Cuộc thi ảnh bộ – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Những chuyến bay cứu trợ vào vùng lũ tỉnh Cao Bằng
ID: 607188
Tác giả: Nguyễn Thế Thắng
Lời giới thiệu: thực hiện chỉ đạo của Bộ QP, 2 tổ bay trực thăng Mi-17 của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371 đã cất cánh từ Sân bay Gia Lâm (Hà Nội) lên huyện Nguyên Bình và huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng để thực hiện nhiệm vụ tiếp tế hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu cho nhân dân bị nước lũ cô lập do ảnh hưởng của bão số 3. Khắc phục thời tiết nhiễu động sau bão, 2 tổ bay đã hạ cánh an toàn xuống sân vận động huyện Nguyên Bình và Bảo Lâm, chở theo 4 tấn hàng hoá thiết yếu hỗ trợ nhân dân 2 huyện đã bị cô lập nhiều ngày trong nước lũ. Ngay sau khi bốc xong hàng, máy bay nhanh chóng cơ động ra khỏi vùng lũ đề phòng những cơn mưa giông của hoàn lưu bão còn rất mạnh. Bà con đứng chật xung quanh sân vận động vẫy tay chào mãi không thôi ... bộ ảnh này được chụp thực tế trong 2 chuyến bay tìm kiếm cứu nạn và hỗ trợ thiên tai tại 2 huyện Nguyên Bình và Bảo Lâm thuộc tỉnh Cao Bằng, gồm có : Anh bìa ; ảnh số 2 : tổ bay thảo luận phương án tiếp cận vùng bị lũ cô lâp ; ảnh số 3 : khẩn trương chuyển hàng cứu trợ lên máy bay ; ảnh 4 : vùng bị lũ cô lập nhìn từ máy bay ; ảnh số 5 : máy bay mil 171 mang theo 2 tấn hàng cứu trợ hạ cánh an toàn xuống svđ huyện Nguyên Bình ; ảnh số 6 : niềm vui của cán bộ chiến sĩ huyện Bảo Lâm khi có hàng cứu trợ đến trẻ em vùng lũ ; ảnh số 7 : bà con và các em học sinh đứng kín xung quanh svđ chờ hàng cứu trợ ; ảnh số 8 : MTTQ huyện Bảo Lâm chụp ảnh chia tay đoàn công tác ; ảnh số 9 : phút chia tay ngắn ngủi mà xúc động tại svđ huyện Nguyên Bình, mb phải cất cánh ngay vì cơn giông đang ập tới ; ảnh số 10 : đoàn cứu trợ tính toán phương án tiếp cận không hạ cánh mà thả hàng trực tiếp từ máy bay ...

0 Votes


Tác phẩm: Người thổi hồn vào tò he
ID: 599983
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Tò he là đồ chơi dân gian thuần chất thôn quê đã đi vào đời sống tinh thần của biết bao thế hệ người dân đất Việt. Theo những người còn lưu giữ nghề tại làng Xuân La, nghề nặn tò he xuất hiện khoảng 400-500 năm trước.Trước đây, nặn tò he là một nét văn hoá dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Ban đầu, tò he là sản phẩm để cúng lễ nên thường có hình thù các con vật. Cũng vì thế mà tò he trước đây còn có tên gọi khác là "đồ chơi chim cò". Chú thích ảnh bài: NGƯỜI THỔI HỒN VÀO TÒ HE 1. Nghệ nhân Đặng Văn Hậu, thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã dành hơn 20 năm để học hỏi, nghiên cứu và cải tiến các sản phẩm tò he. 2. Nguyên liệu làm tò he là gạo nếp, gạo tẻ đem trộn đều, ngâm nước, sau đó đem xay hoặc giã thành bột; gạo nếp thì dễ làm và chất lượng sản phẩm tốt hơn. Bột thành phẩm được nhào kỹ đến khi không dính tay rồi mới nắm thành những nắm nhỏ, đem luộc chín. Nghệ nhân tò he Đặng Văn Hậu ở thôn Xuân La cho biết, quan trọng là kỹ thuật luộc bột và làm bột phải theo thời tiết. Mùa đông thì làm bột dẻo hơn mùa hè. 3. Nghệ nhân nặn tò he sẽ đem "đấu" màu và nặn hình. Màu sắc dùng để nhuộm bột cũng lấy từ nước màu có nguồn gốc thiên nhiên, từ các loại lá cây, rau củ ăn được. Chẳng hạn như màu đỏ từ quả gấc, màu đen từ cây nhọ nồi, màu xanh từ lá trầu không, lá riềng. Cần phải qua nhiều công đoạn công phu, đặc biệt khâu làm bột, thì mới làm ra được sản phẩm tò he bóng mượt và màu sắc tươi đẹp. 4. Không chỉ giữ lửa nghề truyền thống của làng tò he Xuân La, với tài năng và niềm đam mê, nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu còn đưa nghề nặn những con giống bằng bột đến với đông đảo người dân và du khách trong và ngoài nước. 5. Đối với trẻ em cũng như người lớn, trong nước và quốc tế thì mọi người có thể giữ gìn những món đồ chơi đấy trong khoảng thời gian rất dài, có thể tồn tại được đến 3 năm và đồng thời là nghệ nhân Đặng Văn Hậu cũng đang tạo ra một bộ kit tò he. Đó là một bộ mà có thể tham gia vào quá trình tạo ra các sản phẩm đó và từ đó là sẽ kích thích sự sáng tạo của những người chơi, đặc biệt là trẻ em.” 6. Một số vùng tại miền Bắc, người ta còn gọi là "con bánh" vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh "tò te" thế nên có lẽ người ta gọi là "tò te", sau này nói trại thành "tò he".

1 Vote


Tác phẩm: DI TÍCH LỊCH SỬ NHÀ LAO TÂN HIỆP
ID: 596716
Tác giả: LUUVANHIEP
Lời giới thiệu: Nhà lao Tân Hiệp hay còn gọi là “Trung tâm huấn chính” hoặc “Trung tâm cải huấn” tọa lạc trên Quốc lộ 1, phường Tân Tiến, Biên Hoà (Đồng Nai), là một trong sáu nhà tù lớn nhất miền Nam Việt Nam và là nhà tù lớn nhất Đông Nam Bộ, được xây dựng ở vị trí quân sự quan trọng, án ngữ phía Đông Bắc Biên Hòa. Phía trước là quốc lộ 1; phía sau là đường xe lửa Bắc - Nam. Đây là vị trí biệt lập, thuận tiện trong giao thông , dễ dàng cho việc bảo vệ, canh gác, nhận tù từ nơi khác đến và chuyển tù đi Côn Đảo, Phú Quốc. Di tích như một chứng tích điển hình về tội ác của hai cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cùng chính quyền tay sai đối với dân tộc Việt Nam chúng ta. Nơi đây là một “chiến trường không ranh giới” mà người chiến sĩ cách mạng không vũ khí, không một tấc sắt trong tay, hàng ngày, hàng giờ phải đương đầu đối phó, chiến đấu vô cùng ác liệt dưới bàn tay tàn bạo của kẻ thù với biết bao tấm gương anh dũng, bất khuất kiên cường, giữ vững khí tiết, giữ trọn niềm tin với Đảng, trung thành với Tổ quốc cho dù địch tra tấn, giam cầm đến chết. Di tích là “địa chỉ đỏ” để thế hệ trẻ, những người dân trong và ngoài địa phương đến tham quan trong những dịp về nguồn. Tham quan di tích lịch sử nhà tù Tân Hiệp có lẽ ai cũng bồi hồi xúc động trước những mất mát, hy sinh lớn lao vượt sức tưởng tượng và chịu đựng của con người. Mỗi hiện vật được lưu giữ, trưng bày không chỉ là một số phận, một chứng tích tội ác của thực dân – đế quốc mà còn âm vang những trang sử hào hùng của cuộc đấu tranh trong tù, tỏa sáng chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Nhà lao Tân Hiệp đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 2754/QĐ-BT ngày 15/10/1994, là một điểm du lịch về nguồn cho thế hệ trẻ tham quan tìm hiểu lịch sử.

0 Votes


Tác phẩm: TÁI HIỆN PHỐ NGHỀ ĐÔNG NAM DƯỢC LÃN ÔNG
ID: 600003
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Phố Lãn Ông là nơi tập trung của nghề đông y, kinh doanh thuốc y học cổ truyền, là tuyến phố có nhiều hộ kinh doanh về Đông Nam dược tồn tại hàng trăm năm. Bằng việc tái hiện không gian hoạt động của phố nghề truyền thống này, trưng bày giới thiệu phố nghề Đông Nam dược Lãn Ông góp phần bảo tồn các giá trị di sản, phát huy các giá trị nghề truyền thống của Thăng Long - Hà Nội. Phố Lãn Ông là một con phố có tiếng tại Hà Nội, với lịch sử lâu đời và nghề truyền thống chính là kinh doanh thuốc đông y với gần 100 cửa hàng thuốc đông y trên tuyến phố dài khoảng 200m. Đây cũng là một trong số ít các con phố trong 36 phố phường Hà Nội giữ được nghề truyền thống theo tên gọi của nó sau hàng trăm năm lịch sử. Giờ đây, phố Lãn Ông đã trở thành thương hiệu chợ thuốc đông y nổi tiếng tại Thủ đô Hà Nội, là điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch trong và nước ngoài. Chú thích ảnh bài: TÁI HIỆN PHỐ NGHỀ ĐÔNG NAM DƯỢC LÃN ÔNG 1. Trưng bày diễn ra tại Hội quán Phúc Kiến – 40 Lãn Ông, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. 2. Trưng bày nhằm giới thiệu về lịch sử hình thành tuyến phố, những kết quả, thành tựu phát triển dược liệu và các sản phẩm y dược cổ truyền trong nước và tiềm năng thế mạnh của y dược cổ truyền trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. 3. Thông qua đó cũng tái hiện không gian hoạt động của phố nghề đông y truyền thống qua việc trưng bày tranh ảnh, tư liệu về lịch sử phố nghề đông nam dược 4. Các gian hàng giới thiệu sản phẩm dược liệu, các bài thuốc quý, trình diễn bắt mạch, xoa bóp, bấm huyệt, tư vấn sức khỏe cho nhân dân. 5. Nhiều người dân có nhu cầu khám chữa bệnh, điều trị bằng những vị thuốc Đông nam dược cũng đã tới với sự kiện để được bắt mạch, kê đơn và tư vấn miễn phí. 6. Một số sách, ấn phẩm, tài liệu nghề thuốc Đông Nam Dược. 7. Một số dụng cụ, phương tiện dùng để bào chế thuốc Đông Nam Dược. 8. Trưng bày không chỉ là dịp giới thiệu tới công chúng, du khách trong và ngoài nước biết đến các giá trị đặc sắc của nghề mà còn là những đóng góp thiết thực trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng, về bảo tồn, phát huy các giá trị nghề truyền thống. 9. Phố Lãn Ông không chỉ là nơi chuyên doanh thuốc Đông Nam dược mà còn là nơi thu hút đông đảo nhân dân Thủ đô, du khách trong và ngoài nước tham quan, góp phần phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ của quận Hoàn Kiếm nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung. 10. Ban Tổ chức cho biết, hoạt động trưng bày giới thiệu nghề Đông Nam dược Lãn Ông sẽ là hoạt động dài hạn, diễn ra vào các ngày thứ 7, Chủ nhật hằng tuần.

1 Vote


Tác phẩm: Ngang trời rực rỡ
ID: 603365
Tác giả: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Lời giới thiệu: Ngang trời rực rỡ... ----------------------------------------------------------------------- Đồi Ba Quáng... Việt Nam ta được trời đất ban tặng cho biết bao khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp khiến bạn bè quốc tế phải say đắm trước vẻ đẹp của đất nước hình chữ S. Từ Bắc xuống Nam, mỗi một vùng miền đều mang trong mình những nét đẹp riêng biệt. Nếu miền Nam có vẻ đẹp của sông nước thì khi đi du lịch miền Bắc bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những đồi núi cao mênh mông. Và trong bài viết này, Ba Quáng (Vinh Quý) có view triệu đô tuyệt đẹp miền Bắc. Nhắc đến săn mây chắc hẳn du khách sẽ nghĩ ngay đến Đà Lạt. Nhưng chẳng cần đi Đà Lạt nữa, tại đồi cỏ Ba Quáng bạn cũng sẽ có cơ hội trải nghiệm thú vui săn mây, ngắm nhìn những đám mây trắng bồng bềnh trôi nhẹ lưng chừng đồi. Thời điểm để bạn có thể nhìn thấy mây nhiều là vào sáng sớm bình minh vừa ló rạng. Bạn có thể di chuyển đến đồi thông Vinh Quý nằm cạnh đồi cỏ cháy để có thể ngắm mây rõ hơn. Lúc này những tia nắng sớm chiếu xuyên qua những màn mây tạo nên một khung cảnh vô cùng thơ mộng, huyền ảo không thua gì thiên đường săn mây Đà Lạt. Ngựa và người Tày... Từ xa xưa, với người dân tộc Tày ở tỉnh ta, ngựa không chỉ gắn bó mật thiết trong đời sống mà còn đi vào tục ngữ mang giá trị giáo dục sâu sắc. Chuyện kể rằng, ở châu Tư Lang xưa (nay là huyện Trùng Khánh) có Thổ quan Hoàng Nghệ bắt được A Thai - Phó tướng quân Nguyên Mông đem dâng vua Trần (theo Đại Việt sử ký toàn thư quyển II, trang 62). Thổ quan Hoàng Nghệ có con ngựa trắng như tuyết rất đẹp, nhưng lại là con ngựa cái nên ai cũng chê cười vì quan cưỡi ngựa cái, trái với thời đó, các quan lại phải cưỡi ngựa đực to, đẹp. Nhưng con ngựa trắng của Hoàng Nghệ đẹp khác thường, tinh khôn, chỉ cần cưỡi lên lưng, nói nhỏ vào tai là nó tự biết đường đi không cần cầm cương điều khiển. Hiện nay cuộc sống hiện đại, ngựa không còn là “đầu cơ nghiệp” của đồng bào vùng cao, nhưng tại các bản làng vùng cao người Tày, Nùng vẫn duy trì nuôi ngựa. Bởi với đồng bào, ngựa là con vật quan trọng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất. Ngựa theo chân người xuống núi, chở nông sản xuống các phiên chợ để trao đổi. Tại một số diểm, khu du lịch, ngựa được sử dụng để du khách trải nghiệm, trở thành một dịch vụ du lịch khá hấp dẫn.

0 Votes


Tác phẩm: NHỮNG CHIẾN BINH KHIẾM THỊ CÂU LẠC BỘ CHẠY BLIND RUNNER
ID: 600015
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Vũ Tiến Mạnh đã thành lập CLB chạy cho người khiếm thị mang tên “Blind Runner”, với mong muốn không chỉ tạo ra một sân chơi thể thao mà còn là nơi giúp người khiếm thị có cơ hội vun đắp niềm vui sống. Vũ Tiến Mạnh (24 tuổi, Phú Thọ) là vận động viên chạy bộ chuyên nghiệp, tại ASEAN Para Games 12 diễn ra ở Campuchia, Mạnh đem về cho đoàn Việt Nam 3 huy chương bạc các nội dung 800m, 1.500m và tiếp sức. Nhận thấy nhiều người khiếm thị có mong muốn chạy bộ nhưng không có điều kiện, Vũ Tiến Mạnh đã thành lập CLB chạy cho người khiếm thị mang tên “Blind Runner”, với mong muốn không chỉ tạo ra một sân chơi thể thao mà còn là nơi giúp những người khiếm thị có cơ hội được giao lưu, vun đắp niềm vui sống. Chú thích ảnh bài: NHỮNG CHIẾN BINH KHIẾM THỊ CÂU LẠC BỘ CHẠY BLIND RUNNER 1. CLB Blind Runners không chỉ là nơi luyện tập, giao lưu thỏa sức đam mê chạy bộ mà còn tiếp thêm động lực giúp người khiếm thị chinh phục bản thân, vượt thoát khỏi cộng đồng khiếm thị, tự tin hòa nhập, giao tiếp với mọi người. 2. Với mong muốn phá bỏ rào cản định kiến xã hội về người khiếm thị, Blind Runners đã hoạt động như một ngôi nhà thực thụ, nơi không còn khoảng cách giữa các thành viên. 3. CLB Blind Runners của Tiến Mạnh và các cộng sự lấy khẩu hiệu “không gì là không thể”.Đến nay, CLB đã lên tới 30 thành viên, chia làm 2 nhóm mới tham gia và chạy đã lâu. Các nhóm này tập luyện theo chương trình giáo án do Mạnh soạn thảo. 4. Không còn đôi mắt, việc chạy bộ của những người khiếm thị có nhiều điểm đặc biệt. Mỗi người sẽ có một bạn đồng hành mắt sáng để dẫn đường. Các cặp chạy sẽ được kết nối bằng một sợi dây ở tay. 5. Thông qua sợi dây này, chân chạy khiếm thị sẽ kiểm soát được tốc độ theo người dẫn đường cũng như điều hướng cho phù hợp với đường chạy. 6. “Chạy trong bóng tối, đôi tai của người khiếm thị sẽ hoạt động 200% công suất. Chúng tôi sẽ lắng nghe guồng chân của các chân chạy khác để điều chỉnh guồng chân của mình. Bên cạnh đó, đôi tai cũng thay đôi mắt nắm bắt các thông tin quan trọng khác qua âm báo trên đồng hồ chạy hoặc trao đổi của người dẫn đường”, anh Mạnh chia sẻ. 7. Cứ mỗi sáng chủ nhật, ở công viên Bách Thảo (TP. Hà Nội), anh Vũ Tiến Mạnh và những người bạn của mình lại bắt đầu khởi động, luyện tập tại đây. 8. Sau thời gian tập luyện đến nay, gần như tất cả thành viên trong câu lạc bộ đều đã có thể chạy 10km trở lên. Điều đặc biệt với họ, không chỉ là quãng đường chạy được, mà còn đầy ắp sự tự tin, lạc quan. 9. “Ban đầu tôi chỉ chạy được 50m, sau đó cự ly tăng lên được 100m. Thành tích cứ nhích dần và đến hiện tại tôi đã chạy được 10km. Chạy giúp sức khỏe của tôi được cải thiện và hơn cả tôi được gặp, giao lưu với những người giống mình”, anh Hồ Minh Quang, Thành viên câu lạc bộ Blind Runner chia sẻ. 10. Với thông điệp “Không bỏ cuộc, tin vào chính mình, câu lạc bộ chạy cho người khiếm thị Blind Runner đang từng ngày lan tỏa những giá trị sống tích cực, lạc quan đến cộng đồng người yếu thế trong xã hội, giúp họ rèn luyện thể chất khoẻ mạnh, xây dựng lối sống lành mạnh, vui vẻ.

0 Votes


Tác phẩm: BỘI THU MÙA LƯỚI CÁ MAI CÁ TRÍCH
ID: 593442
Tác giả: Nguyễn Văn Khởi
Lời giới thiệu: Khi những cơn gió mùa Tây Nam mang theo hơi nước thổi vào đất liền báo hiệu mùa mưa đến cũng là lúc ngư dân đánh bắt gần bờ ở Bà Rịa - Vũng Tàu bước vào mùa đánh bắt cá mai - cá trích... Theo các ngư dân mùa cá mai, cá trích ở Bà Rịa Vũng Tàu kéo dài từ tháng 03 đến tháng 09 hàng năm, nhưng thời điểm rộ nhất là tháng 6, tháng 7 và tháng 8 âm lịch và ngư trường có cá mai, cá trích chỉ cách gần bờ khoảng 10 đến 12 hải lý. Vào thời gian này, chỉ mất khoảng 2-3 giờ mỗi chiếc thuyền với 3-4 lao động, có thể kéo được hàng trăm kg cá mai, cá trích, thuyền nào ít thì cũng được vài chục kg. Thời gian đánh bắt cá mai, cá trích thường từ khoảng 3 giờ sáng đến khi mặt trời nhô lên khỏi biển cũng là lúc đoàn thuyền vào bờ. Quang cảnh bãi biển trở nên nhộn nhịp, chỗ kéo thuyền, chỗ rũ lưới, nhặt cá, chỗ mua bán... Cá đánh bắt lên được bán tại chỗ cho khách du lịch và các thương lái. Khách du lịch ghé thăm TP. Vũng Tàu trong thời gian này hoặc các khu du lịch ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu như bãi biển Phước Hải (Đất Đỏ), bãi biển Bình Châu (Xuyên Mộc) hoặc Bãi Biển cạnh Dinh Cô (Long Hải), Bãi Sau và Bãi Trước TP Vũng Tàu ... du khách được thăm quan, trải nghiệm và hòa vào nhịp sống sinh hoạt của Ngư dân nơi đây cùng những tia nắng Ban Mai rực rỡ đón chào một ngày mới đang bắt đầu.

1 Vote


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp