Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Nhiếp Ảnh Gia Săn Bình Minh Tại Đồi Chè Long Cốc
ID: 601681
Tác giả: HÀ VĂN LUẬN
Lời giới thiệu: Đồi chè Long Cốc hay ốc đảo chè Long Cốc là một điểm du lịch xanh ở xã Long Cốc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Cách Hà Nội khoảng 125 km, Long Cốc là tập hợp của hàng trăm quả đồi có hình bát úp nằm nối tiếp nhau. Diện tích đồi chè ở đây lên đến hơn 700 ha, Là điểm tham quan, du lịch mới của tỉnh Phú Thọ, nơi đây thu hút du khách bằng quang cảnh nên thơ, đẹp như tranh vẽ. ​Đến với Long Cốc, ngoài việc hòa mình cùng cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ, du khách còn được “check-in”, thỏa sức sáng tạo những tấm ảnh tuyệt đẹp về đồi chè và thưởng thức những chén trà thơm ngon giữa đỉnh đồi thơ mộng. Nơi đây được mệnh danh là “chốn bồng lai tiên cảnh của vùng đất trung du”. Đến đây, du khách như lạc vào không gian thuần khiết của hàng trăm ha chè nằm hòa quyện với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ. Những con đường đất uốn lượn, quanh co bên sườn đồi và khung cảnh tuyệt đẹp của các đồi chè sẽ đưa du khách đi từ những ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Với thắng cảnh trời ban và khí hậu ôn hoà, Long Cốc là điểm đến mà bạn có thể ghé thăm vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nhưng thời điểm lý tưởng nhất là từ tháng 3 đến tháng 12 hàng năm. Lúc này, chè lên xanh mát phủ kín cả ngọn đồi, tạo thành những tấm thảm xanh đầy sức sống. Từ tháng 12 trở đi là thời gian “ngủ đông” của cây chè, đồi chè trở nên đa dạng với những đường nét và hình khối khác lạ, kích thích trí tưởng tượng của mỗi du khách.

0 Votes


Tác phẩm: Hùng Vỹ Tây Nguyên
ID: 595567
Tác giả: Phan Xuân Nguyên
Lời giới thiệu: Hang Én, một trong những ngọn thác hùng vỹ nhất của Tây Nguyên, không chỉ là biểu tượng của sức mạnh thiên nhiên mà còn là nơi chứa đựng những giá trị văn hóa lịch sử sâu sắc của vùng đất này. Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, thác Hang Én được bao bọc bởi rừng xanh bát ngát và những dãy núi chập chùng, tạo nên một khung cảnh tựa như bức tranh sơn thủy hữu tình, đầy mê hoặc. Dòng nước thác chảy xiết từ độ cao hàng chục mét, đổ xuống tạo thành một màn sương trắng xóa, mang lại cảm giác mát lạnh và tràn đầy sức sống. Âm thanh ầm ầm của nước thác như nhịp đập của trái tim đại ngàn, nhắc nhở mỗi người về sức mạnh vĩnh cửu của thiên nhiên. Đứng dưới chân thác, ta không chỉ cảm nhận được sự hùng vỹ của Tây Nguyên mà còn thấy được nét đẹp hoang sơ, đầy bí ẩn của vùng đất này. Bên cạnh đó, Tây Nguyên không chỉ nổi tiếng với thiên nhiên hùng vỹ mà còn với bề dày văn hóa lịch sử lâu đời. Các dân tộc thiểu số nơi đây, trong đó có người J'rai, đã và đang giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống, từ trang phục, âm nhạc đến các nghi lễ, phong tục tập quán. Hình ảnh chàng trai người J'rai trong trang phục truyền thống và cô gái Việt Nam trong tà áo dài đứng dưới chân thác Hang Én là minh chứng cho sự giao thoa văn hóa đặc sắc của dân tộc, nơi mà cái cũ và cái mới cùng tồn tại, hòa quyện và phát triển. Thác Hang Én không chỉ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là nơi giúp ta hiểu thêm về giá trị văn hóa, lịch sử của Tây Nguyên. Mỗi dòng chảy của thác nước, mỗi bản nhạc cồng chiêng vang lên đều mang trong mình câu chuyện về quá khứ, hiện tại và tương lai của vùng đất này.

0 Votes


Tác phẩm: Năng lượng điện gió và rừng phòng hộ Bạc Liêu
ID: 597704
Tác giả: Nguyễn Trang Kim Cương
Lời giới thiệu: Điện gió ở Việt Nam thuộc nhóm công nghiệp năng lượng mới nổi, được nhập cuộc theo sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo chung của thế giới, sự nhập khẩu khoa học kỹ thuật, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn năng lượng khi các nguồn thủy điện lớn đã khai thác hết, các thủy điện nhỏ không đảm bảo lợi ích mang lại so với thiệt hại môi trường mà nó gây ra. Mặt khác Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời và gió, do ở gần xích đạo và tồn tại những vùng khô nắng nhiều và gió có hướng tương đối ổn định như các tỉnh nam Trung Bộ. Vì thế điện gió cùng với điện mặt trời đang được Nhà nước Việt Nam khuyến khích phát triển, thể hiện ở Quyết định 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo phát triển nguồn điện khi dừng các dự án điện hạt nhân và giảm bớt các nhiệt điện đốt hóa thạch. Rừng phòng hộ là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Rừng phòng hộ còn là nguồn cung cấp môi trường sống tự nhiên cho nhiều loài thực vật và động vật duy trì chu trình sinh thái, đảm bảo sự cân bằng trong hệ sinh thái và bảo vệ các loài quý hiếm và nguy cấp. Bên cạnh đó rừng phòng hộ giữ chặt đất đai bằng cách cản trở xói mòn và phong hoá đất. Cây cối và rừng bao phủ giúp giữ đất đai ổn định, hạn chế hiện tượng sạt lở và đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho đất. Rừng phòng hộ không chỉ bảo vệ môi trường tự nhiên mà còn cung cấp nguồn lâm sản quan trọng.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 Tiếp