Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Đổ bánh xèo 0 đồng ở Chùa Bánh Xèo (An giang)
ID: 33319
Tác giả: Nguyễn Hùng Quân
Lời giới thiệu: Chùa Bánh Xèo có tên gọi là Thiền viện Đông Lai hay Chùa Phật Nằm. tọa lạc tại khóm Xuân Phú, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang và nằm trong khu vực Bảy Núi hay còn được gọi là dãy Thất Sơn. Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai) là một điểm dừng chân quen thuộc của các tín đồ đam mê du lịch mỗi khi đặt chân đến An Giang. Bởi vì nơi đây vừa là chốn linh thiêng, tôn kính vừa sở hữu không gian yên bình cùng truyền thống làm bánh xèo đãi khách phương xa vô cùng đặc biệt. Sở dĩ cái tên Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai) trở nên nổi tiếng là vì mỗi ngày tại đây đều phục vụ cho mọi người đến thăm chùa hàng nghìn chiếc bánh xèo chay miễn phí. Khởi nguồn của truyền thống độc đáo này là vào năm 1999, khi trông thấy các Phật tử từ khắp mọi nơi về đây cúng dường, các sư thầy ở trong chùa đã nghĩ đến việc làm bánh xèo chay để thết đãi. Khoảng thời gian đầu chỉ làm số lượng ít và nhỏ lẻ để các Phật tử có thể thưởng thức cho chắc bụng. Dần dần, ngày càng nhiều người từ phương xa đến Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai) để thưởng thức món ăn thú vị này. Chính vì thế, từ vài chiếc chảo nhỏ thì ngày nay chùa đã có đến 40 chảo lớn đổ bánh liên tục tất cả các ngày trong tuần.

0 Votes


Tác phẩm: Giã gạo
ID: 602722
Tác giả: Dương Hoài An
Lời giới thiệu: Để làm ra hạt gạo, người Tây Nguyên dùng cối giã. Cối giã gạo được làm từ một khúc gỗ lớn cỡ người ôm, khoét thành bộng sâu. Cối của người Jrai trên miệng to loe ra, dưới đáy thắt nhỏ chụm. Ngược lại, cối của người Bahnar phần đáy thường nở rộng, phần miệng thu nhỏ dần. Cái chày thường được làm bằng gỗ kơ nia để đảm bảo độ cứng, thớ gỗ mịn chắc không tách, không vỡ, không xơ. Đó là khúc cây kơ nia thẳng đuột có đoạn giữa tầm vừa hai bàn tay nắm chặt, một đầu gốc to hơn, đầu ngọn nhỏ dần tóp lại. Là kiểu chày bất đối xứng. Chiều dài chày giã gạo cao vừa tầm người. Chày sau khi chặt đẽo còn tươi thì ngâm bùn non một thời gian cho thâm đen, vớt lên rửa sạch, dựng bên bếp hoặc gác dưới sàn nhà cho khô, tránh phơi nắng trực tiếp. Chày giã gạo của người Tây Nguyên để luôn cả đoạn cây mang tính tự nhiên, phần giữa không đẽo eo như người Kinh. Giã một thời gian, chày trở nên đen bóng. Vì không có cối xay, không có công đoạn xay lúa nên khi giã gạo, người Tây Nguyên cho luôn hạt lúa vào cối, dùng đầu chày nhỏ giã cho bong vỏ trấu, sau đó trở đầu to để giã bong cám sạch gạo.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp