Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Mù Cang Chải mùa lúa chín
ID: 9564
Tác giả: Khổng Hoàng Giang
Lời giới thiệu: Vượt qua những cung đường uốn lượn, chinh phục đèo Khau Phạ (một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam), trong làn sương mù mờ ảo bạn sẽ được chiêm ngưỡng tận mắt những thửa ruộng bậc thang xếp tầng tầng, lớp lớp được tô điểm thêm sắc vàng của lúa chín. Một khung cảnh đẹp tuyệt vời và quyến rũ biết nhường nào. Với những bạn trẻ lớn lên ở chốn thị thành, chắc chắn sẽ không thể nào có cơ hội được chiêm ngưỡng cảnh đẹp mùa lúa chín. Đến Mù Cang Chải vào tháng 9-10 sẽ là cơ hội lí tưởng để bạn thêm yêu những cánh đồng lúa, những thửa ruộng bậc thang và núi đồi Tây Bắc. Đó chính là vẻ đẹp của Mù Cang Chải mùa lúa chín, đẹp đến nao lòng! Một buổi sáng “thức dậy ở một nơi xa xôi” giữa chốn rừng núi được chiêm ngưỡng khung cảnh hùng vĩ của những thửa ruộng bậc thang ôm sát sườn núi tựa như những nấc thang lên thiên đường mới tuyệt vời làm sao. Buổi sáng ở Mù Cang Chải không ồn ào, không tiếng còi xe, không khỏi bụi mà chỉ có hương lúa chín và một không gian trong lành, yên bình. Gắn liền với lịch sử phát triển của người Mông ở Yên Bái, những thửa ruộng bậc thang cứ như thế mà hình thành và hùng vĩ theo năm tháng. Đứng trước ruộng bậc thang và những cánh đồng xa xa hút tầm mắt bạn sẽ không thể nào không cảm thấy thú vị và chắc chắn sẽ thừa nhận một điều rằng, người Mông là những họa sĩ tài ba, đã vẽ nên “bức tranh” thiên nhiên độc đáo này.

0 Votes


Tác phẩm: Lễ Tẩu Sai của người Dao đỏ Văn Yên - Yên Bái
ID: 27279
Tác giả: Phan huy Thiệp
Lời giới thiệu: Theo tín ngưỡng người Dao, lễ cấp sắc là một phong tục bắt buộc đối với người đàn ông. Nếu chưa trải qua cấp sắc thì người đàn ông dù sống tới già vẫn bị coi là trẻ con vì chưa được thầy cấp đạo sắc, chưa được đặt tên âm... Người đã được cấp sắc dù là trẻ tuổi vẫn được tham gia các nghi lễ quan trọng của gia đình hay cộng đồng. Người Dao quan niệm, chỉ người đã thụ lễ mới có đủ tâm, đức để phân biệt phải trái ở đời, mới được công nhận là con cháu của Bàn Vương, khi chết hồn mới được về với tổ tiên. Trong tiếng Dao, Tẩu Sai là sắc phong cấp bậc thầy - chứng minh cho sự trưởng thành đã đạt đến cấp cao. Người được cấp sắc Tẩu Sai sẽ được cộng đồng trọng vọng, trở thành thầy cúng cấp cao, đủ uy tín để đứng ra tổ chức các nghi lễ quan trọng cho bản làng. Lễ Tẩu Sai là một trong những nghi lễ độc đáo và được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng dân tộc Dao Đỏ. Thông qua Lễ Tẩu Sai có thể thấy được một kho tàng văn hóa cổ truyền của người Dao với giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc, qua những câu chuyện cổ, những làn điệu hát, múa... nhiều tranh vẽ, hình cắt giấy trang trí mang tính thẩm mỹ cao. Lễ cấp sắc của người Dao có giá trị nhân văn cao, tôn vinh đạo lý về hôn nhân, hạnh phúc gia đình, gắn kết cộng đồng, dòng họ thể hiện ở các điều giáo huấn ghi trong sắc cấp cho người thụ lễ.

0 Votes


Tác phẩm: Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Việt
ID: 14857
Tác giả: Trần Trung Hiếu
Lời giới thiệu: Từ khi Phật giáo truyền vào nước ta, xây dựng chùa chiền là việc tất yếu cần thiết. Những ngôi chùa cổ truyền mà ngày nay ta thấy trên mọi miền đất nước chính là sự kết tụ tinh thần muôn thuở của người Việt. Những ngôi chùa luôn hiện diện trong cuộc sống của người dân, mang đến cho người dân cảm giác yên bình, được che chở cũng là nơi gửi gắm ước vọng, giải tỏa những sầu muộn. Chính vì thế, chùa luôn mang một vị thế quan trọng trở thành trung tâm văn hóa làng xã. Chùa chính là diện mạo riêng của văn hóa Việt, đủ sức phản ảnh về nền văn hóa dân tộc. Chùa di tích Quốc gia đặc biệt là do Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng trên cơ sở lựa chọn các di tích quan trọng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích Quốc gia. Đây đều là những ngôi chùa cổ truyền tiêu biểu đánh dấu các giai đoạn phát triển về kiến trúc, nghệ thuật của người Việt. Hình ảnh về những ngôi chùa cổ giá trị của nước ta này sẽ góp phần lan tỏa vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam với công chúng và bạn bè Quốc tế. Chú thích ảnh: 1. Ảnh 01: Chùa Dâu, Bắc Ninh 2. Ảnh 02: Chùa Thầy, Hà Nội 3. Ảnh 03: Chùa Phổ Minh, Nam Định 4. Ảnh 04: Chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang 5. Ảnh 05: Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh 6. Ảnh 06: Chùa Keo, Thái Bình 7. Ảnh 07: Chùa Keo Hành Thiện, Nam Định 8. Ảnh 08: Chùa Giám, Hải Dương 9. Ảnh 09: Chùa Tây Phương, Hà Nội 10. Ảnh 10: Chùa Côn Sơn, Hải Dương

0 Votes


Tác phẩm: Trên những nương chè Biển Hồ - Gia Lai
ID: 15827
Tác giả: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Lời giới thiệu: Đồi chè Gia Lai nằm trên bờ Bắc của Biển Hồ và thực chất là một phần của Biển Hồ. Chúng còn được gọi với một cái tên khác do chính người dân Pleiku tự đặt đó là Biển Hồ chè bởi đây là sự kết hợp giữa hồ nước thủy lợi và nương chè ngút ngàn, xanh mướt. Biển Hồ chè nằm cách thành phố Pleiku khoảng 13 km, thuộc địa phận huyện Chư Pah. Đồi chè này cũng chính là đồn điền chè đầu tiên của người Pháp ở Gia Lai, được hình thành từ những năm 20 của thế kỷ trước. Những nương chè xanh mướt, ngút ngàn dường như sẽ ôm trọn lấy bạn. Đến với Biển Hồ chè chính là bạn đang lạc vào một thế giới của những màu xanh, một thiên đường chè, nơi không còn nắng gió và đất bụi khô cằn của Tây Nguyên. Thay vào đó sẽ là một bầu không khí vô cùng trong lành và dễ chịu cùng sự hùng vĩ của núi rừng. Khuất xa sau đó là bóng dáng của ngôi chùa Bửu Minh và những hàng thông lá kim cổ thụ đứng im lìm, trầm mặc. Tất cả sẽ tạo nên một bức tranh hùng vĩ và tuyệt đẹp nhưng không kém phần ly kỳ của núi rừng Tây Nguyên khiến bất cứ ai cũng phải say đắm.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Tiếp