Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: PHỐ CỔ HỘI AN - DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI.
ID: 25276
Tác giả: Huỳnh Mỹ Thuận
Lời giới thiệu: Phố phường nhộn nhịp, Du khách Quốc tế và trong nước ngược xuôi dọc các nẽo đường. con hẻm thân quen.Trên dòng sông Thu Bồn lung linh những chiếc đèn lồng muôn màu ngược xuôi khi hoàng hôn buông xuống trông như bầu trời đầy sao khi nhìn toàn cảnh từ trên cao. Phố cổ Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, năm 1999 Hội An được UNESCO công nhận là Di Sản Văn Hóa Thế Giới ,nơi thu hút hàng triệu lượt du khách tìm về mỗi năm.Đến Phố cổ điểm thu hút nhất là kiến trúc các Ngôi Chùa vừa mang nét văn hóa Việt pha lẫn văn hóa Nhật Bản và Trung hoa, nơi nổi tiếng nhất là Chùa Cầu hay Chùa Nhật Bản, một công trình kiến trúc độc đáo thu hút du khách viến thăm khi đến phố cổ .Một tam quan ngôi chùa có kiến trúc độc đáo là gọi là Cổng chùa Bà mụ . Một ngôi chùa cổ kính được xây dựng vào năm 1626 , theo dòng thời gian lâu dài, sự hủy hoại của thiên nhiên hơn 300 năm di tích ch3 còn lại là cổng chùa .. cổng chùa Bà Mụ soi bóng xuống hồ trông như một bức tranh thủy mặc. nơi nhiều du khách tìm đến , nhất là các thiếu nữ với chiếc áo dài truyền muôn màu thống đến chụp ảnh lưu niệm tạo nên một búc tranh muôn màu từ lúc bình minh đến khi hoàng hôn buông xuống. Một phố cổ thanh bình cùng với những người dân vui vẻ, hiến hòa mến khách là một nét văn hóa riêng khi đón tiếp những du khách phương xa là cho du khách có cảm giác thân thiện, thoải mái như về đến nhà. Sông Thu Bồn là một thương cảng, nơi giao lưu hàng hóa và văn hóa các nước đến Phố Cổ Hội An : Bồ đào nha, Pháp.Ý ,Trung Quốc , Nhật bản….xưa kia. Sông Hoài dọc theo phố cổ là nhánh sông từ Sông Thu Bồn. Buổi sáng dạo bước bên bờ sông Hoài nhình qua Phố cổ du khách sẽ thấy những bước tranh thay đổi sắc màu liên tục soi bóng xuống dòng sông bởi hững kiến trúc và sắc màu của phố cổ, một bức tranh thanh bình của thiên nhiên mà người dân Phố cổ được ban tặng và ra sức gìn giữ.Khi ciều về, hoàng hôn buông buông xuống dòng sông Hoia3 bỗng nhiên trở thành một bức tranh sinh động

0 Votes


Tác phẩm: Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây
ID: 6567
Tác giả: Kim Hoài Nam
Lời giới thiệu: Đồng bào Khmer ở Nam Bộ có tôn giáo chính là Phật giáo. Những lễ hội của họ mang màu sắc tôn giáo và gắn liền với sinh hoạt chùa chiền. Chôl Chnăm Thmây là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Đây là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Khmer. Trước ngày lễ, bà con Khmer lo chuẩn bị rất chu đáo. Trước tiên, gia đình nào cũng tập trung cho việc ăn mặc đẹp. Các cháu nhỏ được may sắm những bộ quần áo mới. Các nhà sư ở chùa làm lễ, tụng kinh cầu an rồi lấy nước thơm để tắm tượng Phật. Ở khắp nơi, bà con cũng tắm nước thơm để rửa sạch những cái không tốt của năm cũ, chào đón những cái may mắn trong năm mới. Tết Chôl Chnăm Thmây thường tổ chức khoảng đầu tháng Chét của lịch Phật giáo Khmer (khoảng giữa tháng 4 dương lịch), kéo dài trong 3 ngày 14, 15, 16 tháng 4 dương lịch. - Ngày đầu tiên có tên là Maha Songkran (Chôl Sangkran Thmây) - Ngày thứ hai có tên là Wanabat (Wonbơf) - Ngày thứ ba có tên là Tngai Laeung Saka (Lơng Săk) Trong các ngày này mọi người đi thăm hỏi lẫn nhau, chúc nhau tài lộc, sức khoẻ, phát đạt và cùng nhau tham gia các trò vui chơi mang đậm nét văn hóa truyền thống.

0 Votes


Tác phẩm: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 'Tết Nguyên Tiêu của đồng bào Hoa
ID: 26881
Tác giả: Lê Hoàng Mến
Lời giới thiệu: Sau 2 năm không thể tổ chức do tình hình dịch Covid-19, năm nay Lễ hội Tết Nguyên tiêu của cộng đồng người Hoa tại TP. Hồ Chí Minh đã chính thức được diễn ra với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân. Đây cũng là hoạt động văn hoá lớn đầu tiên sau Tết Nguyên Đán do Thành phố tổ chức. Tập tục ăn tết của người Hoa kéo dài gần một tháng với ba thời điểm: "Chuẩn bị" (từ ngày 23 tháng chạp) - "Ăn tết" (từ ngày mùng 1 tết) - "Mừng năm mới" (ngày Rằm tháng Giêng). Lễ hội Nguyên Tiêu hình thành hơn hai ngàn năm trước, đến nay vẫn được người Hoa xem là thời điểm kết thúc chuỗi ngày náo nhiệt của Tết, vì qua ngày này, mọi người sẽ chính thức bước vào ngày làm việc của một năm mới. Người Hoa khi di cư đến những vùng đến mới thường mang theo bên mình hành trang của cả một nền văn hóa và những nét đặc sắc của các ngày lễ hội. Sau khi an cư lạc nghiệp trên quê hương mới, người Hoa đã khéo léo "gọt giũa" những nét tinh túy nhất của các ngày lễ hội truyền thống để kết hợp với những nét văn hóa trên quê hương mới của mình, từ đó đã giúp cho những ngày lễ hội đặc trưng của người Hoa mang một bản sắc riêng.

0 Votes


Tác phẩm: Kết nạp Đảng bên cột mốc chủ quyền
ID: 8117
Tác giả: Dương Hoài An
Lời giới thiệu: Bên cột mốc biên giới số 45 nằm trên địa bàn xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, Đảng bộ Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk, đã tổ chức kết nạp Đảng cho ba quần chúng ưu tú và chuyển đảng chính thức cho một Đảng viên dự bị. Các đồng chí được kết nạp đảng và chuyển đảng chính thức đã xúc động, tự hào đọc lời tuyên thệ. Được đứng trong hàng ngũ của Đảng là ước mơ cháy bỏng, niềm vinh dự, tự hào rất lớn đối với mỗi cá nhân. Hơn nữa, được kết nạp Đảng tại cột mốc biên cương nên chúng tôi càng tự hào. Chúng tôi sẽ nỗ lực phấn đấu, rèn luyện không ngừng để luôn xứng đáng với sự tin tưởng, kỳ vọng của tổ chức, cấp trên và đồng nghiệp. Là một trong những Đảng viên, được kết nạp tại cột mốc biên giới, Nguyễn Thị Thu Hương đã xúc động nói: “Đây là dấu mốc đặc biệt, niềm tự hào đối với bản thân tôi và các bạn thanh niên ưu tú vinh dự được kết nạp vào Đảng và chuyển Đảng chính thức hôm nay. Dưới cờ Đảng, cờ Tổ quốc, chúng tôi nguyện hứa, luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nghiêm chỉnh thực hiện Điều lệ đảng, tích cực rèn luyện để xứng đáng với vai trò và trách nhiệm của một Đảng viên”.

4 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Tiếp