Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Ngày mới trên nông trường bò sữa lớn nhất Việt Nam
ID: 26051
Tác giả: Nguyễn Tiến Anh Tuấn
Lời giới thiệu: Đến Nghĩa Đàn (Nghệ An), chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước hình ảnh trang trại chăn nuôi bò sữa trải dài trên diện tích rộng lớn đến 5.000ha đất đỏ bazan màu mỡ, với nguồn nước thiên nhiên từ hồ sông Sào rộng lớn. Đây là mô hình kiểu mẫu về trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung, ứng dụng công nghệ cao tiên tiến nhất hiện nay trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa và trồng trọt nông sản. Với số lượng chăn nuôi tiệm cận 70.000 con bò sữa, nơi đây được ghi nhận là Cụm trang trại tập trung ứng dụng công nghệ cao với quy trình sản xuất khép kín quy mô lớn nhất thế giới năm 2020. Dự án triển khai gần 15 năm nay tại huyện Nghĩa Đàn đã góp phần đổi thay nhanh chóng vùng đất miền tây xứ Nghệ, đem lại cuộc sống ấm no hơn cho người dân địa phương. Vùng đất đỏ bazan Nghĩa Đàn “thay da đổi thịt” với những đồng cỏ xanh tốt trải dài hàng trăm hecta, những ruộng ngô và cao lương rộng bạt ngàn… Những dàn xe gieo hạt, bón phân hay thu hoạch liên hoàn hiện đại, cánh tay tưới vươn dài hơn 500m chẳng khác gì ở Mỹ hay châu Âu. Nông dân địa phương đã “đổi đời” và dần dần cải thiện kinh tế và cuộc sống gia đình. Từ những người ngày ngày lam lũ, còng lưng trên từng thửa ruộng thì nay đã được tạo điều kiện để nắm bắt công nghệ, khoác lên mình chiếc áo kỹ sư, công nhân lành nghề để xây dựng, phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương. Niềm vui, nụ cười luôn tươi sáng rạng rỡ trên khuôn mặt những cán bộ, công nhân viên trên trang trại đang hăng say lao động sản xuất. Mỗi người đều đang đóng góp công sức vào sự phát triển chung hướng đến một nền kinh tế tuần hoàn, một nền kinh tế xanh và một nền nông nghiệp sạch, hữu cơ trên con đường phát triển bền vững mà không chỉ Việt Nam mà cả thế giới đang hướng đến.

1,318 Votes


Tác phẩm: Chiến Dịch Tình Nguyện Đông - Ngàn Én Sum Vầy
ID: 6450
Tác giả: Tôn Nữ Khánh Hằng
Lời giới thiệu: Đầu năm vừa qua, tôi cùng nhóm tình nguyện viên của khoa đã có một trải nghiệm đầy ý nghĩa khi tham gia vào buổi tình nguyện mang tên \"Ngàn Én Sum Vầy\" tại khu vực Đông Giang, Quảng Nam. Đây là một hoạt động tình nguyện nhằm giúp đỡ cho những người dân nghèo và khó khăn trong khu vực này có một cái Tết ấm áp, no đủ và đầy ý nghĩa hơn. Buổi tình nguyện diễn ra vào một ngày cuối tuần, khi mà những người dân đang bận rộn chuẩn bị cho cái Tết sắp đến. Với mong muốn giúp đỡ cho những người dân nghèo khó, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng với những vật dụng cần thiết như quà tặng, sách vở, đèn đường và các vật dụng khác để phân phát cho người dân. Khu vực Đông Giang nằm ở miền núi cao, có nhiều khó khăn trong việc di chuyển và tiếp cận. Tuy nhiên, điều đó không làm chúng tôi nản lòng mà ngược lại càng thêm động lực để cố gắng hết sức mình. Khi tới nơi, chúng tôi đã được đón tiếp nồng hậu bởi những người dân địa phương. Họ đón tiếp chúng tôi với tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc. Một trong những hoạt động tình nguyện đầu tiên của chúng tôi là lắp đặt đèn đường, giúp cho khu vực này sáng hơn và an toàn hơn vào buổi tối. Cùng với đó, chúng tôi cũng phát quà cho các em học sinh nghèo và tặng sách vở để giúp các em có thể học tập tốt hơn. Tất cả những hoạt động này đều được chúng tôi thực hiện với sự hăng say, tình nguyện và tình yêu thương dành cho những người dân nơi đây. Ngoài ra, trong buổi tình nguyện này, chúng tôi còn tổ chức một buổi giao lưu văn nghệ với những tiết mục trình diễn hấp dẫn. Tất cả mọi người đều tham gia tích cực và đầy sôi nổi. Những tiết mục ca nhạc, múa, kịch đã mang đến một không khí đầy sôi động và vui tươi cho cả khu vực. Đó cũng là một cách để chúng tôi tìm hiểu, giao lưu với những người dân nơi đây và truyền đạt thông điệp về tình yêu, sự chia sẻ và sự đoàn kết. Cuối cùng, sau một ngày làm việc vất vả, chúng tôi rời khỏi khu vực Đông Giang với cảm giác hạnh phúc và thỏa mãn. Chúng tôi đã làm được những điều tốt đẹp, giúp đỡ những người dân nơi đây có thêm niềm tin vào cuộc sống và hy vọng cho tương lai. Tất cả những nỗ lực của chúng tôi đều được đền đáp bởi sự cảm kích và lòng biết ơn của những người dân Đông Giang. Buổi tình nguyện \"Ngàn Én Sum Vầy\" đã cho chúng tôi nhiều bài học quý giá về tình người, sự chia sẻ và tình yêu thương. Đó là một trải nghiệm đáng nhớ và đầy ý nghĩa, giúp chúng tôi nhận ra rằng trong cuộc sống này không chỉ có chúng ta mà còn có cả những người xung quanh. Hãy luôn cố gắng giúp đỡ, chia sẻ và yêu thương những người xung quanh, để chúng ta cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

0 Votes


Tác phẩm: Lễ Cấp Sắc 12 Đèn Của Người Dao
ID: 9391
Tác giả: Đỗ Trường Vinh
Lời giới thiệu: Lễ Cấp sắc tiếng Dao gọi là “Lập tịnh” là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian với những nội dung rất đặc sắc miêu tả về quá trình di cư, định cư cũng như quá trình đấu tranh chinh phục chống lại các thế lực siêu nhiên giành lấy cuộc sống ấm no hạnh phúc. Trải qua bao thế kỷ và những thăng trầm của lịch sử, lễ cấp sắc vẫn tồn tại trong cộng đồng người Dao như một món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào. Lễ cấp sắc là một nghi lễ quan trọng công nhận sự trưởng thành cả về thể chất lẫn tinh thần của người đàn ông Dao. Người Dao nói chung rất coi trọng việc làm lễ cấp sắc, bất kể người đàn ông nào từ khi sinh ra đều phải làm lễ cấp sắc, nếu không dù nhiều tuổi vẫn bị xem là đứa trẻ. Sau khi được cấp sắc mới có đủ điều kiện để làm lễ cúng bái và được giao tiếp với thần linh. Lễ cấp sắc ngoài thể hiện nét văn hóa độc đáo riêng của dân tộc Dao, còn thể hiện đạo lý làm người, hướng con người tới cái thiện, hướng tới cội nguồn và tổ tiên. Mọi người đàn ông Dao đều mong muốn được cấp sắc và cấp sắc bậc cao. Lễ cấp sắc có nhiều bậc, bậc đầu tiên họ được cấp 3 đèn và 36 binh mã; bậc hai được cấp 7 đèn và 72 binh mã; bậc ba được cấp 12 đèn và 120 binh mã. Người được cấp sắc bậc một phải tiếp tục học hỏi, tu dưỡng hơn nữa để được cấp sắc bậc hai và phấn đấu để được cấp sắc cao hơn nữa. Cấp sắc càng cao càng được xem là niềm vinh dự lớn của gia đình, dòng họ mà tất cả những người đàn ông Dao đều hướng tới

0 Votes


Tác phẩm: "Ánh sáng" từ những lớp học xóa mù chữ ở vùng biên
ID: 24881
Tác giả: Phạm Cường
Lời giới thiệu: Huyện Bình Liêu là địa phương có tỷ lệ mù chữ cao nhất tỉnh Quảng Ninh. Thực hiện Chỉ thị 10-CT/TW ngày 5/12/2011 của Bộ Chính trị về "Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục TH&THCS, tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn", thời gian qua, công tác xóa mù chữ cho người dân được huyện rất quan tâm. Đều đặn từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần, sau những giờ lên nương rẫy, tối đến, bà con ở các thôn, bản vùng cao Bình Liêu lại rủ nhau đến nhà văn hóa để học con chữ. “Ánh sáng” từ chủ trương của Đảng, từ những lớp học đặc biệt mà thầy cô đã miệt mài gieo chữ trên rẻo cao nơi đây đang giúp bà con đọc thông, viết thạo, thắp lên cơ hội thay đổi cuộc sống mới… Tác giả: Phạm Tăng & Phạm Cường ĐT: 0988404366 Chú Thích Ảnh: Ảnh 1: Ảnh bìa Ảnh 2: Sau những giờ lên nương làm rẫy và chuẩn bị tươm tất bữa cơm, tối đến, gia đình chị Dường Nhì Múi (đang ngồi) lại tranh thủ rủ nhau đến nhà văn hóa thôn Cẩm Hắc, xã Đồng Văn, để học chữ. Ảnh 3: Từ 20 giờ tối, thời tiết vùng cao se lạnh, địa hình phức tạp, đường đi lại khó khăn, vất vả, nhưng các mẹ, các chị em phụ nữ dân tộc Dao ở thôn Cẩm Hắc vẫn rủ nhau tới lớp học xóa mù để học cái chữ. Thôn Cẩm Hắc là một trong thôn khó khăn, giáp biên giới Việt Trung, hiện có 63 hộ, hơn 200 nhân khẩu. Trong thôn còn gần 20 người chưa biết chữ. Ảnh 4: Lúc đầu, lớp học xóa mù chữ thôn Cẩm Hắc chỉ có vài học viên, nhưng sau đó số lượng đã tăng lên 15 học viên. Phần lớn học viên theo học chữ ở độ tuổi từ 30-60 tuổi. Ảnh 5: Cô giáo Trương Thị Nga, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Đồng Văn chia sẻ: Nhiều chị em dân tộc Dao có con nhỏ nhưng vẫn cố gắng thu xếp việc nhà, quyết tâm tới lớp để học cái chữ. Đến nay, sau gần 5 tháng kiên trì theo học, nhiều chị đã biết đọc, biết viết, biết tính toán, nhắn tin trên điện thoại... Ảnh 6: Bà Tằng Tài Múi (bên phải ảnh) 60 tuổi, vẫn tỉ mẩn quyết tâm học chữ. Ảnh 7: Từ năm 2011 đến nay, huyện Bình Liêu đã mở được 111 lớp học xóa mù chữ, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình xóa mù chữ cho 1.744 học viên. Riêng năm 2023, huyện Bình Liêu mở 10 lớp xóa mù chữ cho 200 học viên. Ảnh chụp tại lớp học xóa mù chữ thôn Phai Làu, xã Đồng Văn. Ảnh 8: Cô giáo Lô Thị Thu, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Đồng Văn cho biết: Nhiều học viên tuổi đã cao, mắt kém, tay cứng khó viết chữ, phát âm không rõ chữ nhưng các chị rất cố gắng, chăm chỉ và tiến bộ từng ngày. Ảnh 9: Những bàn tay chai sần chỉ quen cầm cuốc, tra ngô, nay lại cầm bút tập tô từng nét chữ chưa tròn, nhưng ai cũng miệt mài, cố gắng mong học được cái chữ... Ảnh 10: Để đưa chủ trương của Đảng đến với đồng bào vùng sâu vùng xa, dù bận rộn nhưng Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Cẩm Hắc, Chíu Thị Ngân hằng ngày vẫn lên lớp phụ giúp giáo viên phiên dịch và dạy Tiếng Việt cho bà con trong thôn. Ảnh 11: Cùng với dạy chữ, các giáo viên đứng lớp và cán bộ xã Đồng Văn còn khéo léo kết hợp tuyên truyền cho chị em về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, ăn ở hợp vệ sinh, bài trừ các hủ tục lạc hậu. Ảnh 12: Chị Dường Nhì Múi (bên trái ảnh) vui mừng cho biết: “Từ trước đến nay, mình chỉ biết đi rừng, phát rẫy, làm nương chứ không quen cầm bút, cầm sách. Học cái chữ khó lắm, nhưng từ ngày có cô giáo đến dạy chữ, mình đã biết đọc, biết viết, biết cách cộng, trừ tính toán mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo. Đây là niềm vui, mong chờ lớn nhất trong cuộc đời của mình...". Ảnh 13: Đến nay, nhiều chị em trong thôn Cẩm Hắc đã biết đọc, biết viết, biết tính toán, nhắn tin trên điện thoại. Ảnh 14: Được tiếp cận "ánh sáng" từ con chữ, diện mạo những thôn, bản vùng cao của huyện miền núi, biên giới Bình Liêu đang thay da, đổi thịt từng ngày. Ảnh chụp thôn Cẩm Hắc, xã Đồng Văn (huyện Bình Liêu).

0 Votes


Tác phẩm: Trên những nương chè Biển Hồ - Gia Lai
ID: 15827
Tác giả: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Lời giới thiệu: Đồi chè Gia Lai nằm trên bờ Bắc của Biển Hồ và thực chất là một phần của Biển Hồ. Chúng còn được gọi với một cái tên khác do chính người dân Pleiku tự đặt đó là Biển Hồ chè bởi đây là sự kết hợp giữa hồ nước thủy lợi và nương chè ngút ngàn, xanh mướt. Biển Hồ chè nằm cách thành phố Pleiku khoảng 13 km, thuộc địa phận huyện Chư Pah. Đồi chè này cũng chính là đồn điền chè đầu tiên của người Pháp ở Gia Lai, được hình thành từ những năm 20 của thế kỷ trước. Những nương chè xanh mướt, ngút ngàn dường như sẽ ôm trọn lấy bạn. Đến với Biển Hồ chè chính là bạn đang lạc vào một thế giới của những màu xanh, một thiên đường chè, nơi không còn nắng gió và đất bụi khô cằn của Tây Nguyên. Thay vào đó sẽ là một bầu không khí vô cùng trong lành và dễ chịu cùng sự hùng vĩ của núi rừng. Khuất xa sau đó là bóng dáng của ngôi chùa Bửu Minh và những hàng thông lá kim cổ thụ đứng im lìm, trầm mặc. Tất cả sẽ tạo nên một bức tranh hùng vĩ và tuyệt đẹp nhưng không kém phần ly kỳ của núi rừng Tây Nguyên khiến bất cứ ai cũng phải say đắm.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Tiếp