Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Lễ Tẩu Sai của người Dao đỏ Văn Yên - Yên Bái
ID: 27447
Tác giả: Phan huy Thiệp
Lời giới thiệu: Theo tín ngưỡng người Dao, lễ cấp sắc là một phong tục bắt buộc đối với người đàn ông. Nếu chưa trải qua cấp sắc thì người đàn ông dù sống tới già vẫn bị coi là trẻ con vì chưa được thầy cấp đạo sắc, chưa được đặt tên âm... Người đã được cấp sắc dù là trẻ tuổi vẫn được tham gia các nghi lễ quan trọng của gia đình hay cộng đồng. Người Dao quan niệm, chỉ người đã thụ lễ mới có đủ tâm, đức để phân biệt phải trái ở đời, mới được công nhận là con cháu của Bàn Vương, khi chết hồn mới được về với tổ tiên. Trong tiếng Dao, Tẩu Sai là sắc phong cấp bậc thầy - chứng minh cho sự trưởng thành đã đạt đến cấp cao. Người được cấp sắc Tẩu Sai sẽ được cộng đồng trọng vọng, trở thành thầy cúng cấp cao, đủ uy tín để đứng ra tổ chức các nghi lễ quan trọng cho bản làng. Lễ Tẩu Sai là một trong những nghi lễ độc đáo và được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng dân tộc Dao Đỏ. Thông qua Lễ Tẩu Sai có thể thấy được một kho tàng văn hóa cổ truyền của người Dao với giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc, qua những câu chuyện cổ, những làn điệu hát, múa... nhiều tranh vẽ, hình cắt giấy trang trí mang tính thẩm mỹ cao. Lễ cấp sắc của người Dao có giá trị nhân văn cao, tôn vinh đạo lý về hôn nhân, hạnh phúc gia đình, gắn kết cộng đồng, dòng họ thể hiện ở các điều giáo huấn ghi trong sắc cấp cho người thụ lễ.

0 Votes


Tác phẩm: Múa ballet KẸP HẠT DẺ
ID: 24235
Tác giả: Kiều Anh Dũng
Lời giới thiệu: Vở ballet “Kẹp hạt dẻ” nổi tiếng của Tchaikovsky, từ lâu luôn gắn liền với dịp lễ Giáng sinh. Vở vũ kịch kể về một gia đình giàu có tổ chức một bữa tiệc Giáng sinh linh đình với rất nhiều khách mời, trò vui cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Tiệc tan, khách mời ra về, Clara vẫn giữ nguyên tâm trạng phấn khích và háo hức của buổi lễ Giáng sinh đi vào giấc ngủ và lạc vào một giấc mơ vô cùng kỳ ảo, thấy tất cả các dụng cụ làm bếp trở nên sống động và nhảy múa dưới gốc cây. Dẫn đầu của những dụng cụ này là Nutcracker (Kẹp hạt dẻ), một thiết bị cầm tay nhỏ để bẻ các loại hạt lớn. Sau chiến thắng với đội quân của Vua chuột, Kẹp hạt dẻ hiện thân là một hoàng tử đẹp trai và đưa Clara vào một cuộc hành trình xuyên qua thế giới thần tiên mùa đông, vương quốc của bánh kẹo Giáng sinh... Màn múa "pas de deux" nổi tiếng kết thúc hành trình kỳ ảo và hấp dẫn, Clara tỉnh dậy và còn đang băn khoăn những gì xảy ra là thực tế hay là một giấc mơ. Phiên bản này đã được biên đạo và dàn dựng bởi nhà biên đạo múa nổi tiếng người Na Uy, Johanne Jakhalin Constant, đây là phiên bản đặc biệt dành riêng cho HSBO và đã trở thành một bữa tiệc nghệ thuật đúng vào tháng 12 hằng năm tại Thành phố Hồ Chí Minh. “Kẹp Hạt Dẻ” là một chương trình đặc biệt nhất trong số các vở ballet của HBSO với sự tham gia biểu diễn trực tiếp âm nhạc của dàn nhạc giao hưởng và dàn hợp xướng nữ HBSO dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Nghệ sĩ ưu tú Trần Vương Thạch.

0 Votes


Tác phẩm: LỄ CẤP SẮC 12 ĐÈN CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ
ID: 19573
Tác giả: Vũ Văn Lâm ( Vũ Lâm )
Lời giới thiệu: Nguồn gốc của lễ cấp sắc, trong cộng đồng người Dao vẫn lưu truyền một truyền thuyết. Tương truyền, ngày xưa khi tổ tiên người Dao đang sinh sống trên các sườn núi, bỗng ma quỷ xuất hiện phá hoại mùa màng, tàn sát nhân dân, làm cho cuộc sống dân bản khắp một vùng rộng lớn chìm trong tang tóc thê lương. Trước sự lộng hành của ma quỷ dưới trần gian. Ngọc hoàng bèn sai lính nhà trời xuống trừ hoạ cho dân. Suốt 3 tháng dòng rã. Ngọc Hoàng cũng không trừ diệt hết ma quỷ. Ngài bèn kêu gọi người trần phải biết tự cứu lấy mình. Tuy nhiên, do người trần không có phép thuật nên không giành được phần thắng trong các cuộc chiến với ma quỷ. Ngọc Hoàng bèn lệnh cho các vị thần tiên truyền phép cho những người đàn ông làm chủ gia đình trong bản, rồi cấp cho họ một đạo sắc chỉ, phong thầy để cùng với quân nhà trời xuống trần gian diệt trừ yêu quái. Nhờ có sự hợp lực giữa trời và người mà tất cả ma quỷ đều bị tiêu diệt. Từ đó để đề phòng ma quỷ quay lại quấy phá. Ngọc Hoàng bèn ban lệnh cấp sắc ( quá tăng ) cho những người đàn ông có lòng muốn giúp dân trừ hoạ. Lễ cấp sắc ra đời từ đó và lưu truyền đến tận ngày nay.

1 Vote


Tác phẩm: Lễ Cấp Sắc 12 Đèn Của Người Dao
ID: 9391
Tác giả: Đỗ Trường Vinh
Lời giới thiệu: Lễ Cấp sắc tiếng Dao gọi là “Lập tịnh” là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian với những nội dung rất đặc sắc miêu tả về quá trình di cư, định cư cũng như quá trình đấu tranh chinh phục chống lại các thế lực siêu nhiên giành lấy cuộc sống ấm no hạnh phúc. Trải qua bao thế kỷ và những thăng trầm của lịch sử, lễ cấp sắc vẫn tồn tại trong cộng đồng người Dao như một món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào. Lễ cấp sắc là một nghi lễ quan trọng công nhận sự trưởng thành cả về thể chất lẫn tinh thần của người đàn ông Dao. Người Dao nói chung rất coi trọng việc làm lễ cấp sắc, bất kể người đàn ông nào từ khi sinh ra đều phải làm lễ cấp sắc, nếu không dù nhiều tuổi vẫn bị xem là đứa trẻ. Sau khi được cấp sắc mới có đủ điều kiện để làm lễ cúng bái và được giao tiếp với thần linh. Lễ cấp sắc ngoài thể hiện nét văn hóa độc đáo riêng của dân tộc Dao, còn thể hiện đạo lý làm người, hướng con người tới cái thiện, hướng tới cội nguồn và tổ tiên. Mọi người đàn ông Dao đều mong muốn được cấp sắc và cấp sắc bậc cao. Lễ cấp sắc có nhiều bậc, bậc đầu tiên họ được cấp 3 đèn và 36 binh mã; bậc hai được cấp 7 đèn và 72 binh mã; bậc ba được cấp 12 đèn và 120 binh mã. Người được cấp sắc bậc một phải tiếp tục học hỏi, tu dưỡng hơn nữa để được cấp sắc bậc hai và phấn đấu để được cấp sắc cao hơn nữa. Cấp sắc càng cao càng được xem là niềm vinh dự lớn của gia đình, dòng họ mà tất cả những người đàn ông Dao đều hướng tới

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Tiếp