Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Độc đáo Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn
ID: 597560
Tác giả: Nguyen Quy Hoai
Lời giới thiệu: Ngày 26/9/2023, Lễ hội nhảy lửa - một nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Pà Thẻn ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đó là Nghi lễ đón thần thánh xuống trần gian, phù hộ cho dân làng thêm sức khoẻ, đẩy lùi bệnh tật, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Sau khi thầy cúng làm lễ gọi mời thần linh, những người đàn ông Pà Thẻn khỏe mạnh được chọn sẽ tham gia nhảy lửa trên đống than đỏ rực. Năm 2024, Lễ hội được tổ chức tại thôn Nà Nghè, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình. Chú thích ảnh: • Ảnh 02_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0240 / 03_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0143 / 04_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0167: Lễ vật cúng thần có chiếc đàn gõ, chiếc vòng lắc, bát hương, thủ lợn và năm chén rượu, gạo và chút tiền âm, tiền dương. • Ảnh 06_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0476: Không chỉ giúp xua đi tà ma, quỷ dữ và cái lạnh lẽo của mùa đông, thần lửa mang lại sự may mắn, ấm no, hạnh phúc cho họ. • Ảnh 01_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0672: Một khung cảnh thiêng liêng: Các chàng trai Pà Thẻn như có được sức mạnh kỳ lạ khi có thể nhảy vào lửa, di chuyển trên than hồng với chân, tay trầnnhững đôi chân trần tung trong đống lửa, những chùm hoa lửa rực hồng rơi trên đất... Điều kỳ diệu là, sau lễ hội, tay chân hoàn toàn nguyên vẹn, không bị cháy bỏng hay xước sát gì. • Ảnh 05_Nhay_lua_Pa_Then_LP5A0586: Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn nay đã thành sản phẩm du lịch đặc thù thu hút khách. du lịch trong và ngoài nước. Maket_Layout: Nhay_lua_Pa_Then_Layout.jpg

0 Votes


Tác phẩm: Tây Nguyên huyền bí
ID: 608595
Tác giả: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Lời giới thiệu: Tây Nguyên huyền bí Tây Nguyên, vùng đất cao nguyên hùng vĩ nằm ở miền Trung Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn ẩn chứa nhiều huyền bí trong văn hóa và phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số nơi đây. Cảnh sắc thiên nhiên Tây Nguyên là nơi giao thoa giữa núi rừng, thác nước và những cánh đồng cà phê bạt ngàn. Những ngọn núi trùng điệp, dòng sông trong xanh và những thác nước ào ạt như thác Draynur, thác Yang Bay tạo nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ. Không chỉ có vậy, Tây Nguyên còn nổi tiếng với các hồ nước như hồ T’nưng hay hồ Lắk, nơi du khách có thể tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái thú vị. Văn hóa phong phú Tây Nguyên là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Xê Đăng, mỗi dân tộc mang trong mình những truyền thuyết, phong tục tập quán độc đáo. Nét đặc trưng văn hóa Tây Nguyên không thể không nhắc đến những lễ hội như lễ hội cồng chiêng, lễ hội mừng mùa màng, hay các nghi thức cúng bái linh hồn. Những điệu múa, tiếng cồng chiêng vang vọng trong không gian núi rừng tạo nên âm thanh huyền bí, khiến người nghe cảm nhận được sự kết nối giữa con người với thiên nhiên. Ẩm thực độc đáo Ẩm thực Tây Nguyên cũng mang đậm bản sắc văn hóa của vùng đất này. Các món ăn như cơm lam, gà nướng, và rượu cần không chỉ ngon mà còn chứa đựng những câu chuyện về cuộc sống của người dân nơi đây. Rượu cần, một loại rượu truyền thống, thường được sử dụng trong các buổi lễ hội, tạo nên không khí giao lưu thân mật giữa bạn bè và gia đình. Tây Nguyên không chỉ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên, mà còn là nơi để khám phá những giá trị văn hóa độc đáo và huyền bí. Một chuyến đi đến Tây Nguyên chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm khó quên và những kỷ niệm đẹp về vùng đất này.

0 Votes


Tác phẩm: Nghề làm bánh hỏi truyền thống ở Bình Thuận
ID: 589986
Tác giả: Nguyễn Văn Anh
Lời giới thiệu: Trong những món đặc sản Phan Thiết, bánh hỏi lòng heo nổi bật như một biểu tượng. Món ngon này không chỉ củng cố vị thế trên bản đồ ẩm thực Việt mà còn trở thành biểu tượng ẩm thực độc đáo của Bình Thuận. Một đĩa bánh hỏi, lòng heo, thêm chút rau sống và chén nước mắm hấp dẫn là bạn đã có thể trải nghiệm hương vị đặc trưng của vùng đất này. Chỉ từ những nguyên liệu đơn giản như lòng heo, gạo, bánh tráng mỏng, nước mắm và rau sống, món ăn này trở nên ngon lành và quyến rũ. Gạo được ngâm qua đêm, sau đó thải nước và xả cho đến khi tạo ra từng sợi bánh trắng tinh. Quá trình chế biến lòng heo đầy khó khăn, đòi hỏi đủ cả cật, gan, tim, phèo non, thịt ba chỉ… để tạo nên sự kết hợp hoàn hảo. Sau khi luộc chín, ngay lập tức thả vào thau nước đá để giữ nguyên độ ngọt và giòn của thịt. Đặc biệt, chén nước chấm cốt me là điểm độc đáo không thể thiếu cho bánh hỏi lòng heo ở Phan Thiết, thay vì mắm thông thường, hỗn hợp tỏi ớt xay nhuyễn, đường, nước cốt me và chút muối tạo nên vị ngọt chua tinh tế. Kết hợp tuyệt vời giữa vị béo của dầu dừa, ngọt của gạo, bùi của gan heo, thịt ba chỉ và lòng non luộc chín mềm, cùng hương thơm của rau hẹ, tạo nên hương vị thơm ngon đặc trưng của món bánh hỏi lòng heo Bình Thuận.

0 Votes


Tác phẩm: GƯƠNG SÁNG CỦA LÀNG Ở VÙNG BIÊN
ID: 599702
Tác giả: Huy Đằng Phạm
Lời giới thiệu: GƯƠNG SÁNG CỦA LÀNG Ở VÙNG BIÊN Nằm trên vùng đất được gọi là ngã ba biên giới (Việt Nam – Lào – Campuchia) ở cực bắc Tây Nguyên, Ông được phong là Nghệ Nhậ ưu Tú, người đã có công lưu giữ và truyền dạy các loại nhạc cụ của cộng đồng Dân tộc Giẻ (Jié)Triêng cho các thế hệ con em…Gần đây Ông còn được nhận danh hiệu “Gương sáng pháp luật” do báo Pháp Luật trao tặng. Ông là Già làng A Brol Vẽ (sinh 1945) sống tại Làng Đắk Răng, xã Đắk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. A Brol Vẽ là một già làng uy tín, là một nghệ nhân sử dụng và chế tác được các loại nhạc cụ của Dân tộc mình, như “Đinh Tút” (nhạc cụ đặc trưng của người Giẻ Triêng), “Khèn”, “Tơ Rưng”… để truyền dạy cho các thế hệ sau… Ông còn sưu tập, chế tác làm cho mình một phòng trưng bày các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Giẻ Triêng trong khuôn viên nhà mình. Ông cũng là người kết nối các chủ trương chính sách của chính quyền đến với bà con dân tộc trong địa phương… như việc giỏ rác (tre nứa) ở các hộ gia đình, và môi trường chung quang nơi sinh sống của cộng đồng làng

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp