Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Chân dung Phụ nữ quý tộc Việt qua những pho tượng cổ
ID: 14671
Tác giả: Trần Trung Hiếu
Lời giới thiệu: Bước sang thế kỷ XXI, phụ nữ Việt Nam ngày càng xinh đẹp, quyến rũ, thể hiện qua gương mặt, dáng người, thời trang và những phẩm chất tốt đẹp. Thực chất, nữ giới ở Việt Nam không chỉ bây giờ mới đẹp, mà từ xa xưa đã thế. Qua những bức ảnh của người Pháp ở thế kỷ XIX-XX, ta cũng được chiêm ngưỡng những phụ nữ Việt tài sắc vẹn toàn, điển hình như bà Nam Phương Hoàng Hậu và một số nữ quý tộc khác… Trước khi máy ảnh ra đời và được du nhập vào nước ta ở thế kỷ XIX, chân dung những phụ nữ người Việt chỉ được khắc họa lại qua tranh vẽ và điêu khắc tượng, phù điêu. Bộ ảnh chụp lại những pho tượng cổ này sẽ cho ta hình dung được phần nào về những phụ nữ quý tộc Việt từ thời xa xưa. Không chỉ thế những bức tượng cổ này còn thể hiện được sự khéo léo, tài hoa của những nghệ nhân người Việt xưa qua nét tạc tượng, nét chạm hoa văn tỉ mỉ. Đây cũng là những di sản vô giá của nước Việt Nam mà cha ông đã để lại cho chúng ta. Hy vọng bộ ảnh chụp những pho tượng nữ quý tộc cổ này sẽ góp phần lan tỏa những di sản giá trị và vẻ đẹp người Việt với công chúng trong nước và bạn bè Quốc tế. Chú thích ảnh: 1. Ảnh 01: Tiên mẫu Âu Cơ, tượng ở đền Hạ Hòa, Phú Thọ 2. Ảnh 02: Trình Thị Hoàng Hậu, tượng ở đền Đồng Xâm, Thái Bình 3. Ảnh 03: Thái hậu Dương Vân Nga, tượng đền ở vua Lê Đại Hành, Ninh Bình 4. Ảnh 04: Nguyên phi Ỷ Lan, tượng ở đền Sủi, Hà Nội 5. Ảnh 05: Công chúa Mạc Ngọc Lâm, tượng ở chùa Phổ Minh, Nam Định 6. Ảnh 06: Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, tượng ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội 7. Ảnh 07: Công chúa Lê Thị Ngọc Duyên, tượng ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh 8. Ảnh 08: Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ, tượng ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh 9. Ảnh 09: Phu nhân quận công Nguyễn Thế Mỹ, tượng ở chùa Đông Dương, Hải Dương 10. Ảnh 10: Cô gái quý tộc Việt, tượng ở chùa Dâu, Bắc Ninh

0 Votes


Tác phẩm: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 'Tết Nguyên Tiêu của đồng bào Hoa
ID: 26881
Tác giả: Lê Hoàng Mến
Lời giới thiệu: Sau 2 năm không thể tổ chức do tình hình dịch Covid-19, năm nay Lễ hội Tết Nguyên tiêu của cộng đồng người Hoa tại TP. Hồ Chí Minh đã chính thức được diễn ra với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân. Đây cũng là hoạt động văn hoá lớn đầu tiên sau Tết Nguyên Đán do Thành phố tổ chức. Tập tục ăn tết của người Hoa kéo dài gần một tháng với ba thời điểm: "Chuẩn bị" (từ ngày 23 tháng chạp) - "Ăn tết" (từ ngày mùng 1 tết) - "Mừng năm mới" (ngày Rằm tháng Giêng). Lễ hội Nguyên Tiêu hình thành hơn hai ngàn năm trước, đến nay vẫn được người Hoa xem là thời điểm kết thúc chuỗi ngày náo nhiệt của Tết, vì qua ngày này, mọi người sẽ chính thức bước vào ngày làm việc của một năm mới. Người Hoa khi di cư đến những vùng đến mới thường mang theo bên mình hành trang của cả một nền văn hóa và những nét đặc sắc của các ngày lễ hội. Sau khi an cư lạc nghiệp trên quê hương mới, người Hoa đã khéo léo "gọt giũa" những nét tinh túy nhất của các ngày lễ hội truyền thống để kết hợp với những nét văn hóa trên quê hương mới của mình, từ đó đã giúp cho những ngày lễ hội đặc trưng của người Hoa mang một bản sắc riêng.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Tiếp