Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Đại gia đình trong căn nhà cổ Há Súng
ID: 31068
Tác giả: Trần Tiến Đạt
Lời giới thiệu: Nhà cổ Há Súng, thuộc thôn Há Súng, xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, Hà Giang là một ngôi nhà cổ thuộc về dòng họ Vừ, có kiến trúc to lớn, bề thế nằm sâu trong dãy núi, nó xuất hiện cùng thời với kiến trúc dinh thự họ Vương thuộc xã Sà Phìn, và vị trí hai địa điểm này cũng rất gần nhau, thậm chí còn được cho rằng căn nhà này đã xây trước đó 1 thời gian. Tuy nhiên, không được như khu dinh thự họ Vương, căn nhà cổ của dòng họ Vừ nằm cách xa đường quốc lộ, phía sau những dãy núi cao khiến việc đi lại khá khó khăn nên ít được quan tâm hơn. Và điều đặc biệt ở chỗ là trong căn nhà cổ đã xuống cấp nghiêm trọng này, con cháu của dòng họ Vừ vẫn sinh sống hòa thuận với nhau, dù đã cách xa 6-7 đời. Mỗi hộ gia đình ở đây vẫn cố gắng lưu giữ lại những giá trị của căn nhà và hi vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn, cùng nhau trùng tu, bảo tồn những gì cha ông để lại. Bộ ảnh là tập hợp những góc nhìn của mình về cuộc sống hàng ngày của mỗi người, mỗi gia đình trong căn nhà này, và đằng sau đó là những câu chuyện vui, buồn của họ. Đó là cặp đôi mới nên duyên, còn quấn quýt mặn nồng, hay là cặp vợ chồng già đã cùng nhau nâng khăn sửa túi, sống với nhau đã gần trọn đời người. Nhưng đối lập, ngang trái ngay trong chính căn nhà là những người đàn ông cô độc, họ không thể níu giữ hạnh phúc của mình vì cuộc sống nghèo khó nơi mảnh đất cằn cỗi này. Và bên cạnh đó cũng là một gia đình nhỏ hạnh phúc, với những đứa trẻ, những niềm hi vọng mới về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

0 Votes


Tác phẩm: Bảo tồn và khôi phục “thiên đường dược liệu hữu cơ”
ID: 26693
Tác giả: Mạc Hóa
Lời giới thiệu: Từng có thời gian dài, bà con vùng rẻo cao tại Mường Lống và Na Ngoi (Kỳ Sơn, Nghệ An) không có sinh kế ổn định, buôn bán sản phẩm nông nghiệp bấp bênh. Từ năm 2016, khi TH tiếp nhận Công ty CP Dược liệu Mường Lống và chuyển thành Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Dược liệu, tạo công ăn việc làm cho bà con người H’Mông, thì cuộc sống thay đổi tích cực, tạo điều kiện và cơ hội để chính quyền xã đẩy mạnh phát triển ngành du lịch. TH chủ động bao tiêu, thu mua số lượng lớn dược liệu tự nhiên từ người dân, chủ yếu là Giảo cổ lam, Linh chi, Lạc tiên... Trước mỗi kỳ thu mua, TH tổ chức tập huấn cho bà con cách để thu hái bền vững. Còn tại Na Ngoi, người TH đang “ôm” lấy 200 ha rừng để nỗ lực bảo tồn, nhân giống những dược liệu, cây thuốc quý, thực hiện một dự án mang tầm quốc gia: Khôi phục lại những cây dược liệu, cây thuốc quý của Việt Nam. Gần 40 dược liệu quý đang được TH bảo tồn, phát triển tại Na Ngoi và Mường Lống, trồng hoàn toàn theo cách tự nhiên, đảm bảo hữu cơ như Lan thạch hộc, Tam thất, Sâm Puxailaileng, Đương quy, Chùa dù, Lan kim tuyến, Bảy lá một hoa, Đẳng sâm...

37 Votes


Tác phẩm: Trang phục người dân tộc ở vùng đất Chiêm Hóa, Tuyên Quang
ID: 14889
Tác giả: Trần Trung Hiếu
Lời giới thiệu: Cùng với nền văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc đều có một nền văn hoá mang bản sắc riêng từ lâu đời, phản ánh truyền thống, lịch sử và niềm tự hào dân tộc. Bản sắc văn hoá dân tộc là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần, bao gồm tiếng nói, chữ viết, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, y phục, tâm lý, tình cảm, phong tục, tập quán, tín ngưỡng... được sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Sự phát triển rực rỡ bản sắc văn hoá mỗi dân tộc càng làm phong phú nền văn hoá chung của đất nước Việt Nam. Chiêm Hóa là một vùng đất hiếu khách với 18 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi một dân tộc đều có bản sắc riêng kết hợp lại thành một cộng đồng người Việt sinh sống hòa thuận. Ngày này Chiêm Hóa đang nỗ lực vươn lên ở nhiều lĩnh vực, trong đó có du lịch văn hóa, vì thế những người dân tộc ở đây đều đang góp phần làm đẹp lên vùng đất này nói riêng cũng như cả nước nói chung. Bộ ảnh mới chỉ minh họa được trang phục 6 dân tộc tiêu biểu ở Chiêm Hóa nhưng cũng mong muốn có thể khắc họa được bản sắc từng dân tộc của vùng đất này. Từ đó hòa vào bản sắc chung của nền văn hoá Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hướng đến việc củng cố và tăng cường sự thống nhất, nhân lên sức mạnh tinh thần chung của toàn dân tộc. Chú thích ảnh: 1. Ảnh 01: Đôi tình nhân người Dao Đỏ 2. Ảnh 02: Một chị người Dao Đỏ 3. Ảnh 03: Hai chị em người Dao Tiền 4. Ảnh 04: Một chị người Dao Tiền 5. Ảnh 05: Hai vợ chồng người Tày 6. Ảnh 06: Một chị người Tày 7. Ảnh 07: Hai vợ chồng người Pà Thẻn 8. Ảnh 08: Em gái người Pà Thẻn 9. Ảnh 09: Hai mẹ con người Cao Lan 10. Ảnh 10: Em gái người Cao Lan 11. Ảnh 11: Hai vợ chồng người Mông 12. Ảnh 12: Một chị người Mông

0 Votes


Tác phẩm: Thác Bản Giốc, thác nước đẹp nhất Việt Nam
ID: 30531
Tác giả: Vu Minh Hien
Lời giới thiệu: Đây được mệnh danh là thác nước đẹp nhất Việt Nam với các tầng thác nối tiếp nhau, trải rộng hàng trăm mét. Thác Bản Giốc thuộc xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn, nửa phía Đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả. Sông Quây Sơn bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào Việt Nam đoạn cột mốc 784 tại khu vực Pò Peo, xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh. Sau khi đổ xuống chân thác thì sông quay hẳn vào địa phận Trung Quốc. Đây là một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam và nó được đánh giá là một trong 7 thác nước đẹp nhất thế giới. Hàng năm thác này đón rất nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm để chiêm ngưỡng và ghi lại sự kỳ vĩ của thác nước này. Thác Bản Giốc là một trong những thác nước nổi tiếng không chỉ ở nước ta mà còn được bạn bè quốc tế biết đến. Nằm trong top 4 thác nước xuyên quốc gia lớn nhất trên toàn thế giới, địa điểm này ngày càng thu hút được rất nhiều khách du lịch Cao Bằng đến chiêm ngưỡng. Thác gồm có 2 phần: thác Cao là thác phụ vì lượng nước ít, thác Thấp là thác chính nằm trên cột mốc biên giới Việt Trung. Theo hiệp ước 1999, phần thác phụ hoàn toàn thuộc về Việt Nam, phần thác chính chia đôi. Với góc độ toàn cảnh từ xa, thác nước đổ xuống tạo một vùng bọt nước trắng xoá, mang cho ta cảm giác hoang sơ nhưng vô cùng tráng lệ. Phần giữa con thác, một mô đá nhô lên, được bao phủ bởi những cành cây khô đã xẻ dòng nước thành ba luồng như ba dải lụa trắng vắt ngang núi rừng. Vào những hôm nắng đẹp trời, những tia sáng ấy chiếu vào dòng thác cộng hưởng với làn nước bụi mịt mờ tạo nên những chiếc cầu vồng sắc màu, lung linh huyền ảo.

1 Vote


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Tiếp