Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Cuộc sống ở Châu Phi
ID: 18783
Tác giả: PHẠM QUANG LINH
Lời giới thiệu: Cộng hòa Angola là quốc gia nằm ở khu vực Tây Nam châu Phi, bên bờ Đại Tây Dương, cách Việt Nam hơn 10.000km. Những ngày đầu tiên đặt chân đến Angola tôi cảm thấy cuộc sống của những con người nơi đây sao khác xa với đất nước Việt Nam của tôi quá vậy? Như một cái duyên, người dân Angola rất yêu quý những con người Việt Nam sinh sống và làm việc tại đây. Có lẽ họ đều giống nhau bởi sự thân thiện, chất phác, thật thà. 7 năm gắn bó với Angola, tôi đã xem mảnh đất nơi này là quê hương thứ 2, người dân nơi đây là người thân trong gia đình, là bạn bè, hàng xóm. Xuất phát từ tình cảm đó, tôi mong muốn góp chút sức mình làm điều gì cho những bản làng ở các vùng núi xa xôi, những vùng quê nghèo khó của Angola. Tôi vẫn luôn tâm niệm rằng muốn làm điều tốt đẹp, phải xuất phát từ cái tâm trước, chứ không phải chỉ qua việc làm. Tôi vui vì mình đã góp được một “câu chuyện” nhỏ về tình yêu thương trong cuộc sống. Cứ cho đi thì sẽ được nhận lại. Tôi đã nhận được nhiều, đó là sự yêu thương, ghi nhận và ủng hộ của mọi người. Niềm hạnh phúc mỗi ngày của tôi là được nhìn thấy nụ cười của những con người nơi đây, nhất là những đứa trẻ ngây thơ, trong sáng.

2 Votes


Tác phẩm: Happy Vietnam, Những Nụ Cười Không Mỏi
ID: 12399
Tác giả: Blog Của Rọt
Lời giới thiệu: Ở độ tuổi 25, tôi may mắn hơn những người đồng trang lứa khi có cơ hội đặt chân đến nhiều vùng miền của Tổ quốc, càng đi nhiều nơi tôi càng mở mang và nhận thức được những vẻ đẹp tiềm ẩn của Việt Nam. Không chỉ là danh lam thắng cảnh, không chỉ là những giá trị về văn hoá mà còn những vẻ đẹp xuất phát từ con người, từ chính nụ cười thân thiện của họ khi chào mừng du khách. Có người từng nói chơi với tôi rằng: "Bạn quá tham lam khi lấy đi những nụ cười của người khác", một câu nói đùa nhưng lại khiến cho tôi xúc động, có lẽ vì mình nhìn thấy được sự yêu đời của họ, có lẽ vì mình thật sự rất trân trọng những thứ dù là nhỏ nhất. Nhưng mình không tham lam, nếu có thì những khoảnh khắc bên dưới đã không được chia sẻ đến mọi người, mình sẽ giữ cho riêng mình thôi. Là một Travel Blogger, mình tự mang trong mình sứ mệnh lan toả cái đẹp của đất nước, mình luôn khai thác và mang lại cho mọi người từng góc nhìn dù là nhỏ nhất. Vì mình tin rằng, nếu bạn thật sự đủ trải nghiệm thì bạn sẽ biết được rằng Việt Nam của chúng ta đẹp đến bao nhiêu. Mình thích những thứ đơn giản và tích cực, những gì mình muốn gửi gắm cũng tích cực, thông qua những nụ cười của các bạn nhỏ xinh xắn này hy vọng bất cứ ai khi xem cũng cảm thấy vui tươi, lạc quan và nhiều năng lượng.

0 Votes


Tác phẩm: Ngày mới trên nông trường bò sữa lớn nhất Việt Nam
ID: 26051
Tác giả: Nguyễn Tiến Anh Tuấn
Lời giới thiệu: Đến Nghĩa Đàn (Nghệ An), chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước hình ảnh trang trại chăn nuôi bò sữa trải dài trên diện tích rộng lớn đến 5.000ha đất đỏ bazan màu mỡ, với nguồn nước thiên nhiên từ hồ sông Sào rộng lớn. Đây là mô hình kiểu mẫu về trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung, ứng dụng công nghệ cao tiên tiến nhất hiện nay trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa và trồng trọt nông sản. Với số lượng chăn nuôi tiệm cận 70.000 con bò sữa, nơi đây được ghi nhận là Cụm trang trại tập trung ứng dụng công nghệ cao với quy trình sản xuất khép kín quy mô lớn nhất thế giới năm 2020. Dự án triển khai gần 15 năm nay tại huyện Nghĩa Đàn đã góp phần đổi thay nhanh chóng vùng đất miền tây xứ Nghệ, đem lại cuộc sống ấm no hơn cho người dân địa phương. Vùng đất đỏ bazan Nghĩa Đàn “thay da đổi thịt” với những đồng cỏ xanh tốt trải dài hàng trăm hecta, những ruộng ngô và cao lương rộng bạt ngàn… Những dàn xe gieo hạt, bón phân hay thu hoạch liên hoàn hiện đại, cánh tay tưới vươn dài hơn 500m chẳng khác gì ở Mỹ hay châu Âu. Nông dân địa phương đã “đổi đời” và dần dần cải thiện kinh tế và cuộc sống gia đình. Từ những người ngày ngày lam lũ, còng lưng trên từng thửa ruộng thì nay đã được tạo điều kiện để nắm bắt công nghệ, khoác lên mình chiếc áo kỹ sư, công nhân lành nghề để xây dựng, phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương. Niềm vui, nụ cười luôn tươi sáng rạng rỡ trên khuôn mặt những cán bộ, công nhân viên trên trang trại đang hăng say lao động sản xuất. Mỗi người đều đang đóng góp công sức vào sự phát triển chung hướng đến một nền kinh tế tuần hoàn, một nền kinh tế xanh và một nền nông nghiệp sạch, hữu cơ trên con đường phát triển bền vững mà không chỉ Việt Nam mà cả thế giới đang hướng đến.

1,318 Votes


Tác phẩm: Lễ Cấp Sắc 12 Đèn Của Người Dao
ID: 9391
Tác giả: Đỗ Trường Vinh
Lời giới thiệu: Lễ Cấp sắc tiếng Dao gọi là “Lập tịnh” là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian với những nội dung rất đặc sắc miêu tả về quá trình di cư, định cư cũng như quá trình đấu tranh chinh phục chống lại các thế lực siêu nhiên giành lấy cuộc sống ấm no hạnh phúc. Trải qua bao thế kỷ và những thăng trầm của lịch sử, lễ cấp sắc vẫn tồn tại trong cộng đồng người Dao như một món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào. Lễ cấp sắc là một nghi lễ quan trọng công nhận sự trưởng thành cả về thể chất lẫn tinh thần của người đàn ông Dao. Người Dao nói chung rất coi trọng việc làm lễ cấp sắc, bất kể người đàn ông nào từ khi sinh ra đều phải làm lễ cấp sắc, nếu không dù nhiều tuổi vẫn bị xem là đứa trẻ. Sau khi được cấp sắc mới có đủ điều kiện để làm lễ cúng bái và được giao tiếp với thần linh. Lễ cấp sắc ngoài thể hiện nét văn hóa độc đáo riêng của dân tộc Dao, còn thể hiện đạo lý làm người, hướng con người tới cái thiện, hướng tới cội nguồn và tổ tiên. Mọi người đàn ông Dao đều mong muốn được cấp sắc và cấp sắc bậc cao. Lễ cấp sắc có nhiều bậc, bậc đầu tiên họ được cấp 3 đèn và 36 binh mã; bậc hai được cấp 7 đèn và 72 binh mã; bậc ba được cấp 12 đèn và 120 binh mã. Người được cấp sắc bậc một phải tiếp tục học hỏi, tu dưỡng hơn nữa để được cấp sắc bậc hai và phấn đấu để được cấp sắc cao hơn nữa. Cấp sắc càng cao càng được xem là niềm vinh dự lớn của gia đình, dòng họ mà tất cả những người đàn ông Dao đều hướng tới

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Tiếp