Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: LỄ CẤP SẮC 12 ĐÈN CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ
ID: 19559
Tác giả: Vũ Văn Lâm ( Vũ Lâm )
Lời giới thiệu: Nguồn gốc của lễ cấp sắc, trong cộng đồng người Dao vẫn lưu truyền một truyền thuyết. Tương truyền, ngày xưa khi tổ tiên người Dao đang sinh sống trên các sườn núi, bỗng ma quỷ xuất hiện phá hoại mùa màng, tàn sát nhân dân, làm cho cuộc sống dân bản khắp một vùng rộng lớn chìm trong tang tóc thê lương. Trước sự lộng hành của ma quỷ dưới trần gian. Ngọc hoàng bèn sai lính nhà trời xuống trừ hoạ cho dân. Suốt 3 tháng dòng rã. Ngọc Hoàng cũng không trừ diệt hết ma quỷ. Ngài bèn kêu gọi người trần phải biết tự cứu lấy mình. Tuy nhiên, do người trần không có phép thuật nên không giành được phần thắng trong các cuộc chiến với ma quỷ. Ngọc Hoàng bèn lệnh cho các vị thần tiên truyền phép cho những người đàn ông làm chủ gia đình trong bản, rồi cấp cho họ một đạo sắc chỉ, phong thầy để cùng với quân nhà trời xuống trần gian diệt trừ yêu quái. Nhờ có sự hợp lực giữa trời và người mà tất cả ma quỷ đều bị tiêu diệt. Từ đó để đề phòng ma quỷ quay lại quấy phá. Ngọc Hoàng bèn ban lệnh cấp sắc ( quá tăng ) cho những người đàn ông có lòng muốn giúp dân trừ hoạ. Lễ cấp sắc ra đời từ đó và lưu truyền đến tận ngày nay.

0 Votes


Tác phẩm: PHỐ CỔ HỘI AN - DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI.
ID: 25276
Tác giả: Huỳnh Mỹ Thuận
Lời giới thiệu: Phố phường nhộn nhịp, Du khách Quốc tế và trong nước ngược xuôi dọc các nẽo đường. con hẻm thân quen.Trên dòng sông Thu Bồn lung linh những chiếc đèn lồng muôn màu ngược xuôi khi hoàng hôn buông xuống trông như bầu trời đầy sao khi nhìn toàn cảnh từ trên cao. Phố cổ Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, năm 1999 Hội An được UNESCO công nhận là Di Sản Văn Hóa Thế Giới ,nơi thu hút hàng triệu lượt du khách tìm về mỗi năm.Đến Phố cổ điểm thu hút nhất là kiến trúc các Ngôi Chùa vừa mang nét văn hóa Việt pha lẫn văn hóa Nhật Bản và Trung hoa, nơi nổi tiếng nhất là Chùa Cầu hay Chùa Nhật Bản, một công trình kiến trúc độc đáo thu hút du khách viến thăm khi đến phố cổ .Một tam quan ngôi chùa có kiến trúc độc đáo là gọi là Cổng chùa Bà mụ . Một ngôi chùa cổ kính được xây dựng vào năm 1626 , theo dòng thời gian lâu dài, sự hủy hoại của thiên nhiên hơn 300 năm di tích ch3 còn lại là cổng chùa .. cổng chùa Bà Mụ soi bóng xuống hồ trông như một bức tranh thủy mặc. nơi nhiều du khách tìm đến , nhất là các thiếu nữ với chiếc áo dài truyền muôn màu thống đến chụp ảnh lưu niệm tạo nên một búc tranh muôn màu từ lúc bình minh đến khi hoàng hôn buông xuống. Một phố cổ thanh bình cùng với những người dân vui vẻ, hiến hòa mến khách là một nét văn hóa riêng khi đón tiếp những du khách phương xa là cho du khách có cảm giác thân thiện, thoải mái như về đến nhà. Sông Thu Bồn là một thương cảng, nơi giao lưu hàng hóa và văn hóa các nước đến Phố Cổ Hội An : Bồ đào nha, Pháp.Ý ,Trung Quốc , Nhật bản….xưa kia. Sông Hoài dọc theo phố cổ là nhánh sông từ Sông Thu Bồn. Buổi sáng dạo bước bên bờ sông Hoài nhình qua Phố cổ du khách sẽ thấy những bước tranh thay đổi sắc màu liên tục soi bóng xuống dòng sông bởi hững kiến trúc và sắc màu của phố cổ, một bức tranh thanh bình của thiên nhiên mà người dân Phố cổ được ban tặng và ra sức gìn giữ.Khi ciều về, hoàng hôn buông buông xuống dòng sông Hoia3 bỗng nhiên trở thành một bức tranh sinh động

0 Votes


Tác phẩm: Tuần lễ Festval Huế 2022
ID: 23389
Tác giả: Trần Hữu Minh
Lời giới thiệu: Là một bộ ảnh được tác giả thực hiện trong trong tuần lễ Huế 2022 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” đã chính thức khai mạc vào tối 25-6 tại Quảng trường Ngọ Môn, TP Huế. Sau hai năm phải tạm hoãn vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, Festival Huế 2022 được tổ chức lần này là sự nỗ lực của tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đưa cuộc sống trở lại bình thường; đồng thời, góp phần kích cầu với mục tiêu phát triển du lịch “Chủ động - bền vững - an toàn”. Bộ ảnh tái hiện lại một số nét đặc trưng của Huế trong tuần lễ hội Festival Huế năm 2022. Festival Huế 2022 là sự giao thoa sống động giữa truyền thống và hiện đại, trải nghiệm những sắc màu văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn của văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, đắm mình trong không gian cổ kính của một Cố đô văn hiến với bảy di sản được UNESCO vinh danh, nhưng vẫn sáng bừng sức sống của một đô thị xanh, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Festival Huế 2022 tiếp tục khẳng định quyết tâm xây dựng Huế thành thành phố Festival của châu Á, xứng tầm là một trong những trung tâm văn hóa - du lịch đặc sắc của Việt Nam.

1 Vote


Tác phẩm: Lễ Tẩu Sai của người Dao đỏ Văn Yên - Yên Bái
ID: 27282
Tác giả: Phan huy Thiệp
Lời giới thiệu: Theo tín ngưỡng người Dao, lễ cấp sắc là một phong tục bắt buộc đối với người đàn ông. Nếu chưa trải qua cấp sắc thì người đàn ông dù sống tới già vẫn bị coi là trẻ con vì chưa được thầy cấp đạo sắc, chưa được đặt tên âm... Người đã được cấp sắc dù là trẻ tuổi vẫn được tham gia các nghi lễ quan trọng của gia đình hay cộng đồng. Người Dao quan niệm, chỉ người đã thụ lễ mới có đủ tâm, đức để phân biệt phải trái ở đời, mới được công nhận là con cháu của Bàn Vương, khi chết hồn mới được về với tổ tiên. Trong tiếng Dao, Tẩu Sai là sắc phong cấp bậc thầy - chứng minh cho sự trưởng thành đã đạt đến cấp cao. Người được cấp sắc Tẩu Sai sẽ được cộng đồng trọng vọng, trở thành thầy cúng cấp cao, đủ uy tín để đứng ra tổ chức các nghi lễ quan trọng cho bản làng. Lễ Tẩu Sai là một trong những nghi lễ độc đáo và được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng dân tộc Dao Đỏ. Thông qua Lễ Tẩu Sai có thể thấy được một kho tàng văn hóa cổ truyền của người Dao với giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc, qua những câu chuyện cổ, những làn điệu hát, múa... nhiều tranh vẽ, hình cắt giấy trang trí mang tính thẩm mỹ cao. Lễ cấp sắc của người Dao có giá trị nhân văn cao, tôn vinh đạo lý về hôn nhân, hạnh phúc gia đình, gắn kết cộng đồng, dòng họ thể hiện ở các điều giáo huấn ghi trong sắc cấp cho người thụ lễ.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Tiếp