Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Lễ Tẩu Sai của người Dao đỏ Văn Yên - Yên Bái
ID: 27279
Tác giả: Phan huy Thiệp
Lời giới thiệu: Theo tín ngưỡng người Dao, lễ cấp sắc là một phong tục bắt buộc đối với người đàn ông. Nếu chưa trải qua cấp sắc thì người đàn ông dù sống tới già vẫn bị coi là trẻ con vì chưa được thầy cấp đạo sắc, chưa được đặt tên âm... Người đã được cấp sắc dù là trẻ tuổi vẫn được tham gia các nghi lễ quan trọng của gia đình hay cộng đồng. Người Dao quan niệm, chỉ người đã thụ lễ mới có đủ tâm, đức để phân biệt phải trái ở đời, mới được công nhận là con cháu của Bàn Vương, khi chết hồn mới được về với tổ tiên. Trong tiếng Dao, Tẩu Sai là sắc phong cấp bậc thầy - chứng minh cho sự trưởng thành đã đạt đến cấp cao. Người được cấp sắc Tẩu Sai sẽ được cộng đồng trọng vọng, trở thành thầy cúng cấp cao, đủ uy tín để đứng ra tổ chức các nghi lễ quan trọng cho bản làng. Lễ Tẩu Sai là một trong những nghi lễ độc đáo và được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng dân tộc Dao Đỏ. Thông qua Lễ Tẩu Sai có thể thấy được một kho tàng văn hóa cổ truyền của người Dao với giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc, qua những câu chuyện cổ, những làn điệu hát, múa... nhiều tranh vẽ, hình cắt giấy trang trí mang tính thẩm mỹ cao. Lễ cấp sắc của người Dao có giá trị nhân văn cao, tôn vinh đạo lý về hôn nhân, hạnh phúc gia đình, gắn kết cộng đồng, dòng họ thể hiện ở các điều giáo huấn ghi trong sắc cấp cho người thụ lễ.

0 Votes


Tác phẩm: Trang phục người dân tộc ở vùng đất Chiêm Hóa, Tuyên Quang
ID: 14889
Tác giả: Trần Trung Hiếu
Lời giới thiệu: Cùng với nền văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc đều có một nền văn hoá mang bản sắc riêng từ lâu đời, phản ánh truyền thống, lịch sử và niềm tự hào dân tộc. Bản sắc văn hoá dân tộc là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần, bao gồm tiếng nói, chữ viết, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, y phục, tâm lý, tình cảm, phong tục, tập quán, tín ngưỡng... được sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Sự phát triển rực rỡ bản sắc văn hoá mỗi dân tộc càng làm phong phú nền văn hoá chung của đất nước Việt Nam. Chiêm Hóa là một vùng đất hiếu khách với 18 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi một dân tộc đều có bản sắc riêng kết hợp lại thành một cộng đồng người Việt sinh sống hòa thuận. Ngày này Chiêm Hóa đang nỗ lực vươn lên ở nhiều lĩnh vực, trong đó có du lịch văn hóa, vì thế những người dân tộc ở đây đều đang góp phần làm đẹp lên vùng đất này nói riêng cũng như cả nước nói chung. Bộ ảnh mới chỉ minh họa được trang phục 6 dân tộc tiêu biểu ở Chiêm Hóa nhưng cũng mong muốn có thể khắc họa được bản sắc từng dân tộc của vùng đất này. Từ đó hòa vào bản sắc chung của nền văn hoá Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hướng đến việc củng cố và tăng cường sự thống nhất, nhân lên sức mạnh tinh thần chung của toàn dân tộc. Chú thích ảnh: 1. Ảnh 01: Đôi tình nhân người Dao Đỏ 2. Ảnh 02: Một chị người Dao Đỏ 3. Ảnh 03: Hai chị em người Dao Tiền 4. Ảnh 04: Một chị người Dao Tiền 5. Ảnh 05: Hai vợ chồng người Tày 6. Ảnh 06: Một chị người Tày 7. Ảnh 07: Hai vợ chồng người Pà Thẻn 8. Ảnh 08: Em gái người Pà Thẻn 9. Ảnh 09: Hai mẹ con người Cao Lan 10. Ảnh 10: Em gái người Cao Lan 11. Ảnh 11: Hai vợ chồng người Mông 12. Ảnh 12: Một chị người Mông

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Tiếp