Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Lễ Cấp Sắc 12 Đèn Của Người Dao
ID: 9391
Tác giả: Đỗ Trường Vinh
Lời giới thiệu: Lễ Cấp sắc tiếng Dao gọi là “Lập tịnh” là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian với những nội dung rất đặc sắc miêu tả về quá trình di cư, định cư cũng như quá trình đấu tranh chinh phục chống lại các thế lực siêu nhiên giành lấy cuộc sống ấm no hạnh phúc. Trải qua bao thế kỷ và những thăng trầm của lịch sử, lễ cấp sắc vẫn tồn tại trong cộng đồng người Dao như một món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào. Lễ cấp sắc là một nghi lễ quan trọng công nhận sự trưởng thành cả về thể chất lẫn tinh thần của người đàn ông Dao. Người Dao nói chung rất coi trọng việc làm lễ cấp sắc, bất kể người đàn ông nào từ khi sinh ra đều phải làm lễ cấp sắc, nếu không dù nhiều tuổi vẫn bị xem là đứa trẻ. Sau khi được cấp sắc mới có đủ điều kiện để làm lễ cúng bái và được giao tiếp với thần linh. Lễ cấp sắc ngoài thể hiện nét văn hóa độc đáo riêng của dân tộc Dao, còn thể hiện đạo lý làm người, hướng con người tới cái thiện, hướng tới cội nguồn và tổ tiên. Mọi người đàn ông Dao đều mong muốn được cấp sắc và cấp sắc bậc cao. Lễ cấp sắc có nhiều bậc, bậc đầu tiên họ được cấp 3 đèn và 36 binh mã; bậc hai được cấp 7 đèn và 72 binh mã; bậc ba được cấp 12 đèn và 120 binh mã. Người được cấp sắc bậc một phải tiếp tục học hỏi, tu dưỡng hơn nữa để được cấp sắc bậc hai và phấn đấu để được cấp sắc cao hơn nữa. Cấp sắc càng cao càng được xem là niềm vinh dự lớn của gia đình, dòng họ mà tất cả những người đàn ông Dao đều hướng tới

0 Votes


Tác phẩm: HUẾ KIẾN TRÚC XƯA
ID: 20090
Tác giả: Huỳnh Mỹ Thuận
Lời giới thiệu: HUẾ KIẾN TRÚC XƯA Đến Huế nơi đầu tiên phải viếng thăm là Đại Nội Huế - Một quần thể kiến trúc lịch sử hóa tinh hoa thời xưa được sơn son thiếp vàng , nơi sinh hoạt của Triều đình nhà nguyễn, nơi được công nhận là Di sản văn hóa Thế giới.Cổng Ngọ môn là nơi dừng chân đầu tiên khi du khách thăm Đại Nội , nơi làm cho du khách khách ngỡ ngàng với vẻ đẹp cổ kính giữa thiên nhiên hiền hòa trông như một bức tranh cổ theo dòng thời gian Bên cạnh cổng Ngọ môn là Kì đài rồi đến Ngọ môn là công chình phía Nam Hoàng Thành, phía trên có lẩu Ngũ Phụng được sơn son thiếp vàng – Nơi nhà Vua thường ngự trong các dịp lễ. Ngoài ra còn các nơi khác : Điện thái Hòa, Thái Bình Lâu, Điện Cần Chánh….Ngày nay khi viếng thăm Đại Nội các thiếu nữ hay nữ du khách thường mặc áo Dài truyền thống Huế với nhiều sắc mùa rực rỡ đi dạo tạo nên một bức tranh xưa vừa tĩnh vừa động ….ai cũng muốn lưu lại nơi đây những bức ảnh thật đẹp bên cạnh những góc kiến trức cổ xưa bên cạnh những mảng xanh thiên nhiên hài hòa nhất là những hồ sen trắng tinh khiết ( Quốc Hoa Việt Nam ). Ngoài Đại Nội còn nhiều Dinh Thự Cổ kính qua 2 thế kỷ : Lăng : Lăng Gia Long, Lăng Minh Mạng, Lặng Thiệu TRị, Lặng Tự Đức….Chùa Thiên Mụ, Phố Cổ Bao Vinh …. Lăng Tự Đức là công trình kiến trúc đẹp nhất với sự hài hòa cửa thiên nhiên trông như môt bức tranh thủy mạc khi soi bóng bên hồ nước xanh.Đến tham qua Lăng Tự Đức du khách sẽ qua nhiều cung bậc cảm xúc tử nhưng bậc thang nhiều cung bậc đến những chiếc cầu dẫn đến những hàng thông xanh đến tòa nhà vọng lâu bên sen có làn nước trong xanh

0 Votes


Tác phẩm: Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt
ID: 9303
Tác giả: Lê Ngọc Huy
Lời giới thiệu: “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, từng làm nức lòng những người say sưa với văn hóa truyền thống dân tộc. Trong khi hầu đồng, người được nhập đồng múa các điệu theo tính cách của từng giá đồng, còn ở dưới Cung văn tấu lên theo làn điệu chầu văn, lời ca mô tả nhân vật của giá đồng, tả quang cảnh nhân vật xuất hiện, kể sự tích và công đức của các Thánh. Nghi lễ hát lên đồng được chia ra các phần: Mời Thánh nhập; kể sự tích, công đức; xin Thánh phù hộ và đưa tiễn. Do đó, cuối mỗi giá đồng, cung văn đều tấu câu “Xe loan Thánh giá hồi cung”. Ban nhạc chầu văn thường có các nhạc cụ: đàn nguyệt, trống ban (trống con), nhị, sáo, phách, thanh la... Đặc biệt, giai điệu và tiếng hát chầu văn lảnh lót mê đắm lòng người, toàn bộ phần diễn xướng khiến người xem như lạc vào thế giới siêu nhiên của các vị Thánh. Xét về tổng quan thì Đạo mẫu chính là nét đẹp văn hóa mang đặc trưng của dân tộc cần được bảo tồn và phát triển, nếu được giữ gìn và quản lý phát triển đúng cách thì nó là một nét đẹp, một điểm nhấn trong Văn hóa của dân tộc.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Tiếp