Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Chân dung Phụ nữ quý tộc Việt qua những pho tượng cổ
ID: 14671
Tác giả: Trần Trung Hiếu
Lời giới thiệu: Bước sang thế kỷ XXI, phụ nữ Việt Nam ngày càng xinh đẹp, quyến rũ, thể hiện qua gương mặt, dáng người, thời trang và những phẩm chất tốt đẹp. Thực chất, nữ giới ở Việt Nam không chỉ bây giờ mới đẹp, mà từ xa xưa đã thế. Qua những bức ảnh của người Pháp ở thế kỷ XIX-XX, ta cũng được chiêm ngưỡng những phụ nữ Việt tài sắc vẹn toàn, điển hình như bà Nam Phương Hoàng Hậu và một số nữ quý tộc khác… Trước khi máy ảnh ra đời và được du nhập vào nước ta ở thế kỷ XIX, chân dung những phụ nữ người Việt chỉ được khắc họa lại qua tranh vẽ và điêu khắc tượng, phù điêu. Bộ ảnh chụp lại những pho tượng cổ này sẽ cho ta hình dung được phần nào về những phụ nữ quý tộc Việt từ thời xa xưa. Không chỉ thế những bức tượng cổ này còn thể hiện được sự khéo léo, tài hoa của những nghệ nhân người Việt xưa qua nét tạc tượng, nét chạm hoa văn tỉ mỉ. Đây cũng là những di sản vô giá của nước Việt Nam mà cha ông đã để lại cho chúng ta. Hy vọng bộ ảnh chụp những pho tượng nữ quý tộc cổ này sẽ góp phần lan tỏa những di sản giá trị và vẻ đẹp người Việt với công chúng trong nước và bạn bè Quốc tế. Chú thích ảnh: 1. Ảnh 01: Tiên mẫu Âu Cơ, tượng ở đền Hạ Hòa, Phú Thọ 2. Ảnh 02: Trình Thị Hoàng Hậu, tượng ở đền Đồng Xâm, Thái Bình 3. Ảnh 03: Thái hậu Dương Vân Nga, tượng đền ở vua Lê Đại Hành, Ninh Bình 4. Ảnh 04: Nguyên phi Ỷ Lan, tượng ở đền Sủi, Hà Nội 5. Ảnh 05: Công chúa Mạc Ngọc Lâm, tượng ở chùa Phổ Minh, Nam Định 6. Ảnh 06: Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, tượng ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội 7. Ảnh 07: Công chúa Lê Thị Ngọc Duyên, tượng ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh 8. Ảnh 08: Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ, tượng ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh 9. Ảnh 09: Phu nhân quận công Nguyễn Thế Mỹ, tượng ở chùa Đông Dương, Hải Dương 10. Ảnh 10: Cô gái quý tộc Việt, tượng ở chùa Dâu, Bắc Ninh

0 Votes


Tác phẩm: Những ánh mắt thơ ngây nơi địa đầu Tổ quốc
ID: 8442
Tác giả: Nguyễn Thanh Thủy
Lời giới thiệu: Đến với vùng đất địa đầu cực bắc Hà Giang, chúng ta không chỉ lạc vào cảnh sắc thiên đường cảnh sắc hùng vĩ với cao nguyên đá khắp các huyện Quảng Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc... mà còn bắt gặp những nét đẹp thơ dại, những ánh mắt trong sáng của những đứa trẻ của núi rừng. Vào mùa cải vàng, mùa hoa tam giác mạch, các cô bé (dân tộc Mông và và dân tộc Tày) thường đến dốc Thẩm Mã, nhà của Pao và gùi trên lưng những giỏ cải vàng để chụp ảnh cùng khách du lịch. Tạo nên một nét văn hóa khá đặc sắc của vùng đất Hà Giang. Không ít người bị hớp hồn bởi cảnh sắc hoang sơ trải dài trên những cung đường ngoằn ngoèo hun hút, gió ngược dốc lên thăm thẳm. Nhưng cũng chính tại nơi ấy, chẳng phải núi non hùng vĩ mà chính hình ảnh trẻ em Hà Giang thu hút ống kính máy ảnh. Có một điều gì chất chứa trong ánh mắt các em khiến những vị khách tới từ miền xuôi không tài nào rời mắt? Người ta thường bảo có một hồn trẻ trên núi cao vừa hoang dại, vừa hồn nhiên đến tội nghiệp. Cuộc sống đầy thách thức, gian nan sớm hằn lên đôi mắt trẻ thơ, tạo nên chiều sâu bí ẩn làm nặng lòng du khách dẫu đã rời xa cao nguyên đá. Nhưng đó không nên là cuộc sống của trẻ em. Các em đáng được hồn nhiên, được trong veo không chút ưu lo, được thỏa thích nô đùa khắp núi rừng, được hái hoa bắt bướm mà không cần lẽo đẽo đi theo khách du lịch. Yêu lắm, thương lắm những đứa trẻ trên cao nguyên đá cheo leo. Mong rằng cuộc sống nơi đây sẽ ngày một khấm khá hơn; mong muốn các em vẫn đẹp như vậy, ngây thơ như vậy, thoải mái tự nhiên như vậy, mong các em có thể sống đúng lứa tuổi của mình như những trẻ em vùng khác.

0 Votes


Tác phẩm: Chiến Dịch Tình Nguyện Đông - Ngàn Én Sum Vầy
ID: 6421
Tác giả: Tôn Nữ Khánh Hằng
Lời giới thiệu: Đầu năm vừa qua, tôi cùng nhóm tình nguyện viên của khoa đã có một trải nghiệm đầy ý nghĩa khi tham gia vào buổi tình nguyện mang tên \"Ngàn Én Sum Vầy\" tại khu vực Đông Giang, Quảng Nam. Đây là một hoạt động tình nguyện nhằm giúp đỡ cho những người dân nghèo và khó khăn trong khu vực này có một cái Tết ấm áp, no đủ và đầy ý nghĩa hơn. Buổi tình nguyện diễn ra vào một ngày cuối tuần, khi mà những người dân đang bận rộn chuẩn bị cho cái Tết sắp đến. Với mong muốn giúp đỡ cho những người dân nghèo khó, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng với những vật dụng cần thiết như quà tặng, sách vở, đèn đường và các vật dụng khác để phân phát cho người dân. Khu vực Đông Giang nằm ở miền núi cao, có nhiều khó khăn trong việc di chuyển và tiếp cận. Tuy nhiên, điều đó không làm chúng tôi nản lòng mà ngược lại càng thêm động lực để cố gắng hết sức mình. Khi tới nơi, chúng tôi đã được đón tiếp nồng hậu bởi những người dân địa phương. Họ đón tiếp chúng tôi với tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc. Một trong những hoạt động tình nguyện đầu tiên của chúng tôi là lắp đặt đèn đường, giúp cho khu vực này sáng hơn và an toàn hơn vào buổi tối. Cùng với đó, chúng tôi cũng phát quà cho các em học sinh nghèo và tặng sách vở để giúp các em có thể học tập tốt hơn. Tất cả những hoạt động này đều được chúng tôi thực hiện với sự hăng say, tình nguyện và tình yêu thương dành cho những người dân nơi đây. Ngoài ra, trong buổi tình nguyện này, chúng tôi còn tổ chức một buổi giao lưu văn nghệ với những tiết mục trình diễn hấp dẫn. Tất cả mọi người đều tham gia tích cực và đầy sôi nổi. Những tiết mục ca nhạc, múa, kịch đã mang đến một không khí đầy sôi động và vui tươi cho cả khu vực. Đó cũng là một cách để chúng tôi tìm hiểu, giao lưu với những người dân nơi đây và truyền đạt thông điệp về tình yêu, sự chia sẻ và sự đoàn kết. Cuối cùng, sau một ngày làm việc vất vả, chúng tôi rời khỏi khu vực Đông Giang với cảm giác hạnh phúc và thỏa mãn. Chúng tôi đã làm được những điều tốt đẹp, giúp đỡ những người dân nơi đây có thêm niềm tin vào cuộc sống và hy vọng cho tương lai. Tất cả những nỗ lực của chúng tôi đều được đền đáp bởi sự cảm kích và lòng biết ơn của những người dân Đông Giang. Buổi tình nguyện \"Ngàn Én Sum Vầy\" đã cho chúng tôi nhiều bài học quý giá về tình người, sự chia sẻ và tình yêu thương. Đó là một trải nghiệm đáng nhớ và đầy ý nghĩa, giúp chúng tôi nhận ra rằng trong cuộc sống này không chỉ có chúng ta mà còn có cả những người xung quanh. Hãy luôn cố gắng giúp đỡ, chia sẻ và yêu thương những người xung quanh, để chúng ta cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

0 Votes


Tác phẩm: NGHỆ THUẬT XÒE THÁI ĐÓN BẰNG DI SẢN NHÂN LOẠI CỦA UNESCO
ID: 27713
Tác giả: Trần Thanh Hải
Lời giới thiệu: Tối 24/9/ 2022, tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022. Chú thich ảnh : A 1: Chương trình nghệ thuật được thể hiện qua các màn biểu diễn của khoảng 900 diễn viên chuyên và không chuyên, trong đó có sự tham gia của các nghệ sỹ nổi tiếng và đông đảo diễn viên chính là những người dân, những nghệ nhân người Thái. Không phân biệt già trẻ, lạ hay quen, tất cả tay trong tay hòa nhịp vũ điệu tâm hồn, kết nối những vòng xòe bất tận để gắn kết, gìn giữ và giới thiệu, quảng bá nghệ thuật Xòe Thái trong niềm tự hào lan tỏa tinh hoa di sản nghệ thuật của đồng bào dân tộc Thái nói riêng và cộng đồng 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam nói chung tới du khách trong và ngoài nước A 2: Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương, đại diện Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái” từ bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam A 3: Tiết mục trong trương trình “Xòe Thái - Tinh hoa miền di sản”. A 4: Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tại Lễ đón nhận Bằng và khai mạc Lễ hội A 5: Chương trình nghệ thuật "Xòe Thái - Tinh hoa miền di sản". thể hiện những nét văn hóa độc đáo trong đời sống của cộng đồng người Thái Tây Bắc Việt Nam như: tắm suối, Hạn khuống, đám cưới - tằng cẩu, dệt thổ cẩm.... A 6: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vui mừng và tự hào khi Xoè Thái là di sản thứ 14 của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại A 7: Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu cùng hòa chung điệu Xòe Thái. A 8: Vòng xòe kết thành biểu tượng "Khau cút" trang trí trên hai đầu nóc nhà sàn của đồng bào Thái. A 9: Điệu Xòe được thực hành tại các bản của người Thái chủ yếu ở 4 tỉnh Yên Bái, Sơn La, Lai Châu và Điện Biên. A 10: Người dân Tây Bắc đã thổi hồn cho sức sống của nghệ thuật Xòe Thái trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Thái qua nhiều thế hệ.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Tiếp