Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Đánh bại U23 Thái Lan, U23 Việt Nam giành huy chương Vàng bóng đá nam SEA Games 31
ID: 9705
Tác giả: Bùi Cương Quyết
Lời giới thiệu: Tối 22/5/2022, trên SVĐ quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) diễn ra trận chung kết môn Bóng đá nam SEA Games 31 giữa U23 Việt Nam (áo đỏ) và U23 Thái Lan (áo vàng). Phút 83, tiền đạo Nhâm Mạnh Dũng đánh đầu hiểm hóc hạ gục thủ môn Kawin, ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu. Chiến thắng đưa U23 Việt Nam giành tấm huy chương Vàng danh giá. Ảnh 01: Cổ động viên hai nước đội mưa đến cổ vũ cho đội nhà trong trận chung kết bóng đá nam SEA Games 31 trên sân vận động quóc gia Mỹ Đình. Ảnh 02: Cầu thủ Nguyễn Văn Tùng (số 11) tranh bóng quyết liệt với cầu thủ Chayapipat Supanpasuch (số 19, Thái Lan). Ảnh 03: Thái Lan luôn là thử thách lớn nhất tại SEA Games đối với bóng đá Việt Nam. Ảnh 04: Phút 83, Nhâm Mạnh Dũng (số 17) đánh đầu hiểm hóc hạ gục thủ môn Kawin, mở tỷ số cho U23 Việt Nam. Ảnh 05: HLV trưởng Park Hang-seo điều chỉnh đấu pháp ở hiệp 2, trong đó có việc đưa Nhâm Mạnh Dũng vào sân và cậu học trò này đã không phụ sự mong mỏi của thầy, ghi bàn thắng quyết định chiến thắng cho U23 Việt Nam. Ảnh 06: Các cầu thủ U23 Việt Nam ăn mừng chiến thắng sau trận đấu. Ảnh 07: Các cầu thủ U23 Việt Nam ăn mừng chiến thắng sau trận đấu. Ảnh 08: Các cầu thủ U23 Việt Nam giương cao ảnh Bác Hồ vui mừng chiến thắng. Ảnh 09: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chung vui với đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam vừa giành HCV môn bóng đá nam SEA Games 31. Ảnh 10: Các cầu thủ Việt Nam hân hoan trong niềm vui giành HCV môn bóng đá nam SEA Games 31.

0 Votes


Tác phẩm: Tuần lễ Festval Huế 2022
ID: 23373
Tác giả: Trần Hữu Minh
Lời giới thiệu: Là một bộ ảnh được tác giả thực hiện trong trong tuần lễ Huế 2022 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” đã chính thức khai mạc vào tối 25-6 tại Quảng trường Ngọ Môn, TP Huế. Sau hai năm phải tạm hoãn vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, Festival Huế 2022 được tổ chức lần này là sự nỗ lực của tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đưa cuộc sống trở lại bình thường; đồng thời, góp phần kích cầu với mục tiêu phát triển du lịch “Chủ động - bền vững - an toàn”. Bộ ảnh tái hiện lại một số nét đặc trưng của Huế trong tuần lễ hội Festival Huế năm 2022. Festival Huế 2022 là sự giao thoa sống động giữa truyền thống và hiện đại, trải nghiệm những sắc màu văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn của văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, đắm mình trong không gian cổ kính của một Cố đô văn hiến với bảy di sản được UNESCO vinh danh, nhưng vẫn sáng bừng sức sống của một đô thị xanh, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Festival Huế 2022 tiếp tục khẳng định quyết tâm xây dựng Huế thành thành phố Festival của châu Á, xứng tầm là một trong những trung tâm văn hóa - du lịch đặc sắc của Việt Nam.

1 Vote


Tác phẩm: Trang phục người dân tộc ở vùng đất Chiêm Hóa, Tuyên Quang
ID: 14889
Tác giả: Trần Trung Hiếu
Lời giới thiệu: Cùng với nền văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc đều có một nền văn hoá mang bản sắc riêng từ lâu đời, phản ánh truyền thống, lịch sử và niềm tự hào dân tộc. Bản sắc văn hoá dân tộc là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần, bao gồm tiếng nói, chữ viết, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, y phục, tâm lý, tình cảm, phong tục, tập quán, tín ngưỡng... được sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Sự phát triển rực rỡ bản sắc văn hoá mỗi dân tộc càng làm phong phú nền văn hoá chung của đất nước Việt Nam. Chiêm Hóa là một vùng đất hiếu khách với 18 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi một dân tộc đều có bản sắc riêng kết hợp lại thành một cộng đồng người Việt sinh sống hòa thuận. Ngày này Chiêm Hóa đang nỗ lực vươn lên ở nhiều lĩnh vực, trong đó có du lịch văn hóa, vì thế những người dân tộc ở đây đều đang góp phần làm đẹp lên vùng đất này nói riêng cũng như cả nước nói chung. Bộ ảnh mới chỉ minh họa được trang phục 6 dân tộc tiêu biểu ở Chiêm Hóa nhưng cũng mong muốn có thể khắc họa được bản sắc từng dân tộc của vùng đất này. Từ đó hòa vào bản sắc chung của nền văn hoá Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hướng đến việc củng cố và tăng cường sự thống nhất, nhân lên sức mạnh tinh thần chung của toàn dân tộc. Chú thích ảnh: 1. Ảnh 01: Đôi tình nhân người Dao Đỏ 2. Ảnh 02: Một chị người Dao Đỏ 3. Ảnh 03: Hai chị em người Dao Tiền 4. Ảnh 04: Một chị người Dao Tiền 5. Ảnh 05: Hai vợ chồng người Tày 6. Ảnh 06: Một chị người Tày 7. Ảnh 07: Hai vợ chồng người Pà Thẻn 8. Ảnh 08: Em gái người Pà Thẻn 9. Ảnh 09: Hai mẹ con người Cao Lan 10. Ảnh 10: Em gái người Cao Lan 11. Ảnh 11: Hai vợ chồng người Mông 12. Ảnh 12: Một chị người Mông

0 Votes


Tác phẩm: Đất trời Phong Nậm - Cao Bằng
ID: 21544
Tác giả: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Lời giới thiệu: Không chỉ có thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao..., Cao Bằng còn có dòng Quây Sơn và đồng lúa tạo nên tuyệt tác ở thung lũng Phong Nậm. Mùa này, du khách về Cao Bằng sẽ choáng ngợp trong màu vàng của lúa, màu xanh của núi và dòng sông bàng bạc chảy ngang bản làng ở Phong Nậm. Phong Nậm thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng cách Hà Nội hơn 300 km. Để di chuyển đến đây, xe khách là phương tiện dễ dàng hơn cả. Sau chuyến xe đêm từ bến xe Mỹ Đình, khi thức dậy, trước mắt chúng ta sẽ là một thế giới khác. Thung lũng Phong Nậm nhìn từ trên cao với cánh đồng lúa chín và dòng sông Quây Sơn chảy giữa những núi đá vôi trùng điệp. Thời điểm đẹp nhất để chụp ảnh ở Phong Nậm là lúc nắng sớm mới lên và chiều chuẩn bị xuống, khi những tảng mây lơ lửng lưng chừng núi trôi qua tạo thành cảnh sắc nên thơ, tiên cảnh. Những nếp nhà của người Tày nép dưới những vách núi nhìn ra dòng sông và đồng lúa. Người dân nơi đây chủ yếu làm ruộng và vẫn giữ được những nét văn hóa đặc trưng của người Tày. Du khách cũng có thể ghé thăm nhà dân để tìm hiểu phong tục địa phương khi đến Phong Nậm.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Tiếp