Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: TRƯỜNG SA-NHÀ GIÀN THÂN YÊU
ID: 37228
Tác giả: NGUYỄN NGỌC HẢI
Lời giới thiệu: Đoàn công tác thăm quan và tặng quà các chiến sỹ huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DK 1/9 (Ba Kè) với nhiều hoạt động giao lưu, ý nghĩa tình quân dân, ngưỡng mộ sự kiên trung thầm lặng của các chiến sỹ làm nên lá chắn vững chắc trên thềm lục địa phía nam của tổ quốc . Hải trình thăm quan các đảo của huyện đảo Trường Sa như, đảo Đá Thị, đảo An Bang, đảo Đá Đông C, đảo Sinh Tồn Đông, đảo Len Đao, và những đảo chìm, đảo nổi, đặc biệt là đảo Trường Sa và Nhà Giàn DK 1/9 (Ba Kè) . Đoàn công tác đã tổ chức giao lưu văn nghệ cùng chiến sỹ trên các đảo nhằm ca ngợi tình yêu thương quê hương, đất nước, biển, đảo Việt Nam, và cũng rất tự hào người chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam, đã để lại nhiều kỷ niệm tại các đảo ở biển đông . Đoàn đã có nhiều hoạt động ý nghĩa như tặng quà, thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ và tham dự lễ chào cờ tại đảo Trường Sa . Trong chuyến hành trình trên biển, đoàn đã tham gia nhiều hoạt động trên tàu KN 390 như; Lễ tưởng niệm, dâng hương, thả vòng hoa tưởng nhớ đến 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam hy sinh tại đảo Gạc Ma khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Tổ Quốc, giao lưu văn nghệ, tham gia tìm hiểu về chủ quyền biển đảo Việt Nam, giúp ta thêm yêu thương và trân quí biển đảo Tổ quốc Việt Nam hơn . Những nụ cười của các chiến sĩ trên các đảo những cái bắt tay, những cái ôm chặt của lính cùng những dấu ấn kỷ niệm nhiều cảm xúc đã lan tỏa và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng của quân và dân .

0 Votes


Tác phẩm: Bà Cụ Người Mường Long Cốc Uống Nước Bên Bếp Lửa
ID: 601826
Tác giả: HÀ VĂN LUẬN
Lời giới thiệu: Một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Mường về cơ bản gồm những yếu tố sau: Chiếc khăn trắng thắt trên đầu, áo ngắn có độ dài vừa chấm eo lưng; tương tự như áo ngắn nhưng được kéo dài xuống ngang đầu gối, phía dưới hơi xoè rộng, hai vạt áo buông tự do, tạo cảm giác mềm mại (ngày nay thường chỉ thấy trong các lễ hội); Yếm; Váy, gồm hai phần chính là cạp váy và chân váy, cạp váy có màu sắc rực rỡ, được dệt rất công phu và là bộ phận nổi bật trên trang phục; Bộ tênh (khăn thắt ở eo) và đồ trang sức (gồm: vòng bạc đeo tay, chuỗi hạt cườm và bộ xà tích). Tân Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía tây nam tỉnh Phú Thọ. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 83,5% dân số của huyện. Trong đó đồng bào dân tộc Mường chiếm 75,2% dân số toàn huyện và chiếm 29,52% dân tộc Mường trong toàn tỉnh. Đồng bào Mường nơi đây còn lưu giữ kho tàng di sản văn hóa phi vật thể đa dạng, phong phú, giàu bản sắc. Trong đó còn lưu giữ được nhiều loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian như: Hát Ví, hát Rang, Đâm đuống, Chạm ống, nghề truyền thống dệt thổ cẩm, tiếng nói, chữ viết… Long Cốc được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp thanh bình, thuần khiến. Nơi đây có hơn 90% dân số là dân tộc Mường với nhiều nét đặc sắc của văn hóa dân tộc Mường, con người thân thiện đã trở thành yếu tố hấp dẫn du khách.Từ nhiều năm qua, người dân nơi đây đã được thừa hưởng những giá trị văn hóa giàu bản sắc dân tộc do ông cha truyền lại với nhiều nét văn hóa truyền thống cần được bảo tồn, lưu giữ như hát Mường, các trò chơi dân gian, đánh cồng chiêng, các phong tục tập quán bản địa.

0 Votes


Tác phẩm: Cung nghinh bằng án lên điện Huệ An
ID: 590488
Tác giả: Nguyễn Trung Thanh
Lời giới thiệu: Từ sáng sớm, rất đông thánh đồng, đạo hữu cùng người dân, du khách thập phương có mặt tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo ở đường Chi Lăng, TP Huế để tham gia nghi lễ. Tại đây, sau khi tiến hành lễ cáo - lễ Cung nghinh, hơn 70 bằng, án (thuyền rồng đôi, thuyền rồng đơn) đã di chuyển xuống thuyền rồng để ngược dòng sông Hương lên điện Huệ Nam phía thượng nguồn. Lễ hội điện Huệ Nam (còn gọi điện Hòn Chén) là lễ hội dân gian truyền thống gắn với di tích điện Huệ Nam và đình làng Hải Cát thuộc xã Hương Thọ, huyện Hương Trà (nay là TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế). Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh của một bộ phận dân cư xứ Huế nói riêng và cả nước nói chung, được tổ chức hằng năm vào tháng Ba (lễ Xuân Tế) và tháng Bảy (lễ Thu Tế) Âm lịch tại ngôi điện nằm trên núi Ngọc Trản bên bờ sông Hương - nơi thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Tại điện Huệ Nam sẽ diễn ra các lễ chính như Khai hội - lễ Cáo Yết, lễ Chánh tế và cầu nguyện Quốc thái Dân an, lễ hành hương của đạo hữu, cung nghinh Thánh Mẫu và Hội đồng Tứ phủ lên dự lễ tế tại Đình làng Hải Cát. Bên cạnh đó còn có sinh hoạt lễ hội tại khu vực đình làng Hải Cát, lễ Chánh tế tại đình làng Hải Cát, lễ Hoàn tạ và Bế mạc lễ hội tại điện Huệ Nam.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp