyễn Thế Mạnh nhanh chóng thao tác cắt dù, nhằm hạn chế thấp nhất tình huống dù trùm lên người và cơ động lên xuồng phao an toàn. Đây cũng là lần huấn luyện thực hành nhảy dù tiếp nước đầu tiên của anh.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp