Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Đổ bánh xèo 0 đồng ở Chùa Bánh Xèo (An giang)
ID: 33319
Tác giả: Nguyễn Hùng Quân
Lời giới thiệu: Chùa Bánh Xèo có tên gọi là Thiền viện Đông Lai hay Chùa Phật Nằm. tọa lạc tại khóm Xuân Phú, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang và nằm trong khu vực Bảy Núi hay còn được gọi là dãy Thất Sơn. Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai) là một điểm dừng chân quen thuộc của các tín đồ đam mê du lịch mỗi khi đặt chân đến An Giang. Bởi vì nơi đây vừa là chốn linh thiêng, tôn kính vừa sở hữu không gian yên bình cùng truyền thống làm bánh xèo đãi khách phương xa vô cùng đặc biệt. Sở dĩ cái tên Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai) trở nên nổi tiếng là vì mỗi ngày tại đây đều phục vụ cho mọi người đến thăm chùa hàng nghìn chiếc bánh xèo chay miễn phí. Khởi nguồn của truyền thống độc đáo này là vào năm 1999, khi trông thấy các Phật tử từ khắp mọi nơi về đây cúng dường, các sư thầy ở trong chùa đã nghĩ đến việc làm bánh xèo chay để thết đãi. Khoảng thời gian đầu chỉ làm số lượng ít và nhỏ lẻ để các Phật tử có thể thưởng thức cho chắc bụng. Dần dần, ngày càng nhiều người từ phương xa đến Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai) để thưởng thức món ăn thú vị này. Chính vì thế, từ vài chiếc chảo nhỏ thì ngày nay chùa đã có đến 40 chảo lớn đổ bánh liên tục tất cả các ngày trong tuần.

0 Votes


Tác phẩm: TẮM CHO TRÂU
ID: 601458
Tác giả: HÀ VĂN LUẬN
Lời giới thiệu: Từ xa xưa, trâu đã là người bạn thân thiết, gắn bó với người nông dân. Ông cha ta thường nói: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, đủ hiểu trâu có vị trí như thế nào trong cuộc sống của con người.Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy, phân bố rộng rãi khắp Việt Nam. Từ hàng ngàn năm trước, trâu đã gắn bó với con người cùng với sự ra đời của nền văn minh lúa nước. Người Việt cổ không những biết săn trâu mà còn thuần hóa trâu, lợi dụng sức khỏe của trâu để phụ giúp trong việc đồng áng. Trâu là động vật thuộc lớp thú có vú. Thân hình của trâu trông vô cùng vạm vỡ. Lông trâu là lông mao, thường có màu đen. Da trâu rất dày và bóng loáng. Hai cái tai như hai cái lá đa, lúc nào cũng ve vẩy để đuổi ruồi, ngoài ra, tai trâu cũng rất thính, giúp trâu nghe ngóng được những tiếng động xung quanh. Mũi trâu ươn ướt, người ta thường luồn sợi dây vào mũi trâu để kéo đi cho dễ. Mắt trâu to tròn như hai hòn bi ve. Trâu cũng giống như bò, thuộc nhóm động vật nhai lại và chỉ có một hàm răng. Việc trâu chỉ có một hàm răng được người xưa lí giải qua câu chuyện “Trí khôn của ta đây”: vì trâu mải cười con hổ bị người nông dân lừa buộc vào gốc cây nên ngã lăn xuống đất, răng đập vào đã, gãy mất một hàm. Đuôi trâu ngắn, có một túm lông ở cuối. Hai cái sừng trên đầu uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu tự vệ chống lại sự tấn công của kẻ thù. Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ 1-2 lứa, mỗi lứa một con. Trâu con mới sinh ra gọi là nghé.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp