Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Long An quê hương tôi
ID: 591686
Tác giả: Nguyễn Hải Ngân
Lời giới thiệu: "Ở tận sông Hồng em có biết, quê hương anh cũng có dòng sông. Anh mãi gọi với lòng tha thiết , Vàm cỏ Đông ơi Vàm cỏ Đông...!" Lời bài hát sâu lắng, tha thiết như gieo vào lòng những người con trên mảnh đất Long An. "Long An trung dũng kiên cường, Đánh giặc cũng giỏi, hát cải lương cũng tài!" Từ ngàn xưa ta đã biết truyền thống đánh giặc giữ nước của người dân Long An hiền lành, chất phác nhưng luôn vững chắc tay súng để đứng lên đấu tranh giành độc lập quê hương Việt Nam ta. Tuy ngày nay sống trong hòa bình, nhưng mảnh đất quê mẹ ấy đã nuôi tôi khôn lớn và dạy dỗ chúng tôi trở thành công dân có ích cho đời, cho sự nghiệp giáo dục. Mặc dù tôi và gia đình tôi lập nghiệp ở phương xa nhưng vẫn nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn ấy, nơi đã nuôi dưỡng nguồn sống cho mấy anh chị em chúng tôi. Quê hương đất nước Việt Nam không thiếu những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, nhưng trong mắt những người con trên mảnh đất Long An thì quê hương nơi tôi sinh ra mới là xứ sở đẹp nhất, tuyệt vời nhất và quê hương ấy ngày càng đẹp mãi với thời gian. Cũng nhờ con sông Vàm cỏ Đông ấy, đồng lúa chín vàng bông ấy, những hàng dừa lung linh soi bóng ấy.... đã giúp gia đình chúng tôi tìm về bên nhau, biết chia sẻ, quan tâm, đoàn kết lẫn nhau trong tình yêu thương vô bờ bến của tình cha và nghĩa mẹ. Một bức tranh gia đình sum họp tại quê hương Long An vô cùng ý nghĩa đối với gia đình tôi nói riêng và với những người con trên mảnh đất Long An nói chung. Thật tự hào khi được sinh ra trên mảnh đất trù phú của đất nước Việt Nam. Tự hào về đất nước tôi - tự hào về Long An quê hương tôi!!!

0 Votes


Tác phẩm: Áo dài và nón lá
ID: 589107
Tác giả: Trường TH-THCS xã Đạ Tồn
Lời giới thiệu: Gắn liền với đời sống văn hóa của người Việt, từng trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm thơ ca, chiếc nón lá và tà áo dài đã trở thành một biểu tượng khi nhắc đến văn hóa Việt, là niềm tự hào của mỗi người con đất Việt khi nhớ về. Không giống các trang phục truyền thống của các quốc gia láng giềng như kimono Nhật Bản, Hanbok Hàn Quốc, Sari Ấn Độ,... đòi hỏi sự cầu kỳ khi mặc, chiếc áo dài Việt Nam vừa đơn giản, gọn gàng, tiện dụng mà vẫn toát lên thần thái thanh lịch. Chính vì lý do đó mà tà áo dài Việt đã len lỏi vào từng ngóc ngách trong đời sống văn hóa người Việt, không chỉ được diện vào các dịp truyền thống như Lễ Tết, cưới xin mà còn được ưa chuộng trong cuộc sống thường ngày. Ngoài chức năng che nắng che mưa, chiếc nón lá còn làm hoàn thiện hơn và tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt, kín đáo, thanh thoát nhưng muôn phần quyến rũ. Cũng như chiếc áo dài, nón lá có lịch sử hình thành từ rất lâu đời, vào khoảng 2500-3000 năm về trước, gắn liền với hình ảnh của người dân nước Việt. Người ta đội nón đi chợ, đi trẩy hội. Ngoài đồng, trong ngõ thấp thoáng những chiếc nón quai thao. Chiếc nón thay quạt làm mát vào những ngày hè oi bức. Chiếc nón như một kỷ vật gửi trao tình cảm của người mẹ ngày tiễn con gái đi lấy chồng. Chiếc nón đi vào biết bao tác phẩm thơ ca, trở thành hình tượng tiêu biểu làm thi vị hóa hình ảnh người phụ nữ Việt: “Quê hương là cầu tre nhỏ, mẹ về nón lá nghiêng che”. Những giai điệu ấy đã khảm sâu vào lòng mỗi người con đất Việt ngay từ những ngày còn ẵm ngửa trong nôi, trở thành một thứ biểu tượng linh thiêng đại diện cho hồn Việt, hồn dân tộc.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp