Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Múa ballet KẸP HẠT DẺ
ID: 24235
Tác giả: Kiều Anh Dũng
Lời giới thiệu: Vở ballet “Kẹp hạt dẻ” nổi tiếng của Tchaikovsky, từ lâu luôn gắn liền với dịp lễ Giáng sinh. Vở vũ kịch kể về một gia đình giàu có tổ chức một bữa tiệc Giáng sinh linh đình với rất nhiều khách mời, trò vui cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Tiệc tan, khách mời ra về, Clara vẫn giữ nguyên tâm trạng phấn khích và háo hức của buổi lễ Giáng sinh đi vào giấc ngủ và lạc vào một giấc mơ vô cùng kỳ ảo, thấy tất cả các dụng cụ làm bếp trở nên sống động và nhảy múa dưới gốc cây. Dẫn đầu của những dụng cụ này là Nutcracker (Kẹp hạt dẻ), một thiết bị cầm tay nhỏ để bẻ các loại hạt lớn. Sau chiến thắng với đội quân của Vua chuột, Kẹp hạt dẻ hiện thân là một hoàng tử đẹp trai và đưa Clara vào một cuộc hành trình xuyên qua thế giới thần tiên mùa đông, vương quốc của bánh kẹo Giáng sinh... Màn múa "pas de deux" nổi tiếng kết thúc hành trình kỳ ảo và hấp dẫn, Clara tỉnh dậy và còn đang băn khoăn những gì xảy ra là thực tế hay là một giấc mơ. Phiên bản này đã được biên đạo và dàn dựng bởi nhà biên đạo múa nổi tiếng người Na Uy, Johanne Jakhalin Constant, đây là phiên bản đặc biệt dành riêng cho HSBO và đã trở thành một bữa tiệc nghệ thuật đúng vào tháng 12 hằng năm tại Thành phố Hồ Chí Minh. “Kẹp Hạt Dẻ” là một chương trình đặc biệt nhất trong số các vở ballet của HBSO với sự tham gia biểu diễn trực tiếp âm nhạc của dàn nhạc giao hưởng và dàn hợp xướng nữ HBSO dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Nghệ sĩ ưu tú Trần Vương Thạch.

0 Votes


Tác phẩm: Lễ Tẩu Sai của người Dao đỏ Văn Yên - Yên Bái
ID: 27292
Tác giả: Phan huy Thiệp
Lời giới thiệu: Theo tín ngưỡng người Dao, lễ cấp sắc là một phong tục bắt buộc đối với người đàn ông. Nếu chưa trải qua cấp sắc thì người đàn ông dù sống tới già vẫn bị coi là trẻ con vì chưa được thầy cấp đạo sắc, chưa được đặt tên âm... Người đã được cấp sắc dù là trẻ tuổi vẫn được tham gia các nghi lễ quan trọng của gia đình hay cộng đồng. Người Dao quan niệm, chỉ người đã thụ lễ mới có đủ tâm, đức để phân biệt phải trái ở đời, mới được công nhận là con cháu của Bàn Vương, khi chết hồn mới được về với tổ tiên. Trong tiếng Dao, Tẩu Sai là sắc phong cấp bậc thầy - chứng minh cho sự trưởng thành đã đạt đến cấp cao. Người được cấp sắc Tẩu Sai sẽ được cộng đồng trọng vọng, trở thành thầy cúng cấp cao, đủ uy tín để đứng ra tổ chức các nghi lễ quan trọng cho bản làng. Lễ Tẩu Sai là một trong những nghi lễ độc đáo và được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng dân tộc Dao Đỏ. Thông qua Lễ Tẩu Sai có thể thấy được một kho tàng văn hóa cổ truyền của người Dao với giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc, qua những câu chuyện cổ, những làn điệu hát, múa... nhiều tranh vẽ, hình cắt giấy trang trí mang tính thẩm mỹ cao. Lễ cấp sắc của người Dao có giá trị nhân văn cao, tôn vinh đạo lý về hôn nhân, hạnh phúc gia đình, gắn kết cộng đồng, dòng họ thể hiện ở các điều giáo huấn ghi trong sắc cấp cho người thụ lễ.

0 Votes


Tác phẩm: "Ánh sáng" từ những lớp học xóa mù chữ ở vùng biên
ID: 24745
Tác giả: Phạm Cường
Lời giới thiệu: Huyện Bình Liêu là địa phương có tỷ lệ mù chữ cao nhất tỉnh Quảng Ninh. Thực hiện Chỉ thị 10-CT/TW ngày 5/12/2011 của Bộ Chính trị về "Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục TH&THCS, tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn", thời gian qua, công tác xóa mù chữ cho người dân được huyện rất quan tâm. Đều đặn từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần, sau những giờ lên nương rẫy, tối đến, bà con ở các thôn, bản vùng cao Bình Liêu lại rủ nhau đến nhà văn hóa để học con chữ. “Ánh sáng” từ chủ trương của Đảng, từ những lớp học đặc biệt mà thầy cô đã miệt mài gieo chữ trên rẻo cao nơi đây đang giúp bà con đọc thông, viết thạo, thắp lên cơ hội thay đổi cuộc sống mới… Tác giả: Phạm Tăng & Phạm Cường ĐT: 0988404366 Chú Thích Ảnh: Ảnh 1: Ảnh bìa Ảnh 2: Sau những giờ lên nương làm rẫy và chuẩn bị tươm tất bữa cơm, tối đến, gia đình chị Dường Nhì Múi (đang ngồi) lại tranh thủ rủ nhau đến nhà văn hóa thôn Cẩm Hắc, xã Đồng Văn, để học chữ. Ảnh 3: Từ 20 giờ tối, thời tiết vùng cao se lạnh, địa hình phức tạp, đường đi lại khó khăn, vất vả, nhưng các mẹ, các chị em phụ nữ dân tộc Dao ở thôn Cẩm Hắc vẫn rủ nhau tới lớp học xóa mù để học cái chữ. Thôn Cẩm Hắc là một trong thôn khó khăn, giáp biên giới Việt Trung, hiện có 63 hộ, hơn 200 nhân khẩu. Trong thôn còn gần 20 người chưa biết chữ. Ảnh 4: Lúc đầu, lớp học xóa mù chữ thôn Cẩm Hắc chỉ có vài học viên, nhưng sau đó số lượng đã tăng lên 15 học viên. Phần lớn học viên theo học chữ ở độ tuổi từ 30-60 tuổi. Ảnh 5: Cô giáo Trương Thị Nga, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Đồng Văn chia sẻ: Nhiều chị em dân tộc Dao có con nhỏ nhưng vẫn cố gắng thu xếp việc nhà, quyết tâm tới lớp để học cái chữ. Đến nay, sau gần 5 tháng kiên trì theo học, nhiều chị đã biết đọc, biết viết, biết tính toán, nhắn tin trên điện thoại... Ảnh 6: Bà Tằng Tài Múi (bên phải ảnh) 60 tuổi, vẫn tỉ mẩn quyết tâm học chữ. Ảnh 7: Từ năm 2011 đến nay, huyện Bình Liêu đã mở được 111 lớp học xóa mù chữ, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình xóa mù chữ cho 1.744 học viên. Riêng năm 2023, huyện Bình Liêu mở 10 lớp xóa mù chữ cho 200 học viên. Ảnh chụp tại lớp học xóa mù chữ thôn Phai Làu, xã Đồng Văn. Ảnh 8: Cô giáo Lô Thị Thu, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Đồng Văn cho biết: Nhiều học viên tuổi đã cao, mắt kém, tay cứng khó viết chữ, phát âm không rõ chữ nhưng các chị rất cố gắng, chăm chỉ và tiến bộ từng ngày. Ảnh 9: Những bàn tay chai sần chỉ quen cầm cuốc, tra ngô, nay lại cầm bút tập tô từng nét chữ chưa tròn, nhưng ai cũng miệt mài, cố gắng mong học được cái chữ... Ảnh 10: Để đưa chủ trương của Đảng đến với đồng bào vùng sâu vùng xa, dù bận rộn nhưng Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Cẩm Hắc, Chíu Thị Ngân hằng ngày vẫn lên lớp phụ giúp giáo viên phiên dịch và dạy Tiếng Việt cho bà con trong thôn. Ảnh 11: Cùng với dạy chữ, các giáo viên đứng lớp và cán bộ xã Đồng Văn còn khéo léo kết hợp tuyên truyền cho chị em về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, ăn ở hợp vệ sinh, bài trừ các hủ tục lạc hậu. Ảnh 12: Chị Dường Nhì Múi (bên trái ảnh) vui mừng cho biết: “Từ trước đến nay, mình chỉ biết đi rừng, phát rẫy, làm nương chứ không quen cầm bút, cầm sách. Học cái chữ khó lắm, nhưng từ ngày có cô giáo đến dạy chữ, mình đã biết đọc, biết viết, biết cách cộng, trừ tính toán mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo. Đây là niềm vui, mong chờ lớn nhất trong cuộc đời của mình...". Ảnh 13: Đến nay, nhiều chị em trong thôn Cẩm Hắc đã biết đọc, biết viết, biết tính toán, nhắn tin trên điện thoại. Ảnh 14: Được tiếp cận "ánh sáng" từ con chữ, diện mạo những thôn, bản vùng cao của huyện miền núi, biên giới Bình Liêu đang thay da, đổi thịt từng ngày. Ảnh chụp thôn Cẩm Hắc, xã Đồng Văn (huyện Bình Liêu).

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Tiếp