Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: NGHỆ THUẬT XÒE THÁI ĐÓN BẰNG DI SẢN NHÂN LOẠI CỦA UNESCO
ID: 27713
Tác giả: Trần Thanh Hải
Lời giới thiệu: Tối 24/9/ 2022, tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022. Chú thich ảnh : A 1: Chương trình nghệ thuật được thể hiện qua các màn biểu diễn của khoảng 900 diễn viên chuyên và không chuyên, trong đó có sự tham gia của các nghệ sỹ nổi tiếng và đông đảo diễn viên chính là những người dân, những nghệ nhân người Thái. Không phân biệt già trẻ, lạ hay quen, tất cả tay trong tay hòa nhịp vũ điệu tâm hồn, kết nối những vòng xòe bất tận để gắn kết, gìn giữ và giới thiệu, quảng bá nghệ thuật Xòe Thái trong niềm tự hào lan tỏa tinh hoa di sản nghệ thuật của đồng bào dân tộc Thái nói riêng và cộng đồng 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam nói chung tới du khách trong và ngoài nước A 2: Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương, đại diện Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái” từ bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam A 3: Tiết mục trong trương trình “Xòe Thái - Tinh hoa miền di sản”. A 4: Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tại Lễ đón nhận Bằng và khai mạc Lễ hội A 5: Chương trình nghệ thuật "Xòe Thái - Tinh hoa miền di sản". thể hiện những nét văn hóa độc đáo trong đời sống của cộng đồng người Thái Tây Bắc Việt Nam như: tắm suối, Hạn khuống, đám cưới - tằng cẩu, dệt thổ cẩm.... A 6: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vui mừng và tự hào khi Xoè Thái là di sản thứ 14 của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại A 7: Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu cùng hòa chung điệu Xòe Thái. A 8: Vòng xòe kết thành biểu tượng "Khau cút" trang trí trên hai đầu nóc nhà sàn của đồng bào Thái. A 9: Điệu Xòe được thực hành tại các bản của người Thái chủ yếu ở 4 tỉnh Yên Bái, Sơn La, Lai Châu và Điện Biên. A 10: Người dân Tây Bắc đã thổi hồn cho sức sống của nghệ thuật Xòe Thái trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Thái qua nhiều thế hệ.

0 Votes


Tác phẩm: "Ánh sáng" từ những lớp học xóa mù chữ ở vùng biên
ID: 24745
Tác giả: Phạm Cường
Lời giới thiệu: Huyện Bình Liêu là địa phương có tỷ lệ mù chữ cao nhất tỉnh Quảng Ninh. Thực hiện Chỉ thị 10-CT/TW ngày 5/12/2011 của Bộ Chính trị về "Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục TH&THCS, tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn", thời gian qua, công tác xóa mù chữ cho người dân được huyện rất quan tâm. Đều đặn từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần, sau những giờ lên nương rẫy, tối đến, bà con ở các thôn, bản vùng cao Bình Liêu lại rủ nhau đến nhà văn hóa để học con chữ. “Ánh sáng” từ chủ trương của Đảng, từ những lớp học đặc biệt mà thầy cô đã miệt mài gieo chữ trên rẻo cao nơi đây đang giúp bà con đọc thông, viết thạo, thắp lên cơ hội thay đổi cuộc sống mới… Tác giả: Phạm Tăng & Phạm Cường ĐT: 0988404366 Chú Thích Ảnh: Ảnh 1: Ảnh bìa Ảnh 2: Sau những giờ lên nương làm rẫy và chuẩn bị tươm tất bữa cơm, tối đến, gia đình chị Dường Nhì Múi (đang ngồi) lại tranh thủ rủ nhau đến nhà văn hóa thôn Cẩm Hắc, xã Đồng Văn, để học chữ. Ảnh 3: Từ 20 giờ tối, thời tiết vùng cao se lạnh, địa hình phức tạp, đường đi lại khó khăn, vất vả, nhưng các mẹ, các chị em phụ nữ dân tộc Dao ở thôn Cẩm Hắc vẫn rủ nhau tới lớp học xóa mù để học cái chữ. Thôn Cẩm Hắc là một trong thôn khó khăn, giáp biên giới Việt Trung, hiện có 63 hộ, hơn 200 nhân khẩu. Trong thôn còn gần 20 người chưa biết chữ. Ảnh 4: Lúc đầu, lớp học xóa mù chữ thôn Cẩm Hắc chỉ có vài học viên, nhưng sau đó số lượng đã tăng lên 15 học viên. Phần lớn học viên theo học chữ ở độ tuổi từ 30-60 tuổi. Ảnh 5: Cô giáo Trương Thị Nga, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Đồng Văn chia sẻ: Nhiều chị em dân tộc Dao có con nhỏ nhưng vẫn cố gắng thu xếp việc nhà, quyết tâm tới lớp để học cái chữ. Đến nay, sau gần 5 tháng kiên trì theo học, nhiều chị đã biết đọc, biết viết, biết tính toán, nhắn tin trên điện thoại... Ảnh 6: Bà Tằng Tài Múi (bên phải ảnh) 60 tuổi, vẫn tỉ mẩn quyết tâm học chữ. Ảnh 7: Từ năm 2011 đến nay, huyện Bình Liêu đã mở được 111 lớp học xóa mù chữ, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình xóa mù chữ cho 1.744 học viên. Riêng năm 2023, huyện Bình Liêu mở 10 lớp xóa mù chữ cho 200 học viên. Ảnh chụp tại lớp học xóa mù chữ thôn Phai Làu, xã Đồng Văn. Ảnh 8: Cô giáo Lô Thị Thu, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Đồng Văn cho biết: Nhiều học viên tuổi đã cao, mắt kém, tay cứng khó viết chữ, phát âm không rõ chữ nhưng các chị rất cố gắng, chăm chỉ và tiến bộ từng ngày. Ảnh 9: Những bàn tay chai sần chỉ quen cầm cuốc, tra ngô, nay lại cầm bút tập tô từng nét chữ chưa tròn, nhưng ai cũng miệt mài, cố gắng mong học được cái chữ... Ảnh 10: Để đưa chủ trương của Đảng đến với đồng bào vùng sâu vùng xa, dù bận rộn nhưng Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Cẩm Hắc, Chíu Thị Ngân hằng ngày vẫn lên lớp phụ giúp giáo viên phiên dịch và dạy Tiếng Việt cho bà con trong thôn. Ảnh 11: Cùng với dạy chữ, các giáo viên đứng lớp và cán bộ xã Đồng Văn còn khéo léo kết hợp tuyên truyền cho chị em về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, ăn ở hợp vệ sinh, bài trừ các hủ tục lạc hậu. Ảnh 12: Chị Dường Nhì Múi (bên trái ảnh) vui mừng cho biết: “Từ trước đến nay, mình chỉ biết đi rừng, phát rẫy, làm nương chứ không quen cầm bút, cầm sách. Học cái chữ khó lắm, nhưng từ ngày có cô giáo đến dạy chữ, mình đã biết đọc, biết viết, biết cách cộng, trừ tính toán mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo. Đây là niềm vui, mong chờ lớn nhất trong cuộc đời của mình...". Ảnh 13: Đến nay, nhiều chị em trong thôn Cẩm Hắc đã biết đọc, biết viết, biết tính toán, nhắn tin trên điện thoại. Ảnh 14: Được tiếp cận "ánh sáng" từ con chữ, diện mạo những thôn, bản vùng cao của huyện miền núi, biên giới Bình Liêu đang thay da, đổi thịt từng ngày. Ảnh chụp thôn Cẩm Hắc, xã Đồng Văn (huyện Bình Liêu).

0 Votes


Tác phẩm: Độc đáo hội thổi cơm thi làng Thị Cấm Xuân Quý Mão 2023
ID: 6899
Tác giả: Bùi Cương Quyết
Lời giới thiệu: Ngày 29/1/2023 (mùng 8 tháng Giêng), đông đảo người dân làng Thị Cấm (phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) có mặt tại đình làng để tham gia Hội kéo lửa, thổi cơm thi truyền thống. Làng Thị Cấm xưa có 4 giáp, mỗi giáp cử ra một đội thi thổi cơm. Trước hội thi, các đội chuẩn bị sẵn các vật dụng như chày, cối, rơm, nồi.... Mỗi đội được Ban tổ chức phát 1kg thóc để nấu cơm. Các phần chính trong hội thi gồm: Giã gạo, kéo lửa, lấy nước và thổi cơm. Nhận nguyên liệu, những người trẻ khỏe phải nhanh tay giã gạo xong sớm nhất, trong khi đó, một nhóm khác phải đi lấy nước cách nơi diễn ra hội thi khoảng 800m. Từ lúc giã gạo đến khi kết thúc thời gian chỉ kéo dài một giờ đồng hồ nên tất cả các phần thi đều diễn ra hết sức nhanh chóng. Kết thúc hội thi, các phần cơm được dâng lễ Thánh và chấm điểm. Ban tổ chức sẽ trao giải nhất cho đội nào có niêu cơm ngon nhất. Hội thi nấu cơm Thị Cấm nhằm tri ân tướng quân Phan Tây Nhạc, một vị tướng từ thời Hùng Vương có công giúp nước. Với những giá trị độc đáo, đặc sắc của lễ hội, ngày 9/3/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 827/QĐ-BVHTTDL công bố Lễ hội truyền thống - Hội thổi cơm thi Thị Cấm vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

0 Votes


Tác phẩm: Cuộc sống ở Châu Phi
ID: 18783
Tác giả: PHẠM QUANG LINH
Lời giới thiệu: Cộng hòa Angola là quốc gia nằm ở khu vực Tây Nam châu Phi, bên bờ Đại Tây Dương, cách Việt Nam hơn 10.000km. Những ngày đầu tiên đặt chân đến Angola tôi cảm thấy cuộc sống của những con người nơi đây sao khác xa với đất nước Việt Nam của tôi quá vậy? Như một cái duyên, người dân Angola rất yêu quý những con người Việt Nam sinh sống và làm việc tại đây. Có lẽ họ đều giống nhau bởi sự thân thiện, chất phác, thật thà. 7 năm gắn bó với Angola, tôi đã xem mảnh đất nơi này là quê hương thứ 2, người dân nơi đây là người thân trong gia đình, là bạn bè, hàng xóm. Xuất phát từ tình cảm đó, tôi mong muốn góp chút sức mình làm điều gì cho những bản làng ở các vùng núi xa xôi, những vùng quê nghèo khó của Angola. Tôi vẫn luôn tâm niệm rằng muốn làm điều tốt đẹp, phải xuất phát từ cái tâm trước, chứ không phải chỉ qua việc làm. Tôi vui vì mình đã góp được một “câu chuyện” nhỏ về tình yêu thương trong cuộc sống. Cứ cho đi thì sẽ được nhận lại. Tôi đã nhận được nhiều, đó là sự yêu thương, ghi nhận và ủng hộ của mọi người. Niềm hạnh phúc mỗi ngày của tôi là được nhìn thấy nụ cười của những con người nơi đây, nhất là những đứa trẻ ngây thơ, trong sáng.

2 Votes


Tác phẩm: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 'Tết Nguyên Tiêu của đồng bào Hoa
ID: 26881
Tác giả: Lê Hoàng Mến
Lời giới thiệu: Sau 2 năm không thể tổ chức do tình hình dịch Covid-19, năm nay Lễ hội Tết Nguyên tiêu của cộng đồng người Hoa tại TP. Hồ Chí Minh đã chính thức được diễn ra với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân. Đây cũng là hoạt động văn hoá lớn đầu tiên sau Tết Nguyên Đán do Thành phố tổ chức. Tập tục ăn tết của người Hoa kéo dài gần một tháng với ba thời điểm: "Chuẩn bị" (từ ngày 23 tháng chạp) - "Ăn tết" (từ ngày mùng 1 tết) - "Mừng năm mới" (ngày Rằm tháng Giêng). Lễ hội Nguyên Tiêu hình thành hơn hai ngàn năm trước, đến nay vẫn được người Hoa xem là thời điểm kết thúc chuỗi ngày náo nhiệt của Tết, vì qua ngày này, mọi người sẽ chính thức bước vào ngày làm việc của một năm mới. Người Hoa khi di cư đến những vùng đến mới thường mang theo bên mình hành trang của cả một nền văn hóa và những nét đặc sắc của các ngày lễ hội. Sau khi an cư lạc nghiệp trên quê hương mới, người Hoa đã khéo léo "gọt giũa" những nét tinh túy nhất của các ngày lễ hội truyền thống để kết hợp với những nét văn hóa trên quê hương mới của mình, từ đó đã giúp cho những ngày lễ hội đặc trưng của người Hoa mang một bản sắc riêng.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Tiếp