Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: TRƯỜNG SA-NHÀ GIÀN THÂN YÊU
ID: 37228
Tác giả: NGUYỄN NGỌC HẢI
Lời giới thiệu: Đoàn công tác thăm quan và tặng quà các chiến sỹ huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DK 1/9 (Ba Kè) với nhiều hoạt động giao lưu, ý nghĩa tình quân dân, ngưỡng mộ sự kiên trung thầm lặng của các chiến sỹ làm nên lá chắn vững chắc trên thềm lục địa phía nam của tổ quốc . Hải trình thăm quan các đảo của huyện đảo Trường Sa như, đảo Đá Thị, đảo An Bang, đảo Đá Đông C, đảo Sinh Tồn Đông, đảo Len Đao, và những đảo chìm, đảo nổi, đặc biệt là đảo Trường Sa và Nhà Giàn DK 1/9 (Ba Kè) . Đoàn công tác đã tổ chức giao lưu văn nghệ cùng chiến sỹ trên các đảo nhằm ca ngợi tình yêu thương quê hương, đất nước, biển, đảo Việt Nam, và cũng rất tự hào người chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam, đã để lại nhiều kỷ niệm tại các đảo ở biển đông . Đoàn đã có nhiều hoạt động ý nghĩa như tặng quà, thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ và tham dự lễ chào cờ tại đảo Trường Sa . Trong chuyến hành trình trên biển, đoàn đã tham gia nhiều hoạt động trên tàu KN 390 như; Lễ tưởng niệm, dâng hương, thả vòng hoa tưởng nhớ đến 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam hy sinh tại đảo Gạc Ma khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Tổ Quốc, giao lưu văn nghệ, tham gia tìm hiểu về chủ quyền biển đảo Việt Nam, giúp ta thêm yêu thương và trân quí biển đảo Tổ quốc Việt Nam hơn . Những nụ cười của các chiến sĩ trên các đảo những cái bắt tay, những cái ôm chặt của lính cùng những dấu ấn kỷ niệm nhiều cảm xúc đã lan tỏa và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng của quân và dân .

0 Votes


Tác phẩm: Ô Loan chiều hạ vàng
ID: 603303
Tác giả: Võ Thị Kim Phượng
Lời giới thiệu: Đứng trên đèo Quán Cau ( Quốc lộ 1A) cách thành phố Tuy Hòa 23km về phía bắc, đầm hiện ra mênh mông như để thu hết tầm mắt khách đi đường tuyến Bắc- Nam, nhìn xuống Đầm Ô Loan giống như một con chim thiên nga đang sải cánh bay trên bầu trời quang đãng . Đầm Ô Loan được bao bọc bởi các làng mạc trù phú và những dãy núi thoai thoải, nhìn từ xa như một bức tranh non nước hữu tình. Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên Đầm Ô Loan còn có giá trị kinh tế . Đầm Ô Loan là nơi có nguồn lợi thủy hải sản đa dạng phong phú như: tôm rằn, tôm bạc, rau câu, điệp, cá, cua, ghẹ, sứa , hầu... đặc biệt làm nên thương hiệu nổi tiếng về Ô Loan là Sò huyết. Chính vì thế mà các thi sĩ , nhạc sĩ tài hoa biết bao vần thơ, tuyệt bút đã không ngớt lời ca ngợi về vẻ đẹp, con người và đặc sản nơi đây. Tản Đà nhà thơ nổi tiếng sành ăn đến Phú Yên nếm món ngon vật lạ phải khen rằng: " Phú Câu cước cá, Ô Loan miếng hầu" Nhạc sĩ Vĩnh An có bài : "Chiều xuống Đầm Ô Loan, ai buông một tiếng đàn, làm ngẩn ngơ mặt nước..." Hằng năm cứ vào mùng 7 tháng giêng nơi đây còn có lễ hội cầu ngư (còn gọi là lễ cúng cá Ông) của ngư dân quanh Đầm. Sau lễ là phần hội tổ chức các cuộc thi tài thể thao như: đua thuyền chài, đua thuyền rồng, đua thuyền thúng, bơi lội với nhiều nội dung... Đầm Ô Loan là di tích thắng cảnh cấp quốc gia là niềm tự hào của người dân nơi đây. Mời bạn hãy một lần ghé thăm thắng cảnh nơi đây nhé!

0 Votes


Tác phẩm: "Vẽ cờ"
ID: 593650
Tác giả: Nguyễn Trâm Anh
Lời giới thiệu: “Là người Việt tạo ra đất nước Việt Nam, hay đất nước Việt Nam tạo ra những người Việt?” Hà Nội, một tối đầu tháng chín. Tôi dắt em đi bộ về nhà, sau khi hai chị em tôi lang thang qua hết mấy vòng Hồ Tây nhộn nhịp. Chả là, lâu lâu chúng tôi mới có thời gian nghỉ học, mà thằng em tôi thì lại chỉ đam mê nào là tô tượng, tô màu vẽ, tô tranh cát, nên tôi cũng đành chiều nó đến tận khi đèn đường sáng mới chịu về. Hôm nay là ngày Quốc khánh, vì thế mà thủ đô này cũng có phần đông đúc hơn, rực rỡ dưới sắc cờ đỏ dọc dãy phố. - “Chị ơi! Em muốn mua tranh màu đằng kia.” Bỗng thằng em tôi kéo cánh tay khiến tôi khẽ giật mình. Thằng bé chỉ vào một bà cụ ngồi bên đường, trên đùi bà đặt một loạt các tranh giấy in trắng cùng các bút màu vẽ đặt bên cạnh. Em dùng sức kéo mạnh tôi tiến tới chỗ bà cụ, nhìn qua tôi mới để ý rằng những tranh vẽ bà cầm đều toàn hình lá cờ Việt Nam - có cái đã tô hết, có cái còn đang tô giở và mới tinh. - “Không được đâu! Em đã mua rất nhiều tranh trong hôm nay rồi. Bây giờ cũng muộn rồi, nếu không về nhanh mẹ sẽ mắng đấy!” - tôi quay sang lắc đầu nói to với thằng bé, cùng lúc kéo tay nó đi thẳng về phía nhà. Ấy vậy mà ngay thời điểm đó, tôi đã không nghĩ rằng cuộc trò chuyện của hai chị em tôi đã bị bà cụ nghe thấy. Bà gọi với lại chúng tôi: - “Cái này không mất phí đâu cháu ơi! Miễn phí đấy, miễn phí! Cháu cầm về nhà rồi tô sau cũng được, không mất nhiều thời gian đâu!” Bà nói với chúng tôi bằng chất giọng cao đầy cởi mở, cũng chẳng có chút ép buộc nào rằng chúng tôi phải đến xem những tờ tranh vẽ đó. Nghe thấy vậy, em tôi lại càng được đà kéo tôi lại gần bà cụ: - "Đấy chị, không mất nhiều thời gian đâu. Đi mà!" Tôi chẳng còn cách nào để nói không với thằng bé, và cả ánh nhìn đầy nhân hậu của bà cụ nhìn về phía tôi. Tôi đành chậm rãi tới lại gần, khom lưng mình xuống nhìn ngắm thật kĩ những bức tranh. - "Bà ơi! Bà bán tranh hình lá cờ để mừng ngày Quốc khánh hả bà?" - tôi hỏi. Bà cười lớn, đáp lại tôi: - "Không phải đâu cháu, bà không bán tranh! Bà tặng thôi, tặng lại đất nước. Mà không phải chỉ trong mỗi ngày quốc khánh, ngày nào bà cũng mang vài tranh ra gửi mấy em nhỏ giữ hộ. Vui lắm!" Tôi chưa hiểu lắm những gì bà vừa nói. - "Bà tặng lại đất nước ạ? Có nghĩa là tranh hình đất nước hả bà? Nhưng chẳng phải tranh nào cũng giống nhau hay sao, tất cả đều chỉ dùng màu đỏ và vàng vẽ lá cờ. Cháu nghĩ nếu trẻ con dùng màu giống nhau mãi sẽ nhanh chán bà ạ." - tôi đáp lại, đó chính xác là những gì tôi đã thắc mắc ngay từ lần đầu nhìn thấy những bức tranh. Bà nhìn tôi. Trong mắt bà, phải chăng đã lường trước được câu hỏi của tôi từ rất lâu rồi. Bà chẳng nói gì một lúc, chỉ đưa mắt nhìn qua những lá cờ đã tô xong trong lòng mình, bà nhẹ nhàng nói với tôi: - "Dùng mãi một màu giống nhau, đúng là sẽ nhanh chán. Nhưng nếu cách vẽ mỗi lần khác nhau, bà nghĩ có sự khác biệt. Chỉ là, mỗi đứa trẻ đều sẽ bắt đầu từ một lá cờ trắng, chúng chẳng biết màu vàng chỗ nào, màu đỏ từ đâu. Nhưng nếu người đưa giấy cho chúng chỉ cho chúng, rằng màu đỏ từ đây này, và màu vàng ở đấy đấy, chúng sẽ biết rằng lá cờ của ta có màu vàng và đỏ, và cuối cùng sẽ làm mọi cách khác nhau để hoàn thiện lá cờ màu vàng và đỏ. Chúng vẽ theo cách của riêng mình, nhưng là cùng vẽ chung một đất nước!" Tôi sững người, chỉ là những điều bà vừa đã vượt ra khỏi những gì tôi có thể nghĩ đến. - “Cháu thấy đằng kia đấy! Có thật nhiều lá cờ được treo lên, nhưng sẽ tốt hơn nếu cháu tô được lá cờ của riêng mình. Lá cờ mà tự cháu vẽ lấy, không phải để treo lên cho người ta thấy, mà là để cháu giữ cho riêng mình, để tự tìm ra và định nghĩa nó. Đối với chính cháu, như thế nào, là Việt Nam?” ... Và đó là những lời cuối cùng tôi còn nhớ, kể từ ngày Quốc khánh đặc biệt mà tôi gặp bà cụ. Những lời mà bà nói với tôi và những lá cờ đang tô giở của bà, có lẽ còn nhiều hơn cả một món quà tôi có thể nhận được từ một người xa lạ. Những đứa trẻ như tôi, như bạn, lớn lên và tô màu lên những lá cờ trắng. Cái gọi là văn hoá “Vẽ cờ”, thật ra là cách một người có quốc tịch Việt Nam lớn lên và "học" cách trở thành một người Việt Nam. Hình dạng một lá cờ được tạo ra để định nghĩa một đất nước, nhưng đất nước đó được định nghĩa như thế nào với bạn mới thật sự quan trọng. "Vẽ cờ", chính là vẽ tiếp một đất nước - đất nước của chung, từ bàn tay của bạn. Vậy thì cuối cùng, "Là người Việt tạo ra đất nước Việt Nam, hay đất nước Việt Nam tạo ra những người Việt?" Dưới dòng chảy của những cái “ngày mai”, thế hệ nối tiếp thế hệ. Tôi thấy một đất nước Việt Nam sẽ tiếp tục tạo ra những người Việt Nam, và những người Việt ấy sẽ cùng nhau gìn giữ quốc gia Việt Nam.

0 Votes


Tác phẩm: Mùa hoa cà phê Tây Nguyên
ID: 595524
Tác giả: Phan Xuân Nguyên
Lời giới thiệu: Khi gió xuân bắt đầu thổi nhẹ qua những cánh rừng bạt ngàn của Tây Nguyên, vùng đất đỏ bazan này lại khoác lên mình một vẻ đẹp rực rỡ mà hiếm nơi nào có được—mùa hoa cà phê nở rộ. Cứ vào khoảng tháng 3, những vườn cà phê trải dài từ Đắk Lắk, Gia Lai đến Lâm Đồng đồng loạt bung nở, tạo nên một bức tranh thiên nhiên trắng tinh khôi, thuần khiết giữa không gian mênh mông của núi rừng. Hoa cà phê Tây Nguyên nở thành từng chùm trắng xóa, phủ kín những cành cây uốn lượn mềm mại. Nhìn từ xa, cả cánh đồng cà phê như chìm trong một biển mây trắng, mang lại cảm giác thanh bình, dịu nhẹ cho bất cứ ai được chiêm ngưỡng. Sắc trắng của hoa cà phê không chỉ làm say đắm lòng người mà còn khiến bức tranh thiên nhiên Tây Nguyên trở nên thơ mộng và lãng mạn hơn bao giờ hết. Mùi hương ngọt ngào của hoa cà phê lan tỏa trong không khí, hòa quyện cùng làn gió nhẹ, mang đến một không gian tươi mới, trong lành. Đối với người dân Tây Nguyên, mùa hoa cà phê không chỉ là dấu hiệu của một vụ mùa mới đầy hứa hẹn mà còn là thời điểm để họ cùng nhau tận hưởng vẻ đẹp hiếm có của quê hương. Đó là lúc những người nông dân bắt đầu những công việc chăm sóc cây trồng, chuẩn bị cho một mùa thu hoạch bội thu. Hoa cà phê chỉ nở rộ trong vài ngày ngắn ngủi rồi tàn phai, nhưng những ký ức về mùa hoa ấy sẽ mãi in đậm trong lòng mỗi người khi nhắc đến Tây Nguyên. Đó không chỉ là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, của sự gắn bó keo sơn giữa con người với đất trời, của tinh thần kiên cường và niềm tin vào tương lai tươi sáng. Nếu có dịp đến Tây Nguyên vào mùa hoa cà phê, du khách sẽ được hòa mình vào một không gian đầy thơ mộng, tận hưởng vẻ đẹp tinh khôi và hương thơm dịu nhẹ của hoa cà phê, cùng với những câu chuyện đầy tình người của người dân nơi đây. Mùa hoa cà phê Tây Nguyên không chỉ là một bức tranh đẹp mà còn là một trải nghiệm khó quên, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng những ai từng đặt chân đến mảnh đất này.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp