Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Chung tay vì một môi trường xanh , sạch , đẹp.
ID: 600136
Tác giả: Nguyễn Mạnh Cường
Lời giới thiệu: Sáng ngày 21 và ngày 22/7/2024 tại kênh rạch Gia và kênh rạch Ghe Máy các bạn tình nguyện viên đã tham gia hưởng ứng ngày Chủ nhật xanh , làm sạch kênh rạch khơi thông dòng chảy tại đoạn sông Vàm Thuật hướng về đường Vườn Lài thuộc Kênh Tham Lương quận 12 , hai con kênh rạch đen đầy cỏ , lục bình và nhiều loại rác thải khác các bạn không quản ngại thời tiết nắng mưa bất chợt đã nhiệt tình hăng hái tham gia xử lý rác tích cực làm cho không khí sáng hôm nay rất hiệu quả và sôi nổi . Các bạn chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và trang bị đồ bảo hộ lao động cần thiết , lội xuống dòng kênh nước đen để cắt những mảng cỏ , vớt rác sinh hoạt , chai nhựa , túi nilon , cắt bỏ lục bình dưới lòng kênh . Với khối lượng công việc nhiều nhưng các bạn thanh niên ai cũng đều vui vẻ nở nụ cười trên môi . Mặc cho lục bình dày đặc trên mặt sông , các bạn chiến sĩ tình nguyện vẫn ra sức kéo từng mảng lớn vào bờ , thu gom vào giỏ lớn , rồi cùng nhau đưa ra điểm tập kết. Những chiến sĩ tình nguyện hôm nay đã góp sức trẻ và sự nhiệt huyết của tuổi trẻ để bảo vệ môi trường , làm đẹp cảnh quan cho đường phố . Bên cạnh đó việc làm của các bạn đã góp phần tuyên truyền đến người dân về ý thức giữ gìn môi trường , giúp cho môi trường ngày càng sạch đẹp.

0 Votes


Tác phẩm: Văn hoá truyền thống của cộng đồng dân tộc vùng Tây Nguyên khoe sắc
ID: 607950
Tác giả: Trần Văn Huấn
Lời giới thiệu: Bộ ảnh được thực hiện tại Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I diễn ra từ ngày 29.11 đến 1.12.2023 tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Bộ ảnh thể hiện sinh động, chân thức và toàn diện nét văn hoá truyền thống đặc sắc của các dân tộc bản địa sinh sống lâu đời trên đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ. Các sinh hoạt hàng ngày, lễ hội truyền thống, truyền dạy di sản văn hóa cho các thế hệ trẻ, bảo tồn nghề truyền thống, giới thiệu ẩm thực phong phú luôn được cộng đồng các dân tộc bảo tồn, dìn giữ và phát huy, là điểm nhấn để gắn kết cộng đồng, mang đến những trải nghiệm phong phú về đời văn hóa tinh thần, thu hút du khách đến khám phá, trải nghiệm, được hoà mình vào với không gian của lễ hội. Ngày hội được đón Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã đến dự, ân cần thăm hỏi, động viên, giao lưu với các nghệ nhân tham gia Ngày hội. Thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc bảo tồn, dìn giữ và phát huy bản săc, giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, đời sống tinh thần của người dân.

1 Vote


Tác phẩm: DI TÍCH LỊCH SỬ NHÀ LAO TÂN HIỆP
ID: 596716
Tác giả: LUUVANHIEP
Lời giới thiệu: Nhà lao Tân Hiệp hay còn gọi là “Trung tâm huấn chính” hoặc “Trung tâm cải huấn” tọa lạc trên Quốc lộ 1, phường Tân Tiến, Biên Hoà (Đồng Nai), là một trong sáu nhà tù lớn nhất miền Nam Việt Nam và là nhà tù lớn nhất Đông Nam Bộ, được xây dựng ở vị trí quân sự quan trọng, án ngữ phía Đông Bắc Biên Hòa. Phía trước là quốc lộ 1; phía sau là đường xe lửa Bắc - Nam. Đây là vị trí biệt lập, thuận tiện trong giao thông , dễ dàng cho việc bảo vệ, canh gác, nhận tù từ nơi khác đến và chuyển tù đi Côn Đảo, Phú Quốc. Di tích như một chứng tích điển hình về tội ác của hai cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cùng chính quyền tay sai đối với dân tộc Việt Nam chúng ta. Nơi đây là một “chiến trường không ranh giới” mà người chiến sĩ cách mạng không vũ khí, không một tấc sắt trong tay, hàng ngày, hàng giờ phải đương đầu đối phó, chiến đấu vô cùng ác liệt dưới bàn tay tàn bạo của kẻ thù với biết bao tấm gương anh dũng, bất khuất kiên cường, giữ vững khí tiết, giữ trọn niềm tin với Đảng, trung thành với Tổ quốc cho dù địch tra tấn, giam cầm đến chết. Di tích là “địa chỉ đỏ” để thế hệ trẻ, những người dân trong và ngoài địa phương đến tham quan trong những dịp về nguồn. Tham quan di tích lịch sử nhà tù Tân Hiệp có lẽ ai cũng bồi hồi xúc động trước những mất mát, hy sinh lớn lao vượt sức tưởng tượng và chịu đựng của con người. Mỗi hiện vật được lưu giữ, trưng bày không chỉ là một số phận, một chứng tích tội ác của thực dân – đế quốc mà còn âm vang những trang sử hào hùng của cuộc đấu tranh trong tù, tỏa sáng chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Nhà lao Tân Hiệp đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 2754/QĐ-BT ngày 15/10/1994, là một điểm du lịch về nguồn cho thế hệ trẻ tham quan tìm hiểu lịch sử.

0 Votes


Tác phẩm: VƯỢT NẮNG THẮNG MƯA GẤP RÚT HOÀN THÀNH ĐƯỜNG DÂY 500KV MẠCH 3
ID: 592779
Tác giả: Lê Kinh Thăng
Lời giới thiệu: Dự án đường dây 500 KV mạch 3 được khởi công từ tháng 10/2023 trên suốt chiều dài 519 km, từ Quảng Trạch ( Quảng Bình) đến Phố Nối ( Hưng Yên), đi qua 211xã, phường của 43 huyện, thị thuộc địa bàn 9 tỉnh: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương và Hưng Yên do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia ( EVNNPT) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư, đến nay cơ bản đã hoàn thành. Thời gian qua, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân đã làm việc trong điều kiện rất khó khăn, khắc nghiệt. Được chứng kiến một vài nơi xây dựng tuyến 500 kv mạch 3 rất khó khăn như Nam Đàn ( Nghệ An) gặp nhiều đồi núi và phải vượt sông......, hay tại trị cột số 299 thuộc Mỹ Hào Hưng Yên là nơi có vị trí thi công không kém phức tạp, hầu hết là ao hồ...Thời tiết hầu hết trên 40 độ, nhưng với tinh thần quyết tâm về đích sớm, đúng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ anh em công nhân đã " Vượt nắng thắng mưa" miệt mài làm việc. Hy vọng toàn tuyến 500kv mạch 3 sẽ được "xông điện" đúng tiến độ.

0 Votes


Tác phẩm: lễ Phong phẩm Phó cả sư (Lễ Pok Tapah)
ID: 590169
Tác giả: Nguyễn Văn Anh
Lời giới thiệu: Đây là những hình ảnh Lễ Pok Tapah (Phong phẩm Phó Cả sư) của sư cả chức sắc Huỳnh Cạn thôn Phan Hiệp - huyện Bắc Bình, nghi lễ này ghi nhận một bước trưởng thành của một tu sĩ người Chăm Bà-la-môn giáo. Đây là một nghi lễ phong phú, nhiều màu sắc rực rỡ. Có rất nhiều nghi thức được thực hiện trong nhiều ngày, quy tụ nhiều con người để làm nên một cuộc lễ. Và cũng thật khó để chụp lại những hình ảnh này. Trải qua nhiều năm tháng, nhiều biến động thăng trầm trong lịch sử, cùng với những tác động bất lợi của các nền văn hóa khác trong cuộc sống hiện tại, nhưng họ âm thầm, miệt mài gìn giữ màu sắc của tổ tiên, hình như (theo tôi) không sót một ly nào. Nhìn những hình ảnh bạn sẽ thấy rõ những nghi lễ của họ thật độc đáo, đầy bản sắc dân tộc Chăm và có nhiều nét nghệ thuật trong đó nữa. Ai chứng kiến những nghi lễ của họ, mới hiểu được chiều sâu, cũng như nội lực của nền văn hóa Chămpa. Cũng phải nói thêm rằng, để duy trì nền tảng văn hóa tổ tiên để lại, mọi người cũng phải ghi nhận sự gánh chịu của đồng bào, tuy rằng cuộc sống của họ vẫn còn nghèo khó. Mình tin rằng văn hóa Champa sẽ trường tồn theo năm tháng, cũng giống như những ngôi tháp Chăm đẹp đẽ và cổ kính kéo dài từ Quảng bình đến Phú Hài – Phan Thiết vậy. Những ngôi tháp Chăm sừng sững, hiên ngang giữa bầu trời đã chứng minh rõ nét nhất cho sự bất diệt của nền văn hóa Champa.

0 Votes


Tác phẩm: Người thổi hồn vào tò he
ID: 599983
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Tò he là đồ chơi dân gian thuần chất thôn quê đã đi vào đời sống tinh thần của biết bao thế hệ người dân đất Việt. Theo những người còn lưu giữ nghề tại làng Xuân La, nghề nặn tò he xuất hiện khoảng 400-500 năm trước.Trước đây, nặn tò he là một nét văn hoá dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Ban đầu, tò he là sản phẩm để cúng lễ nên thường có hình thù các con vật. Cũng vì thế mà tò he trước đây còn có tên gọi khác là "đồ chơi chim cò". Chú thích ảnh bài: NGƯỜI THỔI HỒN VÀO TÒ HE 1. Nghệ nhân Đặng Văn Hậu, thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã dành hơn 20 năm để học hỏi, nghiên cứu và cải tiến các sản phẩm tò he. 2. Nguyên liệu làm tò he là gạo nếp, gạo tẻ đem trộn đều, ngâm nước, sau đó đem xay hoặc giã thành bột; gạo nếp thì dễ làm và chất lượng sản phẩm tốt hơn. Bột thành phẩm được nhào kỹ đến khi không dính tay rồi mới nắm thành những nắm nhỏ, đem luộc chín. Nghệ nhân tò he Đặng Văn Hậu ở thôn Xuân La cho biết, quan trọng là kỹ thuật luộc bột và làm bột phải theo thời tiết. Mùa đông thì làm bột dẻo hơn mùa hè. 3. Nghệ nhân nặn tò he sẽ đem "đấu" màu và nặn hình. Màu sắc dùng để nhuộm bột cũng lấy từ nước màu có nguồn gốc thiên nhiên, từ các loại lá cây, rau củ ăn được. Chẳng hạn như màu đỏ từ quả gấc, màu đen từ cây nhọ nồi, màu xanh từ lá trầu không, lá riềng. Cần phải qua nhiều công đoạn công phu, đặc biệt khâu làm bột, thì mới làm ra được sản phẩm tò he bóng mượt và màu sắc tươi đẹp. 4. Không chỉ giữ lửa nghề truyền thống của làng tò he Xuân La, với tài năng và niềm đam mê, nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu còn đưa nghề nặn những con giống bằng bột đến với đông đảo người dân và du khách trong và ngoài nước. 5. Đối với trẻ em cũng như người lớn, trong nước và quốc tế thì mọi người có thể giữ gìn những món đồ chơi đấy trong khoảng thời gian rất dài, có thể tồn tại được đến 3 năm và đồng thời là nghệ nhân Đặng Văn Hậu cũng đang tạo ra một bộ kit tò he. Đó là một bộ mà có thể tham gia vào quá trình tạo ra các sản phẩm đó và từ đó là sẽ kích thích sự sáng tạo của những người chơi, đặc biệt là trẻ em.” 6. Một số vùng tại miền Bắc, người ta còn gọi là "con bánh" vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh "tò te" thế nên có lẽ người ta gọi là "tò te", sau này nói trại thành "tò he".

1 Vote


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp