Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Sắc trên mặt nạ tuồng.
ID: 607816
Tác giả: Trần Ngọc Vân
Lời giới thiệu: Loại hình nghệ thuật lâu đời này còn lưu dấu đến nay như một vốn văn hoá dân gian quý của đất nước. Trong nghệ thuật Tuồng, người nghệ sĩ Tuồng ngoài tài năng diễn xuất, hát hay, múa giỏi, còn phải biết tự hóa trang gương mặt khi lên sân khấu. Nghệ thuật hóa trang trong Tuồng rất độc đáo, tùy theo tính cách của nhân vật hay nội dung vở diễn mà tương ứng với một loại mặt lạ Tuồng. Trong Tuồng truyền thống Việt Nam màu sắc có ý nghĩa, màu đỏ tượng trưng cho người thẳng thắn, trí dũng, nghĩa khí, trung liệt. Màu trắng là nhân vật có diện mạo đẹp, thư sinh, nhu mì, trong sáng. Trắng mốc, xám, hồng lợt, vỏ cua là vai nịnh thần, gian thần, bạc bẽo, vong ân bội nghĩa. Màu xanh da trời thể hiện nhân vật chưa biết tốt, xấu, mưu mô hay xảo quyệt. Màu lục tượng trưng nhân vật không chung thủy… Những gương mặt dùng mầu sắc trung tính, nhẹ nhàng, thường dùng cho gương mặt của lão văn, lão tiều, phụ nữ và trẻ em… cách sử dụng mầu sắc dân gian này mang một đặc trưng của văn hóa phương Đông. Các màu chủ đạo người nghệ sĩ dân gian dùng vẽ mặt nạ Tuồng là màu đen, trắng, đỏ, vàng, lam. Từ những màu cơ bản, nguyên chất này, họ khéo léo pha trộn mầu, tạo ra những mầu mới, để thể hiện nổi bật tính cách nhân vật Tuồng trong mỗi vở diễn.

0 Votes


Tác phẩm: Long An quê hương tôi
ID: 591686
Tác giả: Nguyễn Hải Ngân
Lời giới thiệu: "Ở tận sông Hồng em có biết, quê hương anh cũng có dòng sông. Anh mãi gọi với lòng tha thiết , Vàm cỏ Đông ơi Vàm cỏ Đông...!" Lời bài hát sâu lắng, tha thiết như gieo vào lòng những người con trên mảnh đất Long An. "Long An trung dũng kiên cường, Đánh giặc cũng giỏi, hát cải lương cũng tài!" Từ ngàn xưa ta đã biết truyền thống đánh giặc giữ nước của người dân Long An hiền lành, chất phác nhưng luôn vững chắc tay súng để đứng lên đấu tranh giành độc lập quê hương Việt Nam ta. Tuy ngày nay sống trong hòa bình, nhưng mảnh đất quê mẹ ấy đã nuôi tôi khôn lớn và dạy dỗ chúng tôi trở thành công dân có ích cho đời, cho sự nghiệp giáo dục. Mặc dù tôi và gia đình tôi lập nghiệp ở phương xa nhưng vẫn nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn ấy, nơi đã nuôi dưỡng nguồn sống cho mấy anh chị em chúng tôi. Quê hương đất nước Việt Nam không thiếu những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, nhưng trong mắt những người con trên mảnh đất Long An thì quê hương nơi tôi sinh ra mới là xứ sở đẹp nhất, tuyệt vời nhất và quê hương ấy ngày càng đẹp mãi với thời gian. Cũng nhờ con sông Vàm cỏ Đông ấy, đồng lúa chín vàng bông ấy, những hàng dừa lung linh soi bóng ấy.... đã giúp gia đình chúng tôi tìm về bên nhau, biết chia sẻ, quan tâm, đoàn kết lẫn nhau trong tình yêu thương vô bờ bến của tình cha và nghĩa mẹ. Một bức tranh gia đình sum họp tại quê hương Long An vô cùng ý nghĩa đối với gia đình tôi nói riêng và với những người con trên mảnh đất Long An nói chung. Thật tự hào khi được sinh ra trên mảnh đất trù phú của đất nước Việt Nam. Tự hào về đất nước tôi - tự hào về Long An quê hương tôi!!!

0 Votes


Tác phẩm: Năng lượng điện gió và rừng phòng hộ Bạc Liêu
ID: 597704
Tác giả: Nguyễn Trang Kim Cương
Lời giới thiệu: Điện gió ở Việt Nam thuộc nhóm công nghiệp năng lượng mới nổi, được nhập cuộc theo sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo chung của thế giới, sự nhập khẩu khoa học kỹ thuật, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn năng lượng khi các nguồn thủy điện lớn đã khai thác hết, các thủy điện nhỏ không đảm bảo lợi ích mang lại so với thiệt hại môi trường mà nó gây ra. Mặt khác Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời và gió, do ở gần xích đạo và tồn tại những vùng khô nắng nhiều và gió có hướng tương đối ổn định như các tỉnh nam Trung Bộ. Vì thế điện gió cùng với điện mặt trời đang được Nhà nước Việt Nam khuyến khích phát triển, thể hiện ở Quyết định 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo phát triển nguồn điện khi dừng các dự án điện hạt nhân và giảm bớt các nhiệt điện đốt hóa thạch. Rừng phòng hộ là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Rừng phòng hộ còn là nguồn cung cấp môi trường sống tự nhiên cho nhiều loài thực vật và động vật duy trì chu trình sinh thái, đảm bảo sự cân bằng trong hệ sinh thái và bảo vệ các loài quý hiếm và nguy cấp. Bên cạnh đó rừng phòng hộ giữ chặt đất đai bằng cách cản trở xói mòn và phong hoá đất. Cây cối và rừng bao phủ giúp giữ đất đai ổn định, hạn chế hiện tượng sạt lở và đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho đất. Rừng phòng hộ không chỉ bảo vệ môi trường tự nhiên mà còn cung cấp nguồn lâm sản quan trọng.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp