Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: PHÒNG CHÁY TỐT - CHỮA CHÁY GIỎI - VÌ SỰ BÌNH YÊN VÀ HẠNH PHÚC
ID: 591976
Tác giả: Nguyễn Văn Khởi
Lời giới thiệu: Xác định công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) có vị trí, vai trò quan trọng trong bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân, thời gian qua, các tỉnh thành trong cả nước đã có nhiều cách làm hay, giải pháp sáng tạo, đồng bộ nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia PCCC&CNCH. Trong đó, mô hình Tổ liên gia an toàn PCCC được triển khai rộng rãi đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong công tác PCCC&CNCH. Để đánh giá chất lượng, hiệu quả mô hình Tổ liên gia an toàn PCCC, đưa hoạt động của Tổ liên gia đi vào thực chất, Bộ Công an đã ban hành Kế hoạch tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Tổ liên gia an toàn PCCC toàn quốc năm 2024. Căn cứ Kế hoạch này, Bộ Công an phối hợp UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức Hội thi thể thao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” toàn quốc năm 2024 vòng thứ 2, Cụm V - Đông Nam Bộ tại Bà Rịa – Vũng Tàu vào ngày 21/06/2024. Đây là dịp thi đua, tranh tài, giao lưu, học hỏi giữa các vận động viên là thành viên các Tổ liên gia an toàn PCCC giữa các tỉnh thành nhằm nâng cao kỹ, chiến thuật cá nhân cho từng vận động viên, trở thành hạt nhân trong công tác PCCC và CNCH tại cơ sở Song song với việc thực hiện tổ chức hội thi, tại các huyện thị, địa phương của Bà Rịa – Vũng Tàu thường xuyên tổ chức tập huấn phương án chữa cháy, CNCH và tổ chức tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy, CNCH cho người dân, doanh nghiệp …

0 Votes


Tác phẩm: LĂNG ÔNG-DỰNG NÊU ĐÓN TẾT-NÉT ĐẸP VĂN HÓA CỔ TRUYỀN DUY NHẤT CÒN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ID: 36004
Tác giả: Kiều Anh Dũng
Lời giới thiệu: Theo quan niệm của người dân Việt từ bao đời nay,cây nêu được dựng vào dịp Tết Nguyên Đán mang ý nghĩa rất thiêng liêng,tránh những xui xẻo & mang lại một năm mới may mắn cho gia chủ. Gần đây, người ta dường như có xu hướng tối giản đi những tập tục ngày Tết.Những phong tục cổ truyền đã không còn xuất hiện nhiều ở các thành phố lớn,nơi nhịp sống luôn vội vã từng ngày.Đặc biệt phải nhắc tới phong tục dựng cây nêu-một hình ảnh có tính biểu tượng gắn liền với TẾT NGUYÊN ĐÁN Nghi lễ dựng cây nêu được thực hiện theo đúng truyền thống từ lâu đời trong văn hóa của người dân nước Việt.Đó là dùng cây tre già,lóng tre đều và còn nguyên lá tươi trên ngọn,được treo cờ hội ngay ngắn bên dưới lá tre,trang trí thêm lồng đèn tạo màu sắc,lá phướn mang câu chữ với ý nghĩa chúc mừng năm mới cùng những vật dụng trang trí tạo âm thanh như chuông ... Hiện tại ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ còn một nơi duy nhất thực hiện nghi lễ Dựng Nêu đón Tết đó là Lăng Đức Thượng Công Tả Quân Lê Văn Duyệt vào ngày 30 (29)tháng chạp hàng năm trong sân sau lối vào cổng Tam Quan. Nghi lễ DỰNG NÊU được thực hiện và duy trì hơn 200 năm qua của Ban trị sự,Chính quyền địa phương cùng người dân cả nước,đặc biệt là cộng đồng người Việt gốc Hoa Thành phố khi mỗi dịp Tết đến Xuân về.Đây là một nét văn hóa có ý nghĩa trong đời sống tâm thức của người Việt từ xa xưa

0 Votes


Tác phẩm: Nhóm Sài Gòn Xanh - Chung tay bảo vệ môi trường.
ID: 600148
Tác giả: Nguyễn Mạnh Cường
Lời giới thiệu: Ô nhiễm môi trường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối và là mối quan tâm chung của xã hội cũng như toàn cầu. Đặc biệt là ở những thành phố lớn , mọi người hay gọi vui là nơi “ đất chật người đông” nhưng ở nơi đó xã hội phát triển không đồng nghĩa với việc ý thức của tất cả người dân đều phát triển . Việc xã rác bừa bãi đã lên đến mức báo động và dường như đã trở thành thói quen của người dân , Nhưng cũng ở nơi đó đã có những con người “Sống Đẹp”. Sài Gòn Xanh là nhóm các bạn trẻ tình nguyện viên với slogan “Nhặt rác để sống khác”. Vì vấn đề nan giải của môi trường và vì sức khỏe của xã hội những bạn trẻ đã thành lập nhóm ban đầu chỉ có 5 thành viên , đến thời điểm hiện tại số tình nguyện viên đã vượt qua con số 500 . Thứ 5 và Chủ Nhật . Hai ngày trong tuần , đều đặn cứ thế các bạn trẻ cùng nhau “ngâm mình”. Dưới những dòng kênh đen ngòm đầy rác thải , xác động vật , kim tiêm , hôi thối và độc hại . Hiện có trên 500 tình nguyện viên thường trực. Ngoài ra còn có những mạnh thường quân tìm đến hỗ trợ về kinh phí. Tuy không nhiều nhưng cũng giúp các thành viên trong nhóm trang bị được những bộ quần áo bảo hộ tốt hơn, mua được bao tay chống cắt, ủng cao su dầy… và đặc biệt là tất cả thành viên đều được tiêm ngừa uốn ván, ngừa sốt xuất huyết, ngừa cảm… Sau hơn 1 năm hoạt động, nhóm Sài Gòn Xanh đã thực hiện dọn rác ở trên 100 khu vực kênh, rạch với khối lượng rác thải các loại lên đến trên 1.500 tấn, giao lại cho các địa phương vận chuyển đến điểm xử lý. Ngoài TP Hồ Chí Minh, nhóm cũng đã đến các tỉnh Tiền Giang, Bình Dương , vớt rác với mong muốn góp phần nâng cao ý thức của người dân vùng nông thôn; dọn rác ở các bãi biển thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhằm đánh thức ý thức giữ gìn vệ sinh của du khách. Hy vọng ngày càng có nhiều nhóm tình nguyện như các bạn để lan tỏa sâu rộng hơn nữa, giúp người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tránh gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

0 Votes


Tác phẩm: Nghề làm bánh hỏi truyền thống ở Bình Thuận
ID: 589986
Tác giả: Nguyễn Văn Anh
Lời giới thiệu: Trong những món đặc sản Phan Thiết, bánh hỏi lòng heo nổi bật như một biểu tượng. Món ngon này không chỉ củng cố vị thế trên bản đồ ẩm thực Việt mà còn trở thành biểu tượng ẩm thực độc đáo của Bình Thuận. Một đĩa bánh hỏi, lòng heo, thêm chút rau sống và chén nước mắm hấp dẫn là bạn đã có thể trải nghiệm hương vị đặc trưng của vùng đất này. Chỉ từ những nguyên liệu đơn giản như lòng heo, gạo, bánh tráng mỏng, nước mắm và rau sống, món ăn này trở nên ngon lành và quyến rũ. Gạo được ngâm qua đêm, sau đó thải nước và xả cho đến khi tạo ra từng sợi bánh trắng tinh. Quá trình chế biến lòng heo đầy khó khăn, đòi hỏi đủ cả cật, gan, tim, phèo non, thịt ba chỉ… để tạo nên sự kết hợp hoàn hảo. Sau khi luộc chín, ngay lập tức thả vào thau nước đá để giữ nguyên độ ngọt và giòn của thịt. Đặc biệt, chén nước chấm cốt me là điểm độc đáo không thể thiếu cho bánh hỏi lòng heo ở Phan Thiết, thay vì mắm thông thường, hỗn hợp tỏi ớt xay nhuyễn, đường, nước cốt me và chút muối tạo nên vị ngọt chua tinh tế. Kết hợp tuyệt vời giữa vị béo của dầu dừa, ngọt của gạo, bùi của gan heo, thịt ba chỉ và lòng non luộc chín mềm, cùng hương thơm của rau hẹ, tạo nên hương vị thơm ngon đặc trưng của món bánh hỏi lòng heo Bình Thuận.

0 Votes


Tác phẩm: HÀ NỘI -- ĐẾN ĐỂ YÊU
ID: 600049
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Hà Nội - Đến để yêu” được tổ chức mới đây tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng. Theo lãnh đạo Sở Du lịch Hà Nội, Hà Nội vốn được mệnh danh là mảnh đất trăm nghề, có khu phố cổ, có hệ thống di tích lịch sử cách mạng cùng kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú… Những vốn quý này đều chứa đựng rất nhiều chất liệu văn hóa, những câu chuyện hay để truyền tải một cách mạnh mẽ thông qua từng sản phẩm. Với khoảng 1.350 làng nghề, lớn nhất cả nước hiện nay, Hà Nội có nguồn tài nguyên phong phú và cơ hội lớn để phát triển ngành công nghiệp sản xuất quà tặng hấp dẫn, đa dạng, đầy bản sắc văn hóa và mang tính đặc trưng của Thủ đô. Chú thích ảnh bài: HÀ NỘI – ĐẾN ĐỂ YÊU 1. Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2023 là sự kiện được tổ chức thường niên nhằm thúc đẩy, hỗ trợ các nghệ nhân, làng nghề trong việc sản xuất các sản phẩm quà tặng phục vụ khách du lịch, đồng thời kết nối làng nghề, đơn vị sản xuất quà tặng với các đơn vị lữ hành, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch để gia tăng mức tiêu thụ sản phẩm quà tặng góp phần phát triển kinh tế du lịch. 2. Lễ hội còn là dịp để tăng cường kết nối du lịch, văn hóa và con người từ các hoạt động có trong sự kiện, qua đó gia tăng nhu cầu đi và trải nghiệm, khuyến khích phát triển du lịch. 3. Các sản phẩm truyền thống mang đậm nét văn hóa được nhiều người dân đón nhận và yêu thích. 4. "Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2023" quy tụ nhiều điểm nhấn như: Lễ khai mạc diễn ra tối ngày 3 /11 tại cổng Công viên Thống Nhất; triển lãm ảnh "Hẹn Yêu Hà Nội"; chuỗi hoạt động mang đậm văn hoá, truyền thống Hà Nội, như trò chơi dân gian, ô ăn quan, nhảy sạp, cà kheo, diễu hành xích lô, biểu diễn trống hội, đặc biệt là màn trình diễn điệu múa cổ đất Thăng Long "con đĩ đánh bồng"… 5. Nhảy đồng diễn Tâm hồn Việt với thông điệp “ Hà Nội đến để yêu”. 6. Trình diễn đường phố đi cà kheo đầy sắc màu khiến cho đường phố thêm phần náo nhiệt. 7. Nón lá thể hiện sự gần gũi và thân thuộc là biểu trưng cho nền văn hóa Việt Nam, được trang trí thêm thông điệp “ Hà Nội đến để yêu”. 8. Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội, đã thu hút du khách trong nước và quốc tế đến tham quan và trải nghiệm. 9. Lễ hội đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của du khách và nhân dân Thủ đô đối với chương trình.

1 Vote


Tác phẩm: BỘI THU MÙA LƯỚI CÁ MAI CÁ TRÍCH
ID: 593442
Tác giả: Nguyễn Văn Khởi
Lời giới thiệu: Khi những cơn gió mùa Tây Nam mang theo hơi nước thổi vào đất liền báo hiệu mùa mưa đến cũng là lúc ngư dân đánh bắt gần bờ ở Bà Rịa - Vũng Tàu bước vào mùa đánh bắt cá mai - cá trích... Theo các ngư dân mùa cá mai, cá trích ở Bà Rịa Vũng Tàu kéo dài từ tháng 03 đến tháng 09 hàng năm, nhưng thời điểm rộ nhất là tháng 6, tháng 7 và tháng 8 âm lịch và ngư trường có cá mai, cá trích chỉ cách gần bờ khoảng 10 đến 12 hải lý. Vào thời gian này, chỉ mất khoảng 2-3 giờ mỗi chiếc thuyền với 3-4 lao động, có thể kéo được hàng trăm kg cá mai, cá trích, thuyền nào ít thì cũng được vài chục kg. Thời gian đánh bắt cá mai, cá trích thường từ khoảng 3 giờ sáng đến khi mặt trời nhô lên khỏi biển cũng là lúc đoàn thuyền vào bờ. Quang cảnh bãi biển trở nên nhộn nhịp, chỗ kéo thuyền, chỗ rũ lưới, nhặt cá, chỗ mua bán... Cá đánh bắt lên được bán tại chỗ cho khách du lịch và các thương lái. Khách du lịch ghé thăm TP. Vũng Tàu trong thời gian này hoặc các khu du lịch ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu như bãi biển Phước Hải (Đất Đỏ), bãi biển Bình Châu (Xuyên Mộc) hoặc Bãi Biển cạnh Dinh Cô (Long Hải), Bãi Sau và Bãi Trước TP Vũng Tàu ... du khách được thăm quan, trải nghiệm và hòa vào nhịp sống sinh hoạt của Ngư dân nơi đây cùng những tia nắng Ban Mai rực rỡ đón chào một ngày mới đang bắt đầu.

1 Vote


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp