Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Lễ Cấp Sắc 12 Đèn Của Người Dao
ID: 9391
Tác giả: Đỗ Trường Vinh
Lời giới thiệu: Lễ Cấp sắc tiếng Dao gọi là “Lập tịnh” là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian với những nội dung rất đặc sắc miêu tả về quá trình di cư, định cư cũng như quá trình đấu tranh chinh phục chống lại các thế lực siêu nhiên giành lấy cuộc sống ấm no hạnh phúc. Trải qua bao thế kỷ và những thăng trầm của lịch sử, lễ cấp sắc vẫn tồn tại trong cộng đồng người Dao như một món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào. Lễ cấp sắc là một nghi lễ quan trọng công nhận sự trưởng thành cả về thể chất lẫn tinh thần của người đàn ông Dao. Người Dao nói chung rất coi trọng việc làm lễ cấp sắc, bất kể người đàn ông nào từ khi sinh ra đều phải làm lễ cấp sắc, nếu không dù nhiều tuổi vẫn bị xem là đứa trẻ. Sau khi được cấp sắc mới có đủ điều kiện để làm lễ cúng bái và được giao tiếp với thần linh. Lễ cấp sắc ngoài thể hiện nét văn hóa độc đáo riêng của dân tộc Dao, còn thể hiện đạo lý làm người, hướng con người tới cái thiện, hướng tới cội nguồn và tổ tiên. Mọi người đàn ông Dao đều mong muốn được cấp sắc và cấp sắc bậc cao. Lễ cấp sắc có nhiều bậc, bậc đầu tiên họ được cấp 3 đèn và 36 binh mã; bậc hai được cấp 7 đèn và 72 binh mã; bậc ba được cấp 12 đèn và 120 binh mã. Người được cấp sắc bậc một phải tiếp tục học hỏi, tu dưỡng hơn nữa để được cấp sắc bậc hai và phấn đấu để được cấp sắc cao hơn nữa. Cấp sắc càng cao càng được xem là niềm vinh dự lớn của gia đình, dòng họ mà tất cả những người đàn ông Dao đều hướng tới

0 Votes


Tác phẩm: Lễ Cấp sắc của người Dao đỏ Lào Cai
ID: 26796
Tác giả: Dương Quốc Toản
Lời giới thiệu: Lễ cấp sắc hay còn gọi là lễ lập tịch của người Dao ở Lào Cai, thường được tổ chức từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau. Tuy nghi thức và nội dung tổ chức của mỗi ngành Dao có những đặc điểm khác nhau nhưng đều mang một ý nghĩa chung là lễ trưởng thành cho những người đàn ông trong gia đình. Đó không chỉ là sự trưởng thành về thể chất mà còn là sự trưởng thành về tâm linh, về đạo lý làm người, về vai trò của cá nhân với cộng đồng. Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ không chỉ có các nghi lễ huyền bí mà còn tạo ra một môi trường diễn xướng, thể hiện các loại hình nghệ thuật: nghệ thuật thẩm mỹ và nghệ thuật tạo hình dân gian. Trải qua Lễ cấp sắc, con người được răn dạy đạo lý uống nước nhớ nguồn, lối sống lành mạnh, có trách nhiệm đối với gia đình và cộng đồng. Nhắc nhở con người không ngừng tu dưỡng bản thân , góp phần vào việc bảo tồn, phát huy và tạo ra một không gian văn hóa cho các giá trị nghệ thuật dân gian, giá trị giáo dục truyền thống của người Dao được duy trì và phát triển bền vững. Với những giá trị ấy, Lễ cấp sắc của người Dao ở Lào Cai đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia./.

0 Votes


Tác phẩm: Nghề Đáy Hàng Khơi - Trà Vinh
ID: 15688
Tác giả: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Lời giới thiệu: Đáy hàng khơi là một công cụ đánh bắt thủy hải sản, bao gồm hệ thống các thiết bị như: Cột đáy, rượng đáy, đõi đáy, nèo đáy, miệng đáy bằng lưới có hình chóp giăng ngang dòng nước chảy ở biển để bắt tôm cá các loại. Hầu hết mọi người chỉ biết qua sự truyền miệng của nhiều thế hệ rằng nghề đóng đáy hàng khơi ở thị trấn Mỹ Long được hình thành đã hơn 100 năm. Những cư dân đặt chân lên vùng đất ven biển này và định cư rồi khai mở nghề đóng đáy để sinh sống đến từ các vùng Nam Trung bộ như: Phú Yên, Khánh Hòa, Phan Thiết… Ngoài biển khơi mênh mông nước, để dựng lên một dải đáy, công việc đầu tiên đòi hỏi người làm nghề cần định vị đúng dòng chảy của luồng lạch để cắm những hàng cột đáy liên hoàn nối tiếp nhau ngang luồng lạch. Cột đáy thường được ngư dân sử dụng từ thân cây dừa, cây sao, cắm cách nhau khoảng 5 -10m, chắn ngang dòng chảy của nước. Giữa các cột đáy có rượng đáy được cột cố định bằng cây tre hoặc dây kẽm nằm ngang, cách mặt nước biển chừng 1,5-2,5 m vừa để giữ vững cột đáy, vừa làm “con đường” trên không để đi lại từ miệng đáy này sang miệng đáy kia. Miệng đáy rộng được làm bằng loại lưới đan thành hình chóp, đuôi thắt gọi là “đục đáy”. Miệng đáy được bắt cố định vào giữa hai cột đáy phía trên và dưới để hứng tôm cá di chuyển theo dòng nước chảy... Tất cả những kinh nghiệm từ đi biển, xem thiên văn, việc chọn luồng lạch, kỹ thuật cắm hàng đáy, phương cách trải đáy... đều được truyền dạy từ cha sang con, hết đời này sang đời khác.

0 Votes


Tác phẩm: Happy Vietnam| Những nụ cười không mỏi
ID: 12384
Tác giả: Blog Của Rọt
Lời giới thiệu: Ở độ tuổi 25, tôi may mắn hơn những người đồng trang lứa khi có cơ hội đặt chân đến nhiều vùng miền của Tổ quốc, càng đi nhiều nơi tôi càng mở mang và nhận thức được những vẻ đẹp tiềm ẩn của Việt Nam. Không chỉ là danh lam thắng cảnh, không chỉ là những giá trị về văn hoá mà còn những vẻ đẹp xuất phát từ con người, từ chính nụ cười thân thiện của họ khi chào mừng du khách. Có người từng nói chơi với tôi rằng: "Bạn quá tham lam khi lấy đi những nụ cười của người khác", một câu nói đùa nhưng lại khiến cho tôi xúc động, có lẽ vì mình nhìn thấy được sự yêu đời của họ, có lẽ vì mình thật sự rất trân trọng những thứ dù là nhỏ nhất. Nhưng mình không tham lam, nếu có thì những khoảnh khắc bên dưới đã không được chia sẻ đến mọi người, mình sẽ giữ cho riêng mình thôi. Là một Travel Blogger, mình tự mang trong mình sứ mệnh lan toả cái đẹp của đất nước, mình luôn khai thác và mang lại cho mọi người từng góc nhìn nhỏ nhất. Vì mình tin rằng, nếu bạn thật sự đủ trải nghiệm thì bạn sẽ biết được rằng Việt Nam của chúng ta đẹp đến bao nhiêu. Mình thích những thứ đơn giản và tích cực, những gì mình muốn gửi gắm cũng tích cực, thông qua những nụ cười của các bạn nhỏ xinh xắn này hy vọng bất cứ ai khi xem cũng cảm thấy vui tươi, lạc quan và nhiều năng lượng.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Tiếp