Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Nụ cười của em
ID: 34908
Tác giả: Phạm Minh Đức
Lời giới thiệu: Trên chuyến đi tới "sống lưng khủng long" tại Tà Xùa, tỉnh Sơn La, tôi có gặp em. Thoạt hình thì thấy em và mẹ đang ngồi ở giữa trưa vô cùng nắng trên đỉnh "sống lưng khủng long" chỉ để khách du lịch tới tham quan qua, ủng hộ hai mẹ con. Người thì chụp với em tấm ảnh rồi cho em tiền, người thì cho kẹo,... Nhưng chỉ khi nào có người cho em cái gì, em mới thoải mái để mỉm cười. Không biết là ai đã giáo dục em như vậy. Nhưng thật đáng buồn là những tâm hồn bé nhỏ này, lại bị giáo dục một cách không đúng như thế. Với tuổi của các em bây giờ, là được vui chơi, là được hồn nhiên, cười nói. Không phải là lao động, là biết được giá trị của đồng tiền, của những món đồ, của sự thật cuộc sống sớm như vậy. Thấy em ngồi giữa trưa nắng nóng như vậy, tôi mở balo ra tìm xem có đồ gì để đưa cho em không. Đưa tiền thì không được, vì làm vậy nhiều lần, sau này lớn lên sẽ làm hỏng một tâm hồn của đứa nhỏ. Nên tôi đành lấy chai nước suối tặng em. Chắc em khát lắm ! Em nhận chai nước, em mỉm cười thật tươi. Tôi vội rút máy ra chụp vài tấm hình. Khoảnh khắc ấy sao vừa thấy đáng yêu, vừa thấy thương em. Mong các em hãy luôn cười tươi như vậy. Như chính độ tuổi của các em !

0 Votes


Tác phẩm: Giã gạo
ID: 602722
Tác giả: Dương Hoài An
Lời giới thiệu: Để làm ra hạt gạo, người Tây Nguyên dùng cối giã. Cối giã gạo được làm từ một khúc gỗ lớn cỡ người ôm, khoét thành bộng sâu. Cối của người Jrai trên miệng to loe ra, dưới đáy thắt nhỏ chụm. Ngược lại, cối của người Bahnar phần đáy thường nở rộng, phần miệng thu nhỏ dần. Cái chày thường được làm bằng gỗ kơ nia để đảm bảo độ cứng, thớ gỗ mịn chắc không tách, không vỡ, không xơ. Đó là khúc cây kơ nia thẳng đuột có đoạn giữa tầm vừa hai bàn tay nắm chặt, một đầu gốc to hơn, đầu ngọn nhỏ dần tóp lại. Là kiểu chày bất đối xứng. Chiều dài chày giã gạo cao vừa tầm người. Chày sau khi chặt đẽo còn tươi thì ngâm bùn non một thời gian cho thâm đen, vớt lên rửa sạch, dựng bên bếp hoặc gác dưới sàn nhà cho khô, tránh phơi nắng trực tiếp. Chày giã gạo của người Tây Nguyên để luôn cả đoạn cây mang tính tự nhiên, phần giữa không đẽo eo như người Kinh. Giã một thời gian, chày trở nên đen bóng. Vì không có cối xay, không có công đoạn xay lúa nên khi giã gạo, người Tây Nguyên cho luôn hạt lúa vào cối, dùng đầu chày nhỏ giã cho bong vỏ trấu, sau đó trở đầu to để giã bong cám sạch gạo.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp