Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Lễ Tẩu Sai của người Dao đỏ Văn Yên - Yên Bái
ID: 27277
Tác giả: Phan huy Thiệp
Lời giới thiệu: Theo tín ngưỡng người Dao, lễ cấp sắc là một phong tục bắt buộc đối với người đàn ông. Nếu chưa trải qua cấp sắc thì người đàn ông dù sống tới già vẫn bị coi là trẻ con vì chưa được thầy cấp đạo sắc, chưa được đặt tên âm... Người đã được cấp sắc dù là trẻ tuổi vẫn được tham gia các nghi lễ quan trọng của gia đình hay cộng đồng. Người Dao quan niệm, chỉ người đã thụ lễ mới có đủ tâm, đức để phân biệt phải trái ở đời, mới được công nhận là con cháu của Bàn Vương, khi chết hồn mới được về với tổ tiên. Trong tiếng Dao, Tẩu Sai là sắc phong cấp bậc thầy - chứng minh cho sự trưởng thành đã đạt đến cấp cao. Người được cấp sắc Tẩu Sai sẽ được cộng đồng trọng vọng, trở thành thầy cúng cấp cao, đủ uy tín để đứng ra tổ chức các nghi lễ quan trọng cho bản làng. Lễ Tẩu Sai là một trong những nghi lễ độc đáo và được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng dân tộc Dao Đỏ. Thông qua Lễ Tẩu Sai có thể thấy được một kho tàng văn hóa cổ truyền của người Dao với giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc, qua những câu chuyện cổ, những làn điệu hát, múa... nhiều tranh vẽ, hình cắt giấy trang trí mang tính thẩm mỹ cao. Lễ cấp sắc của người Dao có giá trị nhân văn cao, tôn vinh đạo lý về hôn nhân, hạnh phúc gia đình, gắn kết cộng đồng, dòng họ thể hiện ở các điều giáo huấn ghi trong sắc cấp cho người thụ lễ.

0 Votes


Tác phẩm: Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây
ID: 6567
Tác giả: Kim Hoài Nam
Lời giới thiệu: Đồng bào Khmer ở Nam Bộ có tôn giáo chính là Phật giáo. Những lễ hội của họ mang màu sắc tôn giáo và gắn liền với sinh hoạt chùa chiền. Chôl Chnăm Thmây là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Đây là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Khmer. Trước ngày lễ, bà con Khmer lo chuẩn bị rất chu đáo. Trước tiên, gia đình nào cũng tập trung cho việc ăn mặc đẹp. Các cháu nhỏ được may sắm những bộ quần áo mới. Các nhà sư ở chùa làm lễ, tụng kinh cầu an rồi lấy nước thơm để tắm tượng Phật. Ở khắp nơi, bà con cũng tắm nước thơm để rửa sạch những cái không tốt của năm cũ, chào đón những cái may mắn trong năm mới. Tết Chôl Chnăm Thmây thường tổ chức khoảng đầu tháng Chét của lịch Phật giáo Khmer (khoảng giữa tháng 4 dương lịch), kéo dài trong 3 ngày 14, 15, 16 tháng 4 dương lịch. - Ngày đầu tiên có tên là Maha Songkran (Chôl Sangkran Thmây) - Ngày thứ hai có tên là Wanabat (Wonbơf) - Ngày thứ ba có tên là Tngai Laeung Saka (Lơng Săk) Trong các ngày này mọi người đi thăm hỏi lẫn nhau, chúc nhau tài lộc, sức khoẻ, phát đạt và cùng nhau tham gia các trò vui chơi mang đậm nét văn hóa truyền thống.

0 Votes


Tác phẩm: Đất trời Phong Nậm - Cao Bằng
ID: 21544
Tác giả: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Lời giới thiệu: Không chỉ có thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao..., Cao Bằng còn có dòng Quây Sơn và đồng lúa tạo nên tuyệt tác ở thung lũng Phong Nậm. Mùa này, du khách về Cao Bằng sẽ choáng ngợp trong màu vàng của lúa, màu xanh của núi và dòng sông bàng bạc chảy ngang bản làng ở Phong Nậm. Phong Nậm thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng cách Hà Nội hơn 300 km. Để di chuyển đến đây, xe khách là phương tiện dễ dàng hơn cả. Sau chuyến xe đêm từ bến xe Mỹ Đình, khi thức dậy, trước mắt chúng ta sẽ là một thế giới khác. Thung lũng Phong Nậm nhìn từ trên cao với cánh đồng lúa chín và dòng sông Quây Sơn chảy giữa những núi đá vôi trùng điệp. Thời điểm đẹp nhất để chụp ảnh ở Phong Nậm là lúc nắng sớm mới lên và chiều chuẩn bị xuống, khi những tảng mây lơ lửng lưng chừng núi trôi qua tạo thành cảnh sắc nên thơ, tiên cảnh. Những nếp nhà của người Tày nép dưới những vách núi nhìn ra dòng sông và đồng lúa. Người dân nơi đây chủ yếu làm ruộng và vẫn giữ được những nét văn hóa đặc trưng của người Tày. Du khách cũng có thể ghé thăm nhà dân để tìm hiểu phong tục địa phương khi đến Phong Nậm.

0 Votes


Tác phẩm: Nghề Đáy Hàng Khơi - Trà Vinh
ID: 15688
Tác giả: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Lời giới thiệu: Đáy hàng khơi là một công cụ đánh bắt thủy hải sản, bao gồm hệ thống các thiết bị như: Cột đáy, rượng đáy, đõi đáy, nèo đáy, miệng đáy bằng lưới có hình chóp giăng ngang dòng nước chảy ở biển để bắt tôm cá các loại. Hầu hết mọi người chỉ biết qua sự truyền miệng của nhiều thế hệ rằng nghề đóng đáy hàng khơi ở thị trấn Mỹ Long được hình thành đã hơn 100 năm. Những cư dân đặt chân lên vùng đất ven biển này và định cư rồi khai mở nghề đóng đáy để sinh sống đến từ các vùng Nam Trung bộ như: Phú Yên, Khánh Hòa, Phan Thiết… Ngoài biển khơi mênh mông nước, để dựng lên một dải đáy, công việc đầu tiên đòi hỏi người làm nghề cần định vị đúng dòng chảy của luồng lạch để cắm những hàng cột đáy liên hoàn nối tiếp nhau ngang luồng lạch. Cột đáy thường được ngư dân sử dụng từ thân cây dừa, cây sao, cắm cách nhau khoảng 5 -10m, chắn ngang dòng chảy của nước. Giữa các cột đáy có rượng đáy được cột cố định bằng cây tre hoặc dây kẽm nằm ngang, cách mặt nước biển chừng 1,5-2,5 m vừa để giữ vững cột đáy, vừa làm “con đường” trên không để đi lại từ miệng đáy này sang miệng đáy kia. Miệng đáy rộng được làm bằng loại lưới đan thành hình chóp, đuôi thắt gọi là “đục đáy”. Miệng đáy được bắt cố định vào giữa hai cột đáy phía trên và dưới để hứng tôm cá di chuyển theo dòng nước chảy... Tất cả những kinh nghiệm từ đi biển, xem thiên văn, việc chọn luồng lạch, kỹ thuật cắm hàng đáy, phương cách trải đáy... đều được truyền dạy từ cha sang con, hết đời này sang đời khác.

0 Votes


Tác phẩm: Kết nạp Đảng bên cột mốc chủ quyền
ID: 7933
Tác giả: Dương Hoài An
Lời giới thiệu: Bên cột mốc biên giới số 45 nằm trên địa bàn xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, Đảng bộ Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk, đã tổ chức kết nạp Đảng cho ba quần chúng ưu tú và chuyển đảng chính thức cho một Đảng viên dự bị. Các đồng chí được kết nạp đảng và chuyển đảng chính thức đã xúc động, tự hào đọc lời tuyên thệ. Được đứng trong hàng ngũ của Đảng là ước mơ cháy bỏng, niềm vinh dự, tự hào rất lớn đối với mỗi cá nhân. Hơn nữa, được kết nạp Đảng tại cột mốc biên cương nên chúng tôi càng tự hào. Chúng tôi sẽ nỗ lực phấn đấu, rèn luyện không ngừng để luôn xứng đáng với sự tin tưởng, kỳ vọng của tổ chức, cấp trên và đồng nghiệp. Là một trong những Đảng viên, được kết nạp tại cột mốc biên giới, Nguyễn Thị Thu Hương đã xúc động nói: “Đây là dấu mốc đặc biệt, niềm tự hào đối với bản thân tôi và các bạn thanh niên ưu tú vinh dự được kết nạp vào Đảng và chuyển Đảng chính thức hôm nay. Dưới cờ Đảng, cờ Tổ quốc, chúng tôi nguyện hứa, luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nghiêm chỉnh thực hiện Điều lệ đảng, tích cực rèn luyện để xứng đáng với vai trò và trách nhiệm của một Đảng viên”.

4 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Tiếp